Đánh giá sự thay đổi hàm lượng KLN trong đất đất qua quá trình cả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver và dương xỉ để cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 64)

a, Một số khái niệm

3.6.2. Đánh giá sự thay đổi hàm lượng KLN trong đất đất qua quá trình cả

trồng các loài thực vật hấp thu KLN

Kết quả phân tích hàm lượng Pb, Cd, As trong đất khu vực trồng cỏ Vetiver và Dương xỉ được thể hiện thông qua bảng sau (bảng 3.14):

Bảng 3.14: Kết quả phân tích hàm lƣợng KLN trong đất

Đơn vị: mg/kg KLN Năm 2011 Năm 2013 QCVN 03:2008/ BTNMT CT1 CT2 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 Pb 145,3 298,4 97,70 169,6 189,4 369,2 70 Cd 8,29 3,32 6,74 2,76 1,59 4,43 2 As 49,36 29,2 6,81 3,38 1,65 10,76 12 Ghi chú: CT 1: Dương xỉ CT 2: Vetier

CT 3: Dương xỉ lẫn Vetiver CT 4: Đối chứng

Qua bảng 3.14 cho thấy: Hàm lượng KLN trong đất sau 4 năm nghiên cứu thí nghiệm trồng Dương xỉ và Vetiver giảm đáng kể so với năm 2011. Một số chỉ tiêu về hàm lượng KLN đã nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03:2008 của bộ TNMT dành cho đất sử dụng trong mục đích nông nghiệp.

Đối với đất trồng Dương xỉ: Hàm lượng chì (Pb) đạt 97,70 mg/kg đã giảm so với đất đối chứng (369,2mg/kg) ≈ 3,78 lần nhưng cao hơn 1,39 lần so với QC;

Hàm lượng cadimi (Cd) là 6,74 mg/kg, vẫn cao hơn ≈ 1,52 lần so với đất đối chứng (4,43 mg/kg) và cao hơn ≈ 3,37 lần so với QC; Hàm lượng asen (As) là 6,81 mg/kg, giảm ≈ 1,58 lần so với đất đối chứng (10,76 mg/kg) và cao hơn ≈ 0,56 lần so với QC. Hàm lượng Pb, Cd đều vượt quá QC, như vậy cần tiếp tục áp dụng thực hiện các biện pháp xử lý đất bị ô nhiễm ở khu vực này.

- Đối với đất trồng Vetiver: Hàm lượng chì (Pb) đạt 169,6 mg/kg đã giảm so với đất đối chứng (369,2mg/kg) ≈ 2,17 lần nhưng vẫn cao hơn 2,42 lần so với QC; Hàm lượng cadimi (Cd) là 2,76 mg/kg, giảm ≈ 1,6 lần so với đất đối chứng (4,43 mg/kg) nhưng vẫn cao hơn 1,38 lần so với QC; Hàm lượng asen (As) là 3,38 mg/kg, giảm ≈ 3,18 lần so với đất đối chứng (10,76 mg/kg) và thấp hơn 3,55 lần so với QC. Trong công thức này, khi trồng cỏ Vetiver thì hàm lượng Pb và Cd cũng vẫn vượt quá QC, do đó cần tiếp tục nhân rộng mô hình trồng 2 loại cây này để xử lý KLN trong đất.

- Đối với đất trồng xen lẫn Vetiver và Dương xỉ: Hàm lượng chì (Pb) đạt 189,4 mg/kg đã giảm so với đất đối chứng (369,2mg/kg) ≈ 1,9 lần nhưng vẫn cao hơn 2,71 lần so với QC; Hàm lượng cadimi (Cd) là 1,59 mg/kg, giảm ≈ 2,78 lần so với đất đối chứng (4,43 mg/kg) và thấp hơn 1,25 lần so với QC; Hàm lượng asen (As) là 1,65 mg/kg, giảm ≈ 6,5 lần so với đất đối chứng (10,76 mg/kg) và thấp hơn 7,27 lần so với QC. Có thể nhận thấy rằng, khi trồng xen Vetiver và Dương xỉ, hàm lượng KLN không những giảm mà còn nằm trong giới hạn cho phép của QC,qua đó nhận thấy hiệu quả của việc trồng xen Dương xỉ và Vetiver trong việc xử lý KLN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver và dương xỉ để cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)