H. Hình ảnh về trị chơi “Hiểu ý đồng đội”
2.4. Trị chơi Địa lí: “Ai nhanh và chính xác hơn” Tìm thơng tin về di sản du lịch.
lịch.
- Mục đích: Rèn luyện tính nhanh nhẹn, chính xác, tinh thần đồng đội. - Số lượng 2 đội, mỗi đội 5 nam, 5 nữ.
- Thời gian chơi: 5 phút.
- Vật dụng: 2 cái rổ đựng câu hỏi, 2 cái bảng ghi tên địa phương hoặc tên di sản.
- Cách chơi: Tại vạch xuất phát, mỗi đội chơi xếp thành một hàng nam, nữ xen kẽ. Phía trước đã ghi tên di sản hoặc loại di sản hoặc địa điểm của các di sản du lịch trên bảng.
Trên bàn đặt cách bảng khoảng 4m có các tên tài nguyên du lịch đã được ghi sẵn. Nhiệm vụ các em, khi nghe hiệu lệnh xuất phát, mỗi em chạy tới bàn bốc phiếu giấy đã ghi sẵn tên di sản hoặc vị trí của di sản, sau đó chọn thuộc loại di sản nào và nằm ở địa phương nào dán vào cho phù hợp. Người này dán xong đến người kế tiếp, cứ thế cho hết thời gian trò chơi.
- Luật chơi: Dán mà bị rơi sẽ khơng tính.
- Nội dung: Các tài nguyên du lịch ở Đông Nam Á.
TT Tên di sản Loại di sản Địa phương
1 Angco Di sản văn hóa vật thể
2 Vườn quốc gia Lorentz Di sản thiên nhiên 3 Luang Prabang Di sản văn hóa vật thể
4 Di sản rừng mưa nhiệt đới
ở Sumatra Di sản thiên nhiên
5 Công viên biển rạn san hô
Tubbataha Di sản thiên nhiên
6 Các thị quốc Pyu Di sản văn hóa vật thể 7 Công viên Kinabalu Di sản thiên nhiên
8 Di sản văn hóa vật thể Thừa thiên Huế -
Việt Nam
9 Di sản văn hóa vật thể Hà Nội – Việt
Nam
10 Di chỉ người tiền sử
Sangiran Di sản văn hóa vật thể
11 Di sản văn hóa vật thể Quảng Nam -
Việt Nam
12 Di sản thiên nhiên thế giới Quảng Ninh –
Việt Nam
13 Di sản văn hóa vật thể Thanh Hóa – Việt
Nam 14 Thánh địa Mỹ Sơn Di sản văn hóa vật thể
15 Di sản thiên nhiên thế giới Quảng Bình – Việt Nam
Đáp án cho câu trả lời (Phụ lục 3). 2.5. Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- “Hái hoa dân chủ” là một trị chơi mang hình thức sinh hoạt tập thể trong các tổ chức, hội, nhóm nhằm giao lưu, thắt chặt tình đồn kết với nhau, tạo ra khơng khí vui tươi rất thú vị. Mỗi người sẽ được “hái một bông hoa” và thực hiện yêu cầu ghi trong “bông hoa”. “Hoa” ở đây là những tờ giấy được xếp lại giống như những bơng hoa, hoặc ví như những bơng hoa treo lơ lửng trên cành cây, còn “dân chủ” là người chơi có thể lựa chọn bất kì bơng hoa nào và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của cá nhân. Với hình thức này, GV có thể chuẩn bị nhiều câu hỏi đính kèm lên cây cho HS chọn, hoặc bỏ vào thùng, vào bong bóng treo lên tường,… cho HS bốc thăm hoặc có thể dùng nhiều hình thức khác cho sinh động và phù hợp với điều kiện thực tế.
đoàn kết giữa các thành viên trong lớp, giúp HS mạnh dạn trước đám đông và rèn luyện khả năng vận dụng những kiến thức đã học để xử lý tình huống.
- Chuẩn bị: Những câu hỏi ghi trên giấy; thùng giấy để đựng các câu hỏi cho HS bốc thăm, hoặc cành cây, chậu cảnh để treo các câu hỏi trên đó, các phần quà. - Cách chơi: Chia lớp thành các đội chơi. Đại diện thành viên đội chơi lên hái hoa (bốc thăm câu hỏi). Bắt được câu hỏi nào thì thành viên, cùng đội chơi sẽ trả lời và thực hiện theo các yêu cầu trong câu hỏi. Các thành viên trong đội có thể giúp thành viên của đội mình trả lời, thực hiện các yêu cầu. Cứ như thế, các đội chơi lần lượt lên bốc thăm và thực hiện các yêu cầu cho tới khi trò chơi kết thúc. Đội nào có điểm số cao nhất, đội đó sẽ thắng và nhận được phần quà ý nghĩa.
- Ví dụ minh họa: Sau khi học xong các bài từ bài 1 đến bài 5. Đến tiết ôn tập
GV triển khai cho HS chơi trò chơi học tập. + Tên trò chơi: Hái hoa dân chủ
+ Mục đích: củng cố kiến thức, giúp mọi người giao lưu với nhau, tăng tính đồn kết giữa các thành viên trong lớp, giúp học sinh mạnh dạn trước đám đông và rèn luyện khả năng vận dụng những kiến thức đã học để xử lý tình huống.
+ Vật dụng cần có: Những câu hỏi chuẩn bị trên giấy và các phần quà.
