Thừa nhận ly thân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân và hướng hoàn thiện Luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 87 - 92)

2.2. Hướng hoàn thiện Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014

2.2.9. Thừa nhận ly thân

Trên thế giới, ly thân ban đầu được đặt ra để giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng của người công giáo khiến họ không thể sống chung vì luật giáo hội cấm ly hơn. Sau này, nhiều người không theo công giáo cũng đã lựa chọn giải pháp ly thân để giải quyết mâu thuẫn trong hơn nhân của mình. Từ sự thừa nhận rộng rãi về ly thân trong xã hội, nhiều nước đã công nhận quyền được ly thân của vợ chồng và quy định về ly thân như là một chế độ pháp lý.

Khi xem xét hơn nhân dưới góc độ một hợp đồng ta thấy việc thừa nhận ly thân là cần thiết. Bởi lẽ, ly thân cