2.1.2.1. Cơ sở pháp lý
Hôn nhân là một lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự. Ở một số nước thuộc hệ thống Civil law, hôn nhân được xây dựng là một chế định của Bộ Luật Dân sự đã được pháp điển hóa. Đối với các nước thuộc hệ thống Common law, các quy định về hôn nhân nằm rải rác trong các án lệ, tập quán, các học thuyết pháp lý và một số văn bản pháp luật thành văn.
Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2005 khơng có một chương riêng dành cho hơn nhân mà chỉ có một số quy định về hơn nhân nhưng đó chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc như: đối tượng điều chỉnh (Điều 1), quyền kết hôn (Điều 39), quyền ly hơn (Điều 42), quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40), quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41); việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác (Điều 680). Các quy định cụ thể về hôn nhân được quy định tập trung tại Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các quy định về hôn nhân cũng chưa được pháp điển hóa trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015.
Hơn nhân là một hợp đồng nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận bản chất hợp đồng của hôn nhân. Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 định nghĩa về hôn nhân và kết hôn như sau:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hơn”[11, Điều 3]. Tuy nhiên, khơng vì thế mà hơn nhân mất đi bản chất hợp đồng của nó. Mặt khác, quy định trên cũng không hẳn đã phủ nhận bản chất hợp đồng của hôn nhân. Bản chất hợp đồng của hôn nhân được thể hiện thông qua các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng như Bộ Luật Dân sự năm 2005 và 2015.
- Hôn nhân phải tuân thủ các nguyên tắc như hợp đồng
Theo lý luận chung, hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Tự nguyện, tự do, bình đẳng, áp dụng tập qn và thói quen ứng xử, tơn trọng lẫn nhau. Hôn nhân cũng vậy. Theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hôn nhân cũng phải tuân theo các nguyên tắc như đối với hợp đồng.
+ Nguyên tắc tự nguyện: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của
hôn nhân được quy định tại Điều 2 của Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014. Về bản chất, tự nguyện trong hôn nhân cũng như tự nguyện trong giao kết hợp đồng đều là việc các bên tự mình muốn kết hơn và khơng bị ai bắt buộc. Đối với hợp đồng, tự nguyện trong hợp đồng là việc các bên tự mình muốn giao kết hợp đồng và không bị ai ép buộc. Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, hai người nam và nữ muốn kết hôn với nhau thường trải qua một quá trình tìm hiểu. Khi họ cảm thấy có thể chung sống với nhau dài lâu, hợp nhau thì họ sẽ bắt đầu nghĩ tới hơn nhân. Q trình tìm hiểu này là hồn tồn tự nguyện.
Theo Luật Hộ tịch Việt Nam năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, để kết hôn các bên cùng nhau đến Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với kết hôn trong nước) và Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với kết hơn có yếu tố nước ngồi) để ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Họ phải tự mình ký trước sự chứng kiến của cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã hoặc cán bộ Tư pháp cấp huyện. Nếu một trong hai bên không ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hơn thì hơn nhân sẽ không được thiết lập. Thủ tục này cho thấy, sẽ khơng có hơn nhân nếu khơng có sự tự nguyện.
Mặc dù đâu đó trên đất nước Việt Nam, do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến còn nặng nề nên một bộ phận còn thực hiện tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân. Tuy nhiên, đó chỉ là thiểu số, khơng mang tính phổ biến. Tập quán này đã lạc hậu và không phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Trong các gia đình Việt Nam hiện đại, các bậc cha mẹ rất tôn trọng ý nguyện của con cái trong việc hôn nhân và thường để con cái tự chọn người bạn đời cho mình.
Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy: Quyền quyết
định tuyệt đối của cha mẹ đối với hôn nhân của con cái trong xã hội Việt Nam đã giảm đáng kể dưới những tác động của biến đổi kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới (28,8% số người từ 61 tuổi trở lên cho biết cuộc hôn nhân của họ là do cha mẹ quyết định hoàn toàn so với 7,3% người trong độ tuổi từ 18 đến
60). Quyền quyết định tuyệt đối của cha mẹ đối với hôn nhân của con cái thấp
hơn ở các nhóm tuổi trẻ, ở đơ thị, mức sống cao, nam giới và trình độ học vấn
cao. Trong thời kỳ đổi mới, xu hướng phổ biến là cha mẹ và con cái cùng tham gia quyết định hôn nhân của con mà cụ thể là con cái quyết định có hỏi ý kiến bố mẹ (70,8% đối với cuộc hôn nhân hiện tại của cặp vợ chồng từ 18 đến 60 tuổi)[14, Mục 3.3].
Xét thêm một trường hợp khác đó là những trường hợp kết hôn với người nước ngồi thơng qua mơi giới, kết hơn giả tạo để làm thủ tục định cư tại nước ngoài. Thực tế cho thấy, việc chứng minh kết hôn giả tạo là vơ cùng khó khăn nếu khơng muốn nói là khơng thể. Việc thẩm tra, xác minh mục đích, nhu cầu kết hơn, ý chí tự nguyện của các bên khi đăng ký kết hôn chỉ mang tính cảm tính, phụ thuộc vào mức độ thành thật của các cặp đôi. Nếu họ muốn che giấu mục đích thực sự đằng sau của việc kết hơn thì các cơ quan nhà nước cũng khơng thể nào biết được. Và nếu có biết thì việc chứng minh cũng rất khó khăn bởi lẽ ý chí của các bên, mục đích của các bên khơng thể hiện dưới các dạng vật chất. Do đó khơng thể có chứng cứ chứng minh sự giả tạo đó. Xét ở góc độ nào đó, dù họ có kết hơn giả tạo thì bản thân họ cũng tự nguyện chấp nhận sự giả tạo đó. Chỉ khác là việc kết hơn của họ khơng hướng tới mục đích đạt hạnh phúc, khơng được hình thành trên cơ sở của tình yêu. Nhưng suy cho cùng, đó cũng là sự tự nguyện.
sống chung…Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 khơng có quy định trực tiếp về nguyên tắc này nhưng nguyên tắc này được ghi nhận gián tiếp thông qua quy định về việc cấm “các hành vi cưỡng ép, cản trở kết hôn, ly hôn” [11, Điều 5].
Dù là hơn nhân hay hợp đồng thì sự tự do ý chí của các bên ln có giới hạn. Sự tự do ý chí khơng được chống lại trật tự cơng cộng, khơng được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba, khơng được trái với đạo đức xã hội và phong tục, tập quán, không đi ngược lại với xu thế tiến bộ của xã hội loài người [11, Điều 2].
+ Nguyên tắc bình đẳng: Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ chồng bình đẳng với nhau. Điều này được cụ thể hóa tại Điều 17 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó: Vợ chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ về nhân thân. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan. Trong khi đó, bình đẳng là một trong những nguyên tắc giao kết hợp đồng [9, Điều 389], [10, Điều 406].
+ Nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen ứng xử: Luật Hơn nhân và
gia đình Việt Nam năm 2014 cho phép áp dụng tập qn trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình. Theo đó: Trong trường hợp pháp luật khơng quy định và các bên khơng có thỏa thuận thì tập qn tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được áp dụng [11, Điều 7].
Đối với hợp đồng, trường hợp các bên khơng có thoả thuận và pháp luật khơng quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự [9, Điều 3], [10,
Điều 5]. Tại Việt Nam, tuy pháp luật khơng có quy định cụ thể nhưng hơn nhân cũng áp dụng cả các thói quen ứng xử. Ví dụ: Cách cư xử của bố mẹ chồng với con dâu cũng như bố mẹ vợ với con rể ở mỗi nơi một khác nhau.
+ Nguyên tắc tơn trọng lẫn nhau: Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014
đã có các quy định ghi nhận nguyên tắc tơn trọng lẫn nhau trong hơn nhân. Đó là: Vợ, chồng có nghĩa vụ tơn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín cho nhau [11, Điều 21]; vợ, chồng có nghĩa vụ tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tơn giáo của nhau [11, Điều 22]; vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội [11, Điều 23].
+ Nguyên tắc trung thực: Tuy khơng có điều luật quy định trực tiếp nguyên tắc này nhưng nguyên tắc này được thể hiện gián tiếp qua quy định về cấm lừa dối kết hôn, cấm lừa dối ly hôn tại Điều 5 của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.
- Hơn nhân bao gồm các thỏa thuận
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thừa nhận hơn nhân chứa đựng các thỏa thuận. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để nhận định: pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã gián tiếp thừa nhận bản chất hợp đồng của hôn nhân.
+ Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng: Đây là một quy định mới
trong pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam. Theo đó, Luật đã đề cao sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hôn nhân. Bên cạnh chế độ tài sản của vợ chồng do pháp luật định sẵn, vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận [11, Điều 28]. Về bản chất, thỏa thuận giữa vợ và chồng về chế độ tài sản của vợ chồng là một hợp đồng.
+ Thỏa thuận về nơi cư trú của vợ chồng: Việc lựa chọn nơi cư trú của
vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính [11, Điều 20]. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác [11, Điều 19]. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác [11, Điều 25]. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: Bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình [11, Điều 35]. Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản [11, Điều 36].
- Hôn nhân là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự
+ Hôn nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng: Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 khơng chỉ quy định quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng mà còn quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản như nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng (Điều 37), nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng (Điều 47), Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng (Điều 44), chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 35)…Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hôn nhân làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản. Trong khi đó, hợp đồng dân sự là sự thoả
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự [9, Điều 388], [10, Điều 385].
+ Hơn nhân thuộc nhóm căn cứ “hợp đồng”
Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự bao gồm: hợp đồng dân sự, hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền; chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật; Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật [9, Điều 281] [10, Điều 275]. Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây: Hợp đồng; Hành vi pháp lý đơn phương; Quyết định của Tịa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật; Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; Chiếm hữu tài sản; Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật; Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật; Thực hiện công việc khơng có uỷ quyền [10, Điều 8]. Sử dụng phương pháp so sánh, loại trừ ta thấy có thể xếp hơn nhân vào nhóm hợp đồng.
- Thủ tục đăng ký kết hôn đã chứng minh hôn nhân là một hợp đồng.
Theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, khi hai bên nam nữ muốn kết hơn thì hai bên phải ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trước sự chứng kiến của cán bộ Tư pháp. Bản thân quy định này cũng minh chứng cho chúng ta thấy, phải có sự đồng ý của hai bên thì hơn nhân mới được xác lập. Hôn nhân thuộc về quan hệ dân sự. Trong quan hệ dân sự có hai loại giao dịch dân sự đó là: hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Rõ ràng, hôn nhân không thể nào là hành vi pháp lý đơn phương. Nếu hôn nhân khơng phải là một hợp đồng, một thỏa thuận thì các bên khơng cần phải ký tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Về bản chất, chữ ký của người có thẩm quyền trong Giấy chứng nhận đăng ký kết hơn khơng khác gì một lời chứng trong cơng chứng các hợp đồng,
giao dịch. Nếu có sự khác nhau thì sự khác nhau đó ở cách thức và nội dung lời chứng.
Như vậy, quy định về hợp đồng hôn nhân đã tồn tại dưới các dạng khác nhau trong các quy định của pháp luật Việt Nam chứ khơng phải là điều gì q xa lạ. Có chăng là chúng ta đang trốn tránh bản chất thật sự của hôn nhân và không muốn đề cập đến nó. Việc thể chế hóa hợp đồng hôn nhân trong pháp luật Việt Nam chẳng qua là sự mở rộng của các thỏa thuận giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Việc cần làm là tập hợp những quy định đó lại để xây dựng chế định “hợp đồng hôn nhân”.
2.1.2.2. Thực trạng hôn nhân tại Việt Nam hiện nay
Thực tế xã hội Việt Nam hiện nay đã làm thay đổi các quan niệm truyền thống về hôn nhân và đặt ra yêu cầu xem xét hôn nhân với tư cách là một hợp