Phạm vi bảo hộ về nội dung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 43)

1.4. Cơ sở xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1.4.3. Phạm vi bảo hộ về nội dung

Theo quy định của pháp luật về SHTT ở nhiều nước trên thế giới, Hiệp định TRIPS, Công ước Paris và của Việt Nam (khoản 3 Điều 751 và khoản 1 Điều 753 Bộ luật Dân sự 2005, khoản 1 Điều 123 Luật SHTT) thì chủ sở hữu nhãn hiệu có các quyền cơ bản như: Độc quyền sử dụng nhãn hiệu (bao gồm cả chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác); định đoạt quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và độc quyền ngăn cấm người khác sử dụng hoặc định đoạt nhãn hiệu khi chưa được phép (ví dụ chống cạnh tranh khơng lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu; buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại).

1.4.3.1. Quyền sử dụng nhãn hiệu và phạm vi quyền sử dụng nhãn hiệu

Đây được xem là quyền phổ biến nhất và được thực hiện một cách thường xuyên nhất của các chủ sở hữu nhãn hiệu. Chủ sở hữu có độc quyền

đưa nhãn hiệu của mình vào nhằm khai thác cơng dụng để thu được các lợi ích từ chúng mang lại thông qua các hành vi như độc quyền gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hố, cơng-ten-nơ chứa hàng hố, bao bì, nhãn mác hàng hố, dịch vụ của mình, được sử dụng nhãn hiệu trong quảng cáo, trong các tài liệu giao dịch kinh doanh, các tài liệu phục vụ kinh doanh... Thông qua việc thực hiện các quyền này, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hố, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.

Chính vì vậy, bảo vệ sự độc quyền sử dụng nhãn hiệu cũng chính là bảo vệ quyền lợi thiết thực nhất của chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có chủ sở hữu mới là người có quyền khai thác tính năng, cơng dụng và những giá trị vật chất từ nhãn hiệu đó. Việc các chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu trái pháp luật rõ ràng là sẽ gây cho chủ sở hữu nhãn hiệu những thiệt hại đáng kể.

Bên cạnh việc trực tiếp thực hiện quyền sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ, chủ sở hữu quyền cũng có thể trao quyền này cho chủ thể khác thông qua độc quyền chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: đây là quyền thể hiện rõ nhất lợi ích kinh tế mà nhãn hiệu mang lại cho chủ sở hữu của nó. Trong thời gian bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác. Việc chuyển quyền sử dụng phải bắt buộc thể hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng này được gọi là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (licensing agreement to use the trademark) hay còn gọi là li – xăng nhãn hiệu. Khi soạn thảo và ký kết hợp đồng này, các bên phải tuân thủ các quy định về hợp đồng của pháp luật.

Quyền chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thường được thực hiện theo hai cách: Cách thứ nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua hợp đồng độc quyền. Tức là, chủ sở hữu chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho người khác; trong thời hạn của hợp đồng sử dụng nhãn hiệu đã ký kết, chủ sở hữu không được chuyển giao đối

tượng đó cho bất kỳ bên thứ ba nào khác và cũng khơng được sử dụng nó cho đến khi hết hạn hợp đồng. Cách thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua hợp đồng không độc quyền. Tức là, chủ sở hữu nhãn hiệu mặc dù đã ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác nhưng đồng thời vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu đó và vẫn được quyền chuyển tiếp quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho bất kỳ chủ thể thứ ba nào khác. Khi kí kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu có quyền cho phép hoặc không cho phép bên được chuyển quyền sử dụng được kí kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba [19, tr.164].

Một khi chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn thành việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì chủ sở hữu đã có quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu. Kể từ đó, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có đầy đủ quyền hạn của mình đối với nhãn hiệu trong đó có quyền chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, độc quyền sử dụng nhãn hiệu (cũng bao gồm cả chuyển giao quyền sử dụng) có giới hạn nhất định.

(1) Sử dụng nhãn hiệu không bị coi là xâm phạm quyền. Luật nhãn hiệu của nhiều nước và vùng lãnh thổ cũng quy định tương tự thậm chí rõ ràng hơn về vấn đề này: Theo Điều 33(b)(4) Luật Nhãn hiệu Mỹ trường hợp loại trừ không bị coi là xâm phạm nhãn hiệu khi “sử dụng tên gọi, thuật ngữ hoặc hình ảnh bị coi là xâm phạm theo cách không phải là một nhãn hiệu… hoặc một thuật ngữ hoặc hình ảnh mang tính mơ tả và sử dụng theo cách ngay thẳng, trung thực để mơ tả hàng hóa, dịch vụ của chính bên đó hoặc nguồn gốc địa lý của chúng…”. Hoặc theo Điều 6(1)(c) Chỉ thị về nhãn hiệu cộng đồng, việc sử dụng một dấu hiệu không bị coi là xâm phạm nhãn hiệu khi:

Sử dụng nhãn hiệu đó nếu việc sử dụng cần thiết cho mục đích chỉ dẫn công dụng dự kiến của sản phẩm hoặc dịch vụ (đặc biệt đối với phụ kiện hoặc chi tiết của xe cộ) với điều kiện việc sử

dụng phù hợp với thực tiễn kinh doanh trung thực trong công nghiệp và thương mại [24].

