Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty điện máy xe đạp xe máy bộ thương mại 37 (Trang 60 - 62)

II. Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận cho công ty TODIMAX.

1. Đa dạng hoá mặthàng kinh doanh.

3.2.4. Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu mà ở đó chi phí bình qn vốn là thấp nhất. Việc nghiên cứu vốn ở công ty TODIMAX cho thấy tỷ trọng nợ của công ty là rất cao (chiếm khoảng 95,49% tổng nguồn vốn) trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm tới 98%, đây là cơ cấu không hợp lý, cho nên trong thời gian tới cơng ty cần có các biện pháp để xây dựng cơ cấu vốn hợp lý hơn :

- Tích cực đàm phán với các ngân hàng để giảm các khoản nợ đến hạn và giảm chi phí lãi vay. Trong năm 2003 đánh dấu thành công đáng kể của công ty đã kéo dài thời hạn trả nợ cho các khoản vay đến hạn 5 tỷ đồng, giảm gần 1 tỷ đồng lãi vay. Tuy nhiên đây vẫn là con số nhỏ bé so với khoản nợ ngắn hạn của công ty hiện nay 50 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2002 khoản nợ đến hạn 15 tỷ, lãi vay ( kể cả lãi vay quá hạn) là 3,5 tỷ đồng. Do đó, Cơng ty xin gia hạn nợ với cam kết Cơng ty sẽ thanh toán các khoản nợ, dưới sự bảo lãnh của Bộ Thương mại.

- Chủ động tìm kiếm nguồn vốn trung và dài hạn như: vốn ngân sách cấp bổ sung, vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, vốn vay từ cán bộ công nhân viên công ty để dần dần thay thế nguồn vốn ngắn hạn.

Trong cơ chế thị trường với kết quả kinh doanh đạt được năm 2002 (lãi 2,5 tỷ) thì việc sử dụng vốn vay (từ ngân hàng, phát hành trái phiếu) sẽ khuếch đại kết quả kinh doanh và tiết kiệm được thuế từ khoản lãi vay. Mặt khác, hiện nay việc vay ngân hàng hết sức thuận lợi, đã có mức lãi trần cho vay hợp lý nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất điều kiện của đơn vị. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại quốc doanh không cần thế chấp, không giới hạn theo tỷ lệ vốn điều lệ của doanh nghiệp mà căn cứ vào hiệu quả của sản xuất kinh doanh .

Tuy nhiên, đây là các khoản vay dài hạn, lãi suất phải trả cao, bên cạnh đó các khoản nợ của Cơng ty cịn tồn đọng lớn, việc huy động thêm vốn từ ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Vì vậy ngồi nỗ lực

hồn thiện các điều kiện vay của Cơng ty, cần có sự bảo lãnh của cấp chủ quản.

Hiện nay vốn NSNN cấp bổ sung cho cơng ty rất ít, lại khơng liên tục, vốn vay từ ngân hàng ngày càng trở nên khó khăn, trước tình hình đó cơng ty cần nghiên cứu hình thức huy động vốn trung và dài hạn bằng cách phát triển hình thức chính sách vay từ cán bộ cơng nhân viên công ty. Đây được xem là biện pháp huy động vốn có hiệu quả nhất bởi nó tránh được thủ tục phiền hà khi đi vay, cắt giảm các khoản chi phí khơng cần thiết mà lại huy đọng vốn kịp thời, phát huy nội lực bên trong công ty. Muốn vậy công ty cần xây dựng một mức lãi suất hợp lý, thời gian thanh toán linh hoạt... đảm bảo lợi ích người cho vay.

Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu và huy động kịp thời nguồn vốn là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhưng vấn đề quan trọng là quản lý và sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để có hiệu quả. Trong những năm qua, quản lý vốn cịn lãng phí, khơng hiệu quả, thu nhập mang lại chưa tương xứng với nguồn vốn bỏ ra. Vì vậy, Cơng ty cần :

- Quản lý chặt chẽ vốn cố định bao gồm hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, văn phịng Cơng ty ...Tiết kiệm chi phí văn phòng, chỗ làm việc sắp xếp khoa học các cửa hàng, sử dụng có hiệu quả nhà xưởng kho tàng. Quản lý có hiệu quả vốn cố định sẽ giảm 10% khoản chi phí này cho Cơng ty .

- Quản lý vốn lưu động, công tác kế hoạch thu mua và dự trữ hàng hoá một cách khoa học, vừa tiết kiệm chi phí lưu kho đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng cần nhanh chóng giải quyết các khoản phải thu. Tuy chính sách cung cấp tín dụng cho khách hàng cũng là biện pháp tài chính của cơng ty để đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá. Nhưng với tỷ lệ khoản phải thu rất lớn hiện nay (chiếm 10% doanh thu thuần) trong đó 70% là phải thu từ khách hàng, đã làm giảm kỳ luân chuyển vốn, giảm hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và vịng quay vốn lưu động. Vì vậy cơng ty cần có biện pháp tích cực vận động nhằm giảm khoản phải thu xuống 5% doanh thu thuần.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty điện máy xe đạp xe máy bộ thương mại 37 (Trang 60 - 62)