Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver và dương xỉ để cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 79)

a, Một số khái niệm

2.4.4. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí

- Khảo sát, lấy mẫu phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng đất tại những nơi đã được trồng thực vật xử lý KLN và những nơi không trồng trong thời điểm hiện tại.

- Các chỉ tiêu phân tích: pH, OM, As, Pb, Cd (KLN phân tích dạng tổng số và di động)

- Các vị trí lấy mẫu là đất tại các khu vực trồng cỏ ventiver, dương xỉ và đất ở khu vực đối chứng.

Bảng 2.1: Kí hiệu và đặc điểm vị trí lấy mẫu STT Đặc điểm Kí hiệu mẫu Vị trí lấy mẫu

1 Đất sau 4 năm trồng cỏ Vetiver Đ1 Ô số 1 ruộng trồng vetiver 2 Đ2 Ô số 2 ruộng trồng vetiver 3 Đ3 Ô số 3 ruộng trồng vetiver 4 Đ4 Ô số 4 ruộng trồng vetiver 5 Đ5 Ô số 5 ruộng trồng vetiver 6 Đ6 Ô số 6 ruộng trồng vetiver 7 Đất không trồng cỏ Vetiver hoặc Dương xỉ

ĐC1 Bên bờ suối gần ruộng thí nghiệm

8 ĐC2 Trên đỉnh đồi trồng chè gần suối

9 ĐC3 Đất giữa chân đồi và suối gần ruộng thí

nghiệm 10 Đất sau 4 năm trồng Dương xỉ B1 Ô số 1 ruộng trồng dương xỉ 11 B2 Ô số 2 ruộng trồng dương xỉ 12 B3 Ô số 3 ruộng trồng dương xỉ 13 B4 Ô số 4 ruộng trồng dương xỉ 14 B5 Ô số 5 ruộng trồng dương xỉ 15 B6 Ô số 6 ruộng trồng dương xỉ 16 Xử lý rễ cây Vetiver trên đất nhiễm KLN

ĐT1 Đất chỉ nhặt rễ, không được bón vôi

17 ĐT2 Đất được nhặt hết rễ cây và được bón

20% vôi bột

18 ĐT3

19 ĐT4

20 ĐT5 Đất được nhặt hết rễ cây và được bón

40% vôi bột 21 ĐT6 22 Xử lý rễ cây Dương xỉ trên đất nhiễm KLN

ĐN1 Đất chỉ nhặt rễ, không được bón vôi

23 ĐN2

Đất được nhặt hết rễ cây và được bón 20% vôi bột

24 ĐN3

25 ĐN4

26 ĐN5 Đất được nhặt hết rễ cây và được bón

40% vôi bột

27 ĐN6

28

Tro của cỏ Vetiver sau khi

hấp thu KLN

TT1 Tro được bón 40% vôi bột

29 TT2

30 TT3 Tro được bón 20% vôi bột

31 TT4

32 TT5

33 TT6 Tro để nguyên, không bón vôi

34

Tro của Dương xỉ sau khi hấp

thu KLN

TN1 Tro để nguyên, không bón vôi

35 TN2

36 TN3 Tro được bón 20% vôi bột

37 TN4

38 TN5

Mẫu đất được lấy theo TCVN 5297:1995 – Chất lượng đất, lấy mẫu, yêu cầu chung. Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm của Viện khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên và Viện môi trường nông nghiệp Việt Nam. Kết quả phân tích được so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn ký thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích mẫu đất TT Tên chỉ tiêu Phƣơng pháp phân tích

1 pH TCVN 6492:1999

2 Cd SMEWW 3500-Cd

3 Pb TCVN 6496:1999

4 As SMEWW 3500-As

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hà Thƣợng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

a, Vị trí địa lý

Hà Thượng là một xã miền núi, nằm phía Đông Nam huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện 5 km theo đường Quốc lộ 37, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km. Có địa giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Phục Linh - Phía Đông giáp xã Cù Vân - Phía Nam giáp xã Tân Thái - Phía Tây giáp xã Hùng Sơn

Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.522,01 ha, bao gồm 13 xóm.

b, Địa hình, địa mạo

Xã Hà Thượng nằm trong khu vực địa hình chủ yếu là vùng núi thấp, dốc dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vùng núi có diện tích khoảng 292,0 ha chiếm 9,75% diện tích tự nhiên toàn xã có khả năng phát triển cây lâu năm. Địa hình đất bằng nằm dọc theo sông, suối và trong các thung lũng. Vùng này có diện tích khoảng 486 ha chiếm 16,23%. Trên địa hình này phát triển cây xanh lương thực, rau màu và tiểu thủ công nghiệp.