Để giải thích rõ điều khoản này ECJ đã đưa ra ý kiến: việc sử dụng nhãn hiệu của bên thứ ba được coi là hợp pháp phụ thuộc vào việc xác định “liệu việc sử dụng đó có cần thiết để chỉ dẫn cơng dụng dự kiến của sản phẩm hay không” và việc sử dụng này là cần thiết khi trên thực tế khi nó “là cách để cung cấp cho cơng chúng những thông tin đầy đủ và tồn diện về cơng dụng dự kiến của sản phẩm, dịch vụ để đảm bảo môi trường cạnh tranh của sản phẩm khơng bị bóp méo, hơn nữa việc sử dụng này cũng phù hợp với thực tiễn kinh doanh trung thực trong công nghiệp và thương mại.

(2) Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngồi một cách hợp pháp, trừ sản phẩm khơng phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.

Một khi người chủ sở hữu nhãn hiệu đã đưa hàng hố (có gắn nhãn hiệu đã đăng ký) ra thị trường, họ sẽ khơng có quyền ngăn cản việc lưu thơng hàng hố trong q trình thương mại. Điều này là cốt lõi của một khái niệm gọi là “sử dụng hết quyền” hay “vắt kiệt quyền” đối với nhãn hiệu [24, Điều 13].

Theo đó, sau khi hàng hoá mang nhãn đã được đưa ra một thị trường chủ sở hữu sẽ khơng có quyền ngăn cản hay can thiệp vào q trình lưu thơng của hàng hoá trên thị trường. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với quyền đưa sản phẩm mang nhãn lần đầu tiên ra thị trường dưới tên nhãn đã đăng ký. Bên cạnh đó quyền gắn nhãn mác trên hàng hố, bao bì, cơng-ten-nơ v.v.. vẫn tồn tại. Lý do của giới hạn này là khi chủ sở hữu nhãn hiệu đưa hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu ra thị trường, họ đã thu được lợi từ việc sử dụng nhãn hiệu đó. Sẽ là bất hợp lý và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người tiêu dùng nếu một người mua hàng hoá mang nhãn hiệu từ chủ sở hữu nhãn hiệu

hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng để bán lại mà lại phải có sự cho phép. Trong trường hợp đó, giá bán hàng hố sẽ tăng vì phải cộng thêm chi phí để trả tiền bản quyền sử dụng nhãn hiệu. Tương tự như vậy, việc mua để bán lại (nhập khẩu) hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ đã được đưa ra thị trường nước ngoài bởi chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng cũng phải được thực hiện tự do mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Ngoài ra, phạm vi quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu còn bị hạn chế bởi quy định về việc sử dụng nhãn hiệu liên tục nhãn hiệu đó, trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Quy định này nhằm mục đích ngăn chặn việc đăng ký chiếm chỗ mà không sử dụng.

Liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, phạm vi của quyền này chịu giới hạn thể hiện ở quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Nói cách khác, phạm vi quyền chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu không thuộc sở hữu tập thể. Việc xác định giới hạn này là nhằm bảo vệ bản chất của quyền (không dành cho cá nhân, tổ chức bên ngoài). Bởi lẽ nếu cho phép chuyển giao quyền sử dụng đến các chủ thể không phải là thành viên trong tập thể sở hữu thì có nghĩa nhãn hiệu đó đã khơng cịn là tài sản được bảo hộ dưới danh nghĩa tập thể theo xác định trong nội dung của văn bằng bảo hộ. Nếu chủ thể bên ngoài muốn được sử dụng nhãn hiệu, chỉ có cách đăng ký trở thành thành viên của tập thể sở hữu nhãn hiệu.

1.4.3.2. Quyền ngăn cấm và phạm vi quyền ngăn cấm

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền phản đối bất kỳ việc sử dụng nào đối với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ của mình khi các nhãn hiệu đó bị gắn lên các

sản phẩm hàng hố, dịch vụ tương tự (có thể gây nhầm lẫn) hay sử dụng nhãn hiệu đó trong quảng cáo, tài liệu giao dịch.v.v. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tránh cho họ nguy cơ bị nhầm lẫn, việc bảo hộ cho chủ sở hữu nhãn hiệu mở rộng tới cả quyền cấm các chủ thể khác sử dụng (ví dụ như phải dừng ngay hành vi gắn các nhãn hiệu tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ sở hữu lên các sản phẩm cùng loại.