+ GV tạo ra những bông hoa câu hỏi (bơng hoa có thể là con hạc, bông hoa giấy, hoặc đơn giản chỉ là tờ giấy và ghi câu hỏi vào đó), GV treo (dán) lên bảng, chậu cây hoặc bỏ vào giỏ,…
GV có thể đặt ra các câu hỏi hoặc những yêu cầu đối với HS như sau:
Câu 1. Thế giới hiện nay được phân chia thành mấy nhóm nước cơ bản? Việt
Nam thuộc nhóm nước nào?
Trả lời: Thế giới hiện nay được phân chia thành 2 nhóm nước cơ bản: phát triển và đang phát triển. Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển.
Câu 2. Thế nào là nền kinh tế tri thức?
Trả lời: Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, khoa học kỹ thuật và công nghệ cao.
Câu 3. Em hãy nêu 4 trụ cột của cuộc cách mạng KH -CN hiện đại.
Trả lời: CN sinh học, CN vật liệu, CN năng lượng, CN thông tin.
Câu 4. Em hãy nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra.
Trả lời: Công nghệ sinh học: tạo ra những giống mới khơng có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh...
Công nghệ vật liệu: tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn,...).
Công nghệ năng lượng: sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới (hạt nhân, mặt trời, thủy triều...).
Công nghệ thông tin: tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, cáp quang,... nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu giữ thông tin.
Câu 5. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:
Trả lời: Làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trên thế giới và trong các quốc gia. Làm nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
Câu 6. Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì?
Trả lời: - Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: Làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP; Vấn đề việc làm luôn là gánh nặng lớn của xã hội.
- Đối với xã hội: GDP bình quân theo đầu người còn thấp; Bình quân lương thực, thực phẩm theo đầu người thấp, tỉ lệ đói nghèo cịn cao; Sức ép cho y tế, giáo dục, nhà ở, tệ nạn xã hội…
- Đối với tài nguyên, môi trường: Cạn kiệt các loại tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu của số dân đơng và tăng nhanh; Ơ nhiễm mơi trường, …
Câu 7. Dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt KT-XH?
Trả lời: Thiếu lực lượng lao động trong xã hội; Các chính sách hỗ trợ, chăm sóc cho người già; Nguy cơ giảm dân số; Nền kinh tế chậm phát triển.
Câu 8. Em hãy nêu những biểu hiện của tồn cầu hóa.
Trả lời: Thương mại thế giới phát triển mạnh; Đầu tư nước ngoài tăng nhanh; Thị trường tài chính quốc tế mở rộng; Các cơng ty xun quốc gia có vai trị ngày càng lớn.
Câu 9. Em hãy nêu những hệ quả của tồn cầu hóa.
Trả lời: - Về tích cực: Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn
cầu; Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ; Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
- Về tiêu cực: Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo; Làm nảy sinh tình trạng phá sản, thất nghiệp trầm trọng.
Câu 10. Giải thích vì sao nền kinh tế châu Phi kém phát triển?
Trả lời: Bị chủ nghĩa thực dân thống trị, xung đột sắc tộc, khả năng quản lý kém, dân số tăng nhanh.
Câu 11. Em hãy nêu đặc điểm xã hội nổi bật của châu Phi.
tồn tại nhiều hủ tục.
Câu 12. Em có giải pháp nào cho sự phát triển kinh tế châu Phi?
Trả lời: Nhận sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia theo tinh thần hợp tác bình đẳng; Phát triển y tế, giáo dục; Đào tạo đội ngũ cán bộ, lãnh đạo; Giành lại quyền kiểm soát đối với việc khai thác tài nguyên.
Câu 13. Dân cư và xã hội Mĩ la tinh có đặc điểm gì?
Trả lời: Phần lớn dân cư sống trong tình trạng đói nghèo, phân hóa giàu nghèo sâu sắc; Hiện tượng đơ thị hóa tự phát, 75% dân cư đơ thị nhưng 1/3 trong số đó sống trong điều kiện khó khăn.
Câu 14. Nguyên nhân nào làm cho kinh tế Mĩ la tinh chậm phát triển?
Trả lời: Chính trị khơng ổn định; Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài; Chưa xây dựng được đường lối phát triển KT-XH độc lập, tự chủ.
Câu 15. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xung đột tơn giáo, nạn khủng bố
ở Tây Nam Á và Trung Á?
Trả lời: Từ lịch sử để lại; Đấu tranh giành đất đai, nguồn nước và các tài nguyên; Sự can thiệp của các tổ chức cực đoan, các thế lực từ bên ngoài.
+ Số người tham gia chơi: Chia lớp thành các đội chơi, số thành viên trong đội tùy vào số lượng HS tham gia chia ra.
+ Nêu cách chơi (luật chơi): Đại diện lần lượt các thành viên đội chơi lên hái hoa (bốc thăm câu hỏi). Bắt được câu hỏi nào thì thành viên đó cũng như đội chơi sẽ trả lời hoặc thực hiện theo các yêu cầu trong câu hỏi. Các thành viên trong đội có thể giúp thành viên của đội mình trả lời, thực hiện các yêu cầu. Cứ như thế, các đội chơi lần lượt lên bốc thăm (chọn) và trả lời câu hỏi, thực hiện các yêu cầu cho tới khi trò chơi kết thúc. Đội nào có điểm số cao nhất, đội đó sẽ thắng và nhận được phần quà ý nghĩa, trả lời sai đáp án hoặc khơng thực hiện đúng u cầu thì HS đó nhường cơ hội cho bạn khác.
+ Nhận xét kết quả chơi: sau mỗi câu hỏi GV (quản trò) nhận xét, nêu đáp án và chốt lại kiến thức. Thơng qua đó giúp các em làm sáng tỏ thêm vấn đề, đồng thời củng cố, hệ thống hóa lại được các kiến thức đã học.