Phạm vi bảo hộ về không gian

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam (Trang 31 - 35)

1.4. Cơ sở xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1.4.2. Phạm vi bảo hộ về không gian

Về không gian, so với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà trên cơ sở pháp luật nước đó, quyền sở hữu công nghiệp phát

sinh. Trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu muốn nhận được sự bảo hộ quyền của mình tại nước khác, họ cần phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại nước họ mong muốn nhận được sự bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký quốc tế có chỉ định nước đó (nếu nước định nộp đơn có tham gia điều ước quốc tế liên quan đến bảo hộ sở hữu cơng nghiệp nói chung).

Tính lãnh thổ tuyệt đối của quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu cịn được thể hiện rõ trong Cơng ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Theo đó, một đơn đăng ký nhãn hiệu do công dân của một nước thành viên của Liên minh nộp tại bất cứ nước nào trong Liên minh cũng không thể bị từ chối – hoặc một đăng ký nhãn hiệu cũng không thể bị hủy bỏ - với lý do rằng việc nộp đơn, đăng ký, hoặc gia hạn tại nước xuất xứ khơng có hiệu lực [29]. “Một nhãn hiệu

đã đăng ký hợp lệ tại một nước thành viên của Liên minh được coi là không phụ thuộc vào các nhãn hiệu đăng ký tại các nước thành viên khác của Liên

minh, kể cả nước xuất xứ” [29].

Do quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ tuyệt đối nên kể cả trong trường hợp quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở quan hệ xã hội có yếu tố nước ngồi thì cũng khơng làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật (hiện tượng pháp lý khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh một quan hệ dân). Chỉ pháp luật của chính nước đã chấp nhận bảo hộ mới có giá trị điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến đối tượng sở hữu cơng nghiệp đó. Chủ thể nước ngoài muốn được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện để được xác lập quyền cũng như được hưởng quyền quy định theo pháp luật Việt Nam. Ngược lại, một nhãn hiệu của Việt Nam muốn được bảo hộ tại nước ngoài cũng phải thỏa mãn các điều kiện tương tự. Cũng do tính chất lãnh thổ tuyệt đối mà một nhãn hiệu đã được bảo hộ ở nước này nhưng chưa chắc sẽ được bảo hộ tại nước khác do mỗi nước có những quy định khác nhau về tiêu chí bảo hộ. Ví dụ,

trước khi Luật SHTT 2005 được ban hành, các nhãn hiệu tạo thành từ các chữ cái không phát âm được như một từ, khơng được thể hiện dưới dạng hình họa thuộc đối tượng khơng được Nhà nước bảo hộ, trong khi đó, rất nhiều nhãn hiệu tương tự như thế lại được các nước khác bảo hộ.

Cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế quốc tế, bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trở thành một việc hết sức quan trọng đối với nhà sản xuất nhằm tạo lập và tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình khơng chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn trên trường quốc tế. Xu hướng tồn cầu hố kinh tế thế giới khiến cho hàng hóa trở nên dễ dàng lưu thơng từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí cả ở những nơi xa xơi về địa lý đối với nước xuất xứ. Tuy nhiên, việc bảo hộ nhãn hiệu trên quy mô quốc tế gặp một trở ngại rất lớn do đặc thù của quyền SHTT nói chung là bị giới hạn bởi yếu tố lãnh thổ, theo đó quyền đối với nhãn hiệu xác lập ở quốc gia nào thì chỉ có giá trị trên lãnh thổ quốc gia đó. Mà bảo đảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm ở những thị trường nước ngồi, chống lại tình trạng hàng nhái, hàng giả, cạnh tranh một cách bất chính, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu ở các nước khác ngoài nước xuất xứ của sản phẩm càng trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách. Vì thế, chủ nhãn hiệu có nhu cầu được mở rộng sự bảo hộ nhãn hiệu đến cả những vùng lãnh thổ mà mình sẽ xuất khẩu hàng hóa tới bằng các thủ tục xác lập quyền của mình một cách kịp thời tại các vùng lãnh thổ này.

Thực tế đó dẫn đến trong một số trường hợp, có xảy ra ngoại lệ là nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ở một quốc gia nhưng lại có giá trị ở một nhóm các quốc gia. Có thể lấy ví dụ ở các quốc gia Đông Âu như nhãn hiệu BENELUX có thể được đăng ký ở một trong các nước Bỉ, Hà Lan, Lucxambua và có hiệu lực tại cả ba quốc gia này. Hay nhãn hiệu của Cộng đồng chung Châu Âu sẽ có hiệu lực cho tất cả các nước thuộc cộng đồng châu Âu mặc dù chỉ cần đăng ký tại một quốc gia trong đó. Vấn đề ở đây là các quốc gia này áp dụng chung

một điều luật về bảo hộ nhãn hiệu nên phạm vi pháp lý của việc bảo hộ nhãn hiệu có hiểu là tương đương nhau.

Nhằm đảm bảo cho nhãn hiệu được bảo hộ rộng khắp trên phạm vi quốc tế, theo sáng kiến của Pháp, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris, được xem xét lại tại Brussels năm 1900, tại Washington năm 1911, tại La Hay năm 1925, tại Luân Đôn năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm năm 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Tính đến 01/08/2007 Cơng ước Paris đã có 171 nước thành viên. Việt Nam trở thành thành viên Công ước Paris từ 08/3/1949. Công ước Paris ra đời đã khiến cho trở ngại do yếu tố lãnh thổ quốc gia khơng cịn, cơng ước Paris đã quy định một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ, khiến cho các hệ thống này giảm các khác biệt và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các chủ thể xác lập quyền bên ngoài nước xuất xứ.

Tuy nhiên, theo Công ước Paris, công dân của các nước thành viên khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, mặc dù được hưởng chế độ đối xử quốc gia tương đương như sự bảo hộ dành cho cơng dân của chính nước đó, nhưng chủ nhãn hiệu vẫn phải thực hiện các thủ tục xác lập quyền độc lập tại từng nước thành viên. Nhãn hiệu muốn được bảo hộ ở càng nhiều quốc gia thì tốn càng nhiều thời gian và chi phí. Để khắc phục khó khăn này, hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu đã ra đời. Ngày 14/4/1891 tại Madrid, Tây Ban Nha, một số nước thành viên Công ước Paris đã cùng ký kết Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Theo Thỏa ước này, công dân một nước thành viên của Thỏa ước muốn nhận được sự bảo hộ nhãn hiệu ở nước thành viên khác thì trước tiên cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia mình, sau đó, thơng qua cơ quan này nộp đơn đăng ký quốc tế tại Văn phịng quốc tế WIPO trong đó có chỉ ra nước thành viên mà mình

mong muốn nhận được sự bảo hộ. Văn phịng quốc tế sẽ cơng bố đơn đăng ký quốc tế và nước thành viên được chỉ định có thời hạn 1 năm kể từ ngày công bố đăng ký quốc tế để xem xét việc có chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu hay không. Hết thời hạn 1 năm nếu nước được chỉ định không ra thơng báo từ chối thì nhãn hiệu mặc nhiên được bảo hộ tại nước thành viên đó. Nhãn hiệu là đối tượng của một đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid chỉ khi nhãn hiệu đó đã được bảo hộ tại nước xuất xứ. Thỏa ước Madrid ra đời đã giúp đơn giản hóa thủ tục đăng ký và duy trì hiệu lực của nhãn hiệu bên ngoài lãnh thổ quốc gia mỗi nước thành viên. Chỉ thông qua một đơn duy nhất, sử dụng một ngơn ngữ (tiếng Pháp), nộp phí bằng một loại tiền tới một cơ quan (Văn phòng quốc tế của WIPO), chủ nhãn hiệu có thể nhận được sự bảo hộ ở nhiều quốc gia khác nhau ngồi nước xuất xứ. Tính đến 01/8/2007 đã có 57 nước là thành viên của Thỏa ước Madrid.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam (Trang 31 - 35)