Quyền ngăn cấm, yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm phạm nhãn hiệu là quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu mà không phải là thẩm quyền của nhà nước trong việc ngăn cấm. Mà cần hiểu rằng đó là do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ nhân danh nhà nước, theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu để tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm ngăn cản các chủ thể khác xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu mà thôi.

Việc thực hiện quyền ngăn cấm của chủ sở hữu nhãn hiệu còn nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu: Tại Điều 6septies Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp quy định:

Nếu đại lý hoặc người đại diện của người là chủ nhãn hiệu tại một trong số các nước thành viên của Liên minh vẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho chính mình tại một hoặc nhiều nước thành viên của Liên minh, mà không được sự cho phép của người chủ đó thì chủ nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng ký hoặc đề nghị huỷ bỏ việc đăng ký đó, hoặc, nếu luật quốc gia cho phép, chuyển việc đăng ký đó cho mình, trừ trường hợp đại lý hoặc người đại diện biện hộ được cho hành động của mình [29, Điều 6sep].

Việt Nam là một trong 162 nước thành viên của Công ước nên để áp dụng quy định này vào thực tiễn nước ta, điểm c khoản 1 Điều 130 Luật SHTT đã quy định:

thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó khơng được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và khơng có lý do chính đáng [15].

Đây là một quy định rất cần thiết, vừa phù hợp với luật pháp quốc tế lại vừa đảm bảo cho khả năng cạnh tranh lành mạnh của nhãn hiệu trong và ngồi nước, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng. Bởi xét cho cùng, tính khơng trung thực khi sử dụng nhãn hiệu luôn là một biểu hiện thường thấy trong đời sống kinh doanh và cũng là một loại hành vi luôn bị cấm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ở các nước. Theo lẽ thường, người sử dụng là người đại diện hay đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu phải nhận thức được rằng nhãn hiệu mà mình đang được phép sử dụng là thuộc sở hữu của người khác đang tồn tại. Nếu họ vi phạm các quy định trên thì việc sử dụng nhãn hiệu của họ được xem là nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu để trục lợi và ngăn cản việc lưu thơng của hàng hóa mang nhãn hiệu đó trên thị trường nước ngoài mà họ đang là đại lý hoặc đại diện.

Phạm vi của độc quyền ngăn cấm phải chịu giới hạn trong trường hợp nhất định. Ví dụ chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ khơng có quyền phản đối việc sử dụng nhãn hiệu của mình hay nhãn hiệu tương tự một cách vô điều kiện. Đối với hàng hoá tuy đăng ký gắn nhãn hiệu nhưng lại khơng sử dụng trên thực tế thì khơng được áp dụng sự bảo hộ này. Bởi vì lúc này việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu sẽ đi ngược lại lợi ích cơng chúng.

1.4.3.3. Quyền định đoạt nhãn hiệu và phạm vi quyền định đoạt

Quyền định đoạt ở đây được hiểu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền quyết định về sự tồn tại cũng như số phận pháp lý của nhãn hiệu. Cụ thể trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho người khác thông qua một hợp đồng được ký kết dưới hình thức bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu). Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ phát sinh hiệu lực khi đã được đăng ký với cơ quan cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Kể từ thời điểm hợp đồng được đăng ký thì bên nhận chuyển nhượng có đầy đủ, toàn bộ các quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu. Bên nhận chuyển nhượng cũng sẽ tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phát sinh trên cơ sở giao dịch với người thứ ba, với điều kiện điều đó phải được ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng. Cũng cần lưu ý rằng, việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu không được nhầm lẫn về đặc tính hoặc nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền từ bỏ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, chủ sở hữu không được từ bỏ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thuộc phạm vi hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đang còn thời hạn hiệu lực mà bên nhận chuyển giao không đồng ý chấm dứt hợp đồng đó trước thời hạn.

Thứ ba, vì cả bản thân nhãn hiệu lẫn quyền chuyển giao nhãn hiệu cũng là một loại tài sản có giá trị kinh tế (định giá được bằng tiền) nên người chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có quyền để lại thừa kế nhãn hiệu (theo di chúc hoặc theo pháp luật) cho những người khác sau khi chủ sở hữu nhãn hiệu chết. Do đó, khi chủ sở hữu nhãn hiệu chết đi mà quyền sở hữu đối với nhãn hiệu vẫn đang cịn thời hạn bảo hộ thì nó cũng được định đoạt để lại thừa kế cho những người còn sống khác tương tự như các loại tài sản khác.

Thứ tư, chủ sở hữu nhãn hiệu còn thực hiện quyền định đoạt đối với

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 43)