và phạm vi của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
1.3.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Trong nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vấn đề bảo hộ nhãn hiệu bằng quyền sở hữu cơng nghiệp có vai trị rất quan trọng.
Nhãn hiệu là một tài sản vơ hình rất có giá trị trong giao lưu thương mại, là một đối tượng sở hữu trí tuệ dễ bị xâm hại. Nhãn hiệu đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ những nhà sản xuất, kinh doanh trung thực, bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể, từ đó tạo sự ổn định cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Do tầm quan trọng như vậy của nhãn hiệu nên các nước đều có những cơ chế, chính sách để bảo hộ nhãn hiệu từ phía Nhà nước.
Với các tài sản hữu hình, chủ sở hữu có thể thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản thông qua việc nắm giữ tài sản, và nhờ đó thậm chí khơng cần đến sự cơng nhận quyền sở hữu của Nhà nước thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu. Với tài sản vơ hình, quyền đối với tài sản này không thể được nhận biết và thực hiện giống với những tài sản hữu hình nên càng phải được Nhà nước công nhận và bảo vệ mới thực sự chống lại được hành vi xâm phạm của bên thứ ba trong quá trình khai thác. Nội dung của quyền này được thể hiện thông qua việc Nhà nước ghi nhận các loại tài sản vơ hình được Nhà nước bảo hộ, cách thức xác lập quyền, nội dung quyền, các hạn chế quyền và cơ chế bảo vệ quyền.
Xuất phát từ những tính chất đặc thù, riêng có của từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận hai nguyên tắc xác lập quyền cơ bản, đó là (i) xác lập quyền theo nguyên tắc đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và (ii) xác lập quyền theo nguyên tắc tự động khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Đối với đối tượng sở hữu cơng nghiệp cụ thể là nhãn hiệu thì cả hai nguyên tắc này đều được áp dụng. Với nhãn hiệu không phải là nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp được xác định khi nhãn hiệu thỏa mãn các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định trong luật, không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Thông thường việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng chỉ được đặt ra khi có hiện tượng xâm phạm quyền và cơ quan nhà nước có thẩm quyền được yêu cầu xác định xem có thực sự hay khơng việc xâm phạm quyền của một nhãn hiệu nổi tiếng.
Để một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước bảo hộ là một nhãn hiệu, dấu hiệu đó cần phải thỏa mãn những tiêu chí nhất định gọi chung là tiêu chuẩn bảo hộ. Quy định về tiêu chuẩn bảo hộ nhằm đảm bảo một nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt, phân biệt với dấu hiệu khác, không xâm phạm đến trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Tùy theo tình hình phát triển kinh tế, xã hội cũng như quan niệm truyền thống của mỗi quốc gia mà tiêu chuẩn bảo hộ này sẽ khác nhau ở từng nước.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thể hiện thông qua quyền độc quyền được Nhà nước ghi nhận, đó là độc quyền sử dụng, định đoạt, ngăn cấm người khác sử dụng và định đoạt khi không được phép. Một nguyên tắc đặc thù trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung là ln phải đảm bảo sự hài hịa về mặt lợi ích giữa các đối tượng có liên quan trong xã hội. Điều này dường như mâu thuẫn với nguyên tắc độc quyền là người có quyền sở hữu sẽ nắm quyền tuyệt đối và không bị hạn chế. Để giải quyết mâu thuẫn này, các hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp đều sử dụng cơ chế “độc quyền tương đối” cho chủ sở hữu. Có thể dễ dàng thấy tính “độc quyền tương đối” được thể hiện trong các quy định liên quan đến hạn chế quyền của chủ sở hữu mà ví dụ cụ thể nhất là trường hợp nhập khẩu song song.
Như vậy, có thể hiểu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như sau: - Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền sở hữu của cá
nhân, tổ chức đối với những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu quyền với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác.
Trên cơ sở quyền, việc thực thi quyền của các chủ sở hữu quyền được bảo đảm bởi nhà nước. Thuật ngữ “Bảo hộ” theo nghĩa chung nhất là sự “che chở, không để bị hư hỏng, tổn thất” [11, tr.39]. Bảo hộ nhãn hiệu cũng là sự “che chở” bằng các quy định của hệ thống pháp luật đối với chủ thể có quyền,
lợi ích hợp pháp đối với quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu. Nghĩa là làm cho việc thực hiện quyền của chủ thể được bảo đảm bằng pháp luật, được pháp luật bảo vệ nhằm chống lại mọi sự xâm phạm. Theo một nghĩa rộng, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu còn được hiểu là cơ chế, chính sách của Nhà nước để bảo vệ cho chủ sở hữu nhãn hiệu chống lại sự xâm phạm của người khác. Ở Việt Nam, trong khoa học pháp lý đã có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp. Có quan điểm cho rằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là:
Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật xác lập quyền của các chủ thể (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) đối với đối tượng sở hữu cơng nghiệp tương ứng và bảo vệ quyền đó, chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba [18, tr. 13].
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không chỉ bao gồm các quy định pháp luật để chủ sở hữu thực hiện các quyền được xác định trong nội dung quyền của chủ sở hữu, mà quan trọng hơn cả là quy định xử lý các hành vi xâm phạm.
Trên thực tế và theo quy định của pháp luật, nhãn hiệu chỉ là một trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, nên theo nghĩa rộng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chính là bảo hộ nhãn hiệu. Nhưng, đối tượng bảo hộ là nhãn hiệu do có tính đặc thù, nên quy trình xác lập, bảo hộ cũng có những nét riêng. Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ được thực hiện dưới hình thức: cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định cho chủ thể có quyền sở hữu nhãn hiệu đó. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng khác với việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa… Vì vậy, bảo hộ nhãn hiệu cịn có thể được xem là phương tiện pháp lý hữu hiệu
để Nhà nước bảo vệ lợi ích về nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân nhằm chống lại sự cạnh tranh bất hợp pháp của người khác trên thị trường.
Do đó, có thể khẳng định: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là sự bảo đảm của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối