Vi phạm về trình tự thủ tục giao kết hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 39)

1.3. Vi phạm phápluật về giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp

1.3.4. Vi phạm về trình tự thủ tục giao kết hợp đồng lao động

Hiện nay, hợp đồng lao động đã và đang trở thành hình thức tuyển dụng

lao động cơ bản. Trong cơ chế thị trường đây là hình thức tuyển dụng phổ

biến nhất và nó có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc duy trì các mối quan

hệ lao động nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao

động. Trình tự giao kết hợp đồng là giai đoạn quan trọng, bởi nó thể hiện sự

hợp tác của các bên để đến sự thống nhất ý chí nhằm thiết lập nên quan hệ lao

động. Do vậy khi giao kết hợp đồng lao động các bên thường thực hiện các bước sau:

Bước 1: Các bên thể hiện và bày tỏ sự mong muốn thiết lập quan hệ lao động. Đây là quá trình cụ thể hóa nguyên tắc tự do, tự nguyện trong giao kết

hợp đồng lao động. Khi các bên có nhu cầu giao kết hợp đồng lao động thì phải biểu lộ nhu cầu đó ra ngồi dưới một hình thức nào đó. Về phía người sử

31

dụng lao động có thể thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trước cổng doanh nghiệp, nơi công cộng hay thông qua các trung

tâm tư vấn…kèm theo đó là nhưng yêu cầu sơ bộ về tuyển dụng. Nghị định

03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về việc

làm thì thơng báo tuyển dụng phải có các nội dung cơ bản sau: Điều kiện tuyển dụng, thời gian, địa điểm tuyển dụng, số lượng cần tuyển, các thức

tuyển dụng, quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ tuyển dụng…Về

phía người lao động thì sau khi tiếp nhận được thơng tin nói trên, nếu có nhu

cầu làm việc và xét thấy phù hợp có thể trực tiếp đến doanh nghiệp hoặc

thông qua trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm để bày tỏ nguyện vọng của

mình. Có thể thấy đây là giai đoạn các bên chưa hề có sự chi phối lẫn nhau và họ có thể chấm dứt quan hệ ngay lần gặp gỡ đầu tiên mà khơng hề có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, ngay ở bước đầu tiên này, người sử dụng lao

động nhằm thu hút sự quan tâm của người lao động về phía mình, thường

dùng các chiêu trị như: Đăng tuyển thông tin chung chung về nơi làm việc,

mô tả công việc sơ sài, khơng chi tiết…Về phía người lao động, nhằm đạt được các tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp, họ khơng ngần ngại cung cấp

hoặc sử dụng thông tin giả mạo, không đúng sự thật. Tuy nhiên pháp luật lao

động lại chưa có quy định về việc xử lý đối với các trường hợp này.

Bước 2: Các bên thương lượng và đàm phán nội dung hợp đồng lao động

Đây là giai đoạn xét về phương diện pháp lý, chưa làm nảy sinh các

quyền và nghĩa cụ thể, hai bên chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp

đồng lao động. Song xét về mặt thực tế, giai đoạn này làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến việc vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động từ phía người sử dụng lao động . Trong việc đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng lao

32 động, người sử dụng lao động yêu cầu ứng viên phải giao bằng cấp, giấy tờ

tuỳ thân, chứng chỉ… bản gốc như một biện pháp đảm bảo sự trung thành của

người lao động. Đối với một số công việc đặc thù, người sử dụng lao động

thậm chí cịn yêu cầu người lao động phải thế chấp một khoản tiền nhằm đảm bảo tài sản của công ty không bị thất thốt bởi người lao động trong q trình làm việc. Tuy nhiên, rất ít khi người sử dụng lao động chia sẻ đúng mục đích

này mà thường nói chung chung theo quy định của công ty nếu người lao động có thắc mắc.

Quan hệ lao động trong tương lai có ổn định hài hòa, bền vững hay khơng như trên đã trình bày phụ thuộc rất lớn vào thái độ, sự thiện chí và ý

thức của các bên khi thương lượng. Thực trạng vi phạm pháp luật theo Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 vì những lý do khác nhau mà dường như các chủ thể chưa nhận thức đầy đủ vấn đề này.

Bước 3: Giai đoạn hoàn thiện và giao kết hợp đồng lao động

Các bên kết thúc giai đoạn đàm phán bằng việc thống nhất những thỏa thuận và chuyển sang giao kết hợp đồng lao động. Đối với hợp đồng lao động bằng lời nói khi giao kết nếu cần thiết thì có người làm chứng. Đối với hợp

đồng bằng văn bản, các bên thể hiện những thỏa thuận của mình vào các điều

khoản của hợp đồng lao động và sau đó tiến hành ký kết. Về mặt thực tế hành vi giao kết khi các bên thống nhất được ý chí dường như là tất yếu. Song về mặt pháp lý lại đặc biệt quan trọng vì hành vi giao kết hợp đồng lao động

được coi là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động. Tuy nhiên, kể cả

khi chuyển sang giao kết và thực hiện hợp đồng lao động, vẫn có những vi phạm liên quan đến thời gian, mức lương trong quá trình thử việc… Vẫn cịn tồn tại những trường hợp cơng việc trong thời gian thử việc không đúng trong nội dung hợp đồng đã giao kết, thử việc không lương, hoặc nếu trả lương thì

33

thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, qua thời gian thử việc cố tình khơng giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)