c, Khí hậu, thủy văn

- Hà Thượng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Nhiệt độ trung bình từ 240- 250C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khoảng từ 4,8 – 7,80C . Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm khá lớn khoảng từ 13,2 – 32,00

C. - Lượng mưa trung bình thấp khoảng 1700mm và phân bố không đều theo mùa, mưa lớn tập trung vào tháng 7,8,9 trong năm gây ảnh hưởng đối với một số diện tích gieo trồng, ảnh hưởng vụ mùa.

- Độ ẩm không khí bình quân là 84%. - Tổng số giờ nắng khoảng 1589 h/năm. - Gió hình thành trong năm:

+ Gió Đông Nam từ tháng 5-tháng 10 + Gió Đông Bắc từ tháng 11-tháng 4

Từ yếu tố khí hậu cho thấy Hà Thượng có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp đa dạng, bền vững.

d, Tài nguyên đất

Có 2 nhóm đất chính là: Chủ yếu là nhóm đất phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá hình thành, còn lại là nhóm đất bồi tích do quá trình bồi tụ của phù sa hình thành.

e, Tài nguyên nước

Nước mặt: Có suối...và hệ thống ao, hồ nhỏ diện tích khoảng 7,8ha và các sông suối nhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.

Nước ngầm: Qua khảo sát sơ bộ của một số xóm trong xã cho thấy mực nước ngầm không quá sâu (25- 35m), chất lượng nước khá tốt, không bị nhiễm sắt, chì...cần khai thác sử dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống nhân dân.

* Nhận xét đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên

- Lợi thế: Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Khí hậu và lượng mưa thích hợp cho phát triển kinh tế đa dạng. Có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, buôn bán trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận.

- Hạn chế: Là xã nằm trong vùng trung du miền núi, Vào mùa mưa tại vài nơi trong xã còn xảy ra sạt lở và lũ cục bộ làm ảnh hưởng sản xuất và đời sống của người dân.

3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

a, Sản xuất nông nghiệp

Tổng sản lượng lương thực: 856,26 tấn/878,8 tấn đạt 97,4% kế hoạch huyện giao.

- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy: 139,4ha, năng suất đạt 54,96 tạ/ ha và sản lượng đạt 766,16 tấn/842,3 tấn đạt 90,96% kế hoạch xã; đạt 90,67 % kế hoạch huyện.

- Cây ngô với tổng diện tích gieo trồng là 20,5 ha, năng suất bình quân đạt 43,96 tạ/ha, sản lượng đạt 90,1tấn/85 tấn đạt 106% kế hoạch xã; đạt 266,57% kế hoạch huyện.

- Cây công nghiệp: Chủ yếu là cây chè diện tích đất chè kinh doanh 116 ha, năng suất 101 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 1,172 tấn đạt 100% kế hoạch.

- Về lâm nghiệp: Quản lý và bảo vệ tốt rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn, thường xuyên kiểm tra đôn đốc các chủ rừng làm tốt công tác bảo vệ rừng. Tiến hành cho nhân dân trồng rừng năm 2012: 16,1/15ha đạt 107% kế hoạch huyện.

- Chăn nuôi: Năm 2010 tình hình dịch cúm gia cầm không có gì diễn biến phức tạp, các chỉ tiêu về chăn nuôi gia súc gia cầm đều đạt và vượt kế hoạch. Số lượng đàn trâu 60 con, đàn bò là 49 con, đàn dê là 250 con, đàn lợn 1299 con, đàn gia cầm là 14410 con, đàn chó là 1250 con.

b, Về tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

- Về tiểu thủ công nghiệp năm 2012 nhịp độ phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ổn định các ngành nghề như cơ khí gia công, mộc, may mặc, vật liệu xây dựng, xay xát, chế biến chè v.v...

- Ngành dịch vụ cũng tập phát triển chủ yếu là ngành vận tải dầu xe vận tải chở hàng hóa và xe khách, dịch vụ sản xuất nông nghiệp được chú trọng mở mang như máy cày, vật tư nông nghiệp.

