Hệ quả của việc xác định bản chất pháp lý của hôn nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân và hướng hoàn thiện Luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 31 - 32)

1.1. Bản chất pháp lý của hôn nhân

1.1.3. Hệ quả của việc xác định bản chất pháp lý của hôn nhân

Như vậy, dưới góc độ pháp lý, bản chất của hơn nhân là một hợp đồng. Từ kết luận trên, tác giả xin rút ra một số hệ quả pháp lý sau: (1) Hơn nhân có thể được xác lập, thay đổi bằng một hợp đồng dân sự; (2) Nội dung của hợp đồng hôn nhân do các bên thỏa thuận miễn là không trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội; (3) Các quy định về hợp đồng hơn nhân có thể được pháp điển hóa trong Bộ luật Dân sự; (4) Những người có nhu cầu kết hơn với nhau hoặc những người đã là vợ, chồng của nhau có thể là chủ thể của hợp đồng; (5) Lời cầu hôn được xem như một đề nghị giao kết hợp đồng; (6) Lời chấp nhận kết hôn được xem như là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ này, tác giả không thể giải quyết hết được những vấn đề pháp lý nêu trên. Sau đây, tác giả chỉ trình bày sơ lược về hai vấn đề chính là: lời cầu hơn và lời chấp nhận lời cầu hôn.

Về lời cầu hôn: Các học thuyết pháp lý trên thế giới có nhiều quan điểm

khác nhau về hiệu lực của đề nghị. Nhìn chung, theo quan niệm của đa số các học giả trên thế giới, đề nghị có thể bị hủy bỏ nếu hủy bỏ được đưa tới người được đề nghị trước khi người được đề nghị chấp nhận [6, trang 249]. Quan niệm khác lại cho rằng: Đề nghị giao kết hợp đồng chỉ cho người được đề nghị khả năng ký kết hợp đồng bằng cách chấp nhận nó đồng thời cho phép bên đề nghị thay đổi, hủy ngang hay thu hồi đề nghị trong mọi thời điểm mà không phải chịu trách nhiệm gì [6, trang 254].

Theo tác giả, lời cầu hơn có thể rút lại bất kỳ lúc nào trước khi hai bên giao kết hợp đồng. Bởi lẽ, theo học thuyết “consideration”, các thành tố của thỏa thuận bao gồm: đề nghị, chấp nhận, “something in return”. Consideration là sự trao đổi hoặc thỏa thuận. Là vấn đề trung tâm trong Luật Hợp đồng của Common Law. Theo lý thuyết “Consideration” là yêu cầu đề một hợp đồng có

hiệu lực. Có hai học thuyết chính về vấn đề này: Thuyết “Benefit-Detriment” và thuyết “Bargain”. Trong lý thuyết hợp đồng hiện đại, thuyết Bargain đã thay thế thuyết “Benefit-Detriment”.

Theo lý thuyết “Consideration”: Khi một bên có thỏa thuận hứa hẹn làm một việc gì đó , người đó phải kiếm lại được một điều gì đó. “Something in return”. Là những gì một người hứa địi hỏi như là cái giá cho lời hứa của anh ta. Hiểu một cách đơn giản, đó là lợi ích nhận được từ một bên của hợp đồng được kiếm lại từ lời hứa của bên kia. Một lời hứa mà khơng có “Consideration” được xem là một lời hứa sng khơng có giá trị pháp lý. Do đó, khơng có nghĩa vụ được thiết lập giữa hai bên. Một hợp đồng phải là sự gặp gỡ giữa các “Consideration”. Trong hôn nhân bao giờ cũng tồn tại một người biểu lộ ý chí về một đối tượng nhất định mà chỉ có thể được đáp ứng bởi một người khác. Tức là, một người biểu lộ tình cảm, nhu cầu kết hơn với một người khác và sự biểu lộ đó có thể được chấp nhận hay từ chối. Hơn nhân là kết quả của sự gặp gỡ giữa các ý chí.

Với lập luận tương tự trên cơ sở học thuyết “Consideration”, lời chấp nhận lời cầu hơn có thể được thay đổi, hủy ngang hay thu hồi trong mọi thời điểm mà khơng phải chịu trách nhiệm gì.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân và hướng hoàn thiện Luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)