- Dịch vụ thương mại cũng được chú trọng, nhiều dịch vụ thương mại được hình thành như khu ngã ba mỏ thiếc, khu gốc mai, chợ làng cẩm, nhiều dịch vụ thương mại ngay tại cơ sở xóm tạo điều kiện cho nhân dân mua bán trao đổi thuận lợi.

c, Về y tế, giáo dục, văn hóa -xã hội

- Y tế: Tổng số bác sĩ là 7 người; có 8 giường bệnh. Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Duy trì tiêu chí Quốc gia về y tế xã đạt 91/100 điểm. Làm tốt công tác tiêm chủng cho phụ nữ và trẻ em, khám và tư vấn cho nhân dân được 5.598 lượt. Duy trì đảm bảo chế độ trực.

- Giáo dục: Duy trì dạy và học ở cả 3 nhà trường bảo đảm chất lượng và sỹ số học sinh. Trường tiểu học với 13 lớp, trường Trung học cơ sở với 11 lớp, trường mầm non với 311 cháu. Tỷ lệ huy động trẻ đến độ tuổi đến trường đạt 100%.

- Lĩnh vực văn hóa xã hội: Tổ chức tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm phòng gia súc gia cầm, phối hợp với tư pháp và công an tuyên truyền luật an toàn giao thông, luật hôn nhân gia đình…

Tổ chức kiểm tra các dịch vụ văn hóa, hoạt động văn hóa trên bàn xã. Tổng số hộ đạt gia đình văn hoá: 1.320/1.508 = 87,5%. Tổng số xóm: 13 xóm. Trong đó: 7/13 khu dân cư, xóm văn hoá. Tổng số cơ quan đơn vị đạt cơ quan, đơn vị văn hoá : 5/5 cơ quan.

d, Giao thông

Xã có 5 khu đường quốc lộ và 15km đường giao thông nông thôn cơ bản đã được giải cấp phối, đảm bảo giao thông liên xóm nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn vào mùa mưa.

e, Thuỷ lợi

Hệ thống kênh mương cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho các diện tích canh tác.

f, Dân số và lao động

- Dân số: Toàn xã có 1.508 hộ, 5.237 nhân khẩu.

- Giải quyết việc làm: Tổng số 434 lao động và học nghề. Trong đó: 160 lao động làm việc tại các nhà thầu, 154 lao động làm việc tại công ty Núi Pháo; 120 lao động học nghề mỏ.

3.1.3. Đánh giá về tài nguyên và môi trường trên địa bàn xã Hà Thượng

- Đất đai: Biến động, chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế: 46 hồ sơ. Cấp mới 16 hồ sơ; cấp lại 09 hồ sơ. Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính: 37 hồ sơ. Phối hợp triển khai thu tiền cấp quyền sử dụng đất quy hoạch khu B Làng Cầm 29 hộ. Cấp giấy phép xây dựng : 09 hồ sơ.

Tài nguyên, khoáng sản: Phối hợp với Công ty Khai khoáng Miền Núi quản lý, kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác than trái phép tại khu vực Núi Tán, hiện nay không còn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa xã.

Môi trường:

+ Chỉ đạo thành lập Ban Quản lý thu gom rác thải tại khu vực xóm 4, xóm 6, xóm 7. Duy trì Ban quản lý thu gom rác thải xóm 8, xóm 11, xóm 12, xóm 13 bàn giao cho HTX Xây dựng và vận tải quản lý, điều hành.

+ Đề nghị Công ty Núi Pháo bồi thường, hỗ trợ sản lượng cho các hộ dân tại các xóm bị ảnh hưởng sau mưa bão. Đề nghị Xí nghiệp thiếc Đại Từ, Công ty Luyện kim mầu Thái Nguyên thanh toán tiền bồi thường sản lượng cho nhân dân xóm 6, xóm 7 đối với diện tích bị ô nhiễm.

3.2. Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trƣờng đất sau khai thác thiếc của ngƣời dân bản địa

Thực hiện phỏng vấn người dân bản địa về chất lượng môi trường đất sau khai khoáng theo nhận thức của họ. Diện tích đất bị ảnh hưởng do mỏ thiếc thuộc xóm 6, 7 là 4 ha đất canh tác. Nhận thức của người dân về biểu hiện của ô nhiễm suy thoái môi trường đất do hoạt động khai thác thiếc được thể hiện ở bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Ngƣời dân đánh giá chất lƣợng môi trƣờng đất

STT Biểu hiện Số

hộ

Tỷ lệ so với tổng số hộ (%)

1 Đất xấu hơn, độ màu mỡ giảm 17 56,67

2 Đất bị xói mòn, rửa trôi, trượt lở 7 23,33

3 Đất bị đào xới và không có khả năng canh tác 13 43,33

4 Năng suất cây trồng giảm 12 38,71

5 Biểu hiện khác 2 6,66

Theo kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng 3.1, trong tổng số phiếu điều tra phát ra và thu về là 30 phiếu, ta thấy đa số các ý kiến đều cho rằng biểu hiện chủ yếu của ô nhiễm là đất không có khả năng canh tác. Ngoài các biểu hiện trên trong quá trình phỏng vấn người dân còn cho biết thêm các biểu hiện khác của ô nhiễm đất như đất bốc khói, đất có mùi khét, đất đóng váng…

Bảng 3.2: Nguyên nhân gây ô nhiễm suy thoái môi trƣờng đất tại một số mỏ

TT Nguyên nhân Số

hộ tổng số hộ (%) Tỷ lệ so với

1 Các chất ô nhiễm trong nước vùng khai khoáng

chuyển tới 13 43,33

2 Xáo trộn tầng đất 10 33,33

3 Chất ô nhiễm từ các hóa chất, thuốc tuyển quặng 17 56,67

4 Nguyên nhân khác 6 20

Có . nguyên nhân khác nhau gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường đất tại khu mỏ. Qua kết quả điều tra phỏng vấn hộ dân (bảng 3.2), cho thấy nguyên nhân phổ biến là do các chất ô nhiễm từ các hóa chất, thuốc tuyển quặng chiếm 56,67%. Ngoài ra đất còn bị ô nhiễm do các chất ô nhiễm trong nước vùng khai khoáng chuyển tới với 43,33%; nguồn nước này thải ra sông suối nếu không qua xử lý, ngấm xuống đất, vào nguồn nước ngầm. Như vậy rất nguy hiểm vì trong nguồn nước tuyển rửa quặng có chứa KLN. Ý kiến người dân cho rằng các tầng đất bị xáo trộn chiếm 33,33%. Ngoài các nguyên nhân trên trong quá trình phỏng vấn người dân còn cho biết thêm các nguyên nhân khác của ô nhiễm đất như do đất thải, quặng thải, túi bóng, nilon,... chiếm 20 % tỷ lệ so với tổng số hộ được phỏng vấn.

3.3. Đánh giá tình hình sinh trƣởng của một số loại cây bản địa trên khu vực đất sau khai thác thiếc

Tiến hành khảo sát vùng thực bì trên đất sau khai thác quặng thiếc. Kết quả thu được quan sát bằng mắt thường và sử dụng phương pháp đo đếm cây thủ công cho thấy sự xuất hiện của một số loại cây như: dương xỉ, sậy, mần trầu, rau ngổ, ngải dại… và một số loại cây khác. Kết quả thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3: Sự xuất hiện và sinh trƣởng của một số loài cây bản địa có khả năng sinh trƣởng và phát triển trên vùng đất sau khai thác thiếc

Đơn vị:cây/100m2

Cây MT Cạn MT Nƣớc MT ẩm Tổng

số Tốt TB Xấu Tốt TB Xấu Tốt TB Xấu

Dương xỉ 0 5 3 0 0 1 10 3 1 23 Sậy 3 5 2 3 3 1 5 3 2 27 Dừa nước 0 0 1 12 1 1 0 2 1 18 Mần trầu 0 3 3 0 0 2 5 2 1 16 Rau ngổ 0 2 3 15 3 2 5 3 2 35 Ngải dại 0 2 3 0 0 0 0 0 1 6

Bảng 3.3 cho thấy sự xuất hiện khác nhau của một số loại cây bản địa và tình hình sinh trưởng, phát triển của chúng trên vùng đất nghiên cứu. Nhận thấy, các loài cây như: rau ngổ, sậy, dương xỉ là nhóm có khả năng hấp thu KLN. Rau ngổ có thể tồn tại ở cả ba môi trường: cạn, nước và ẩm, tuy nhiên môi trường nước vẫn là nơi tạo điều kiện thích nghi nhất với sự xuất hiện 57,15% (20/35 cây) cho sự sinh trưởng và hấp thu KLN của rau ngổ. Tiếp đó là loài cây sậy, sậy phát triển trên các bãi thải do vậy mà nó chiếm ưu thế trong môi trường cạn. Trong quá trình nghiên cứu chỉ có duy nhất xuất hiện loại sậy có sự sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng cỏ vetiver và dương xỉ để cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng sau khai thác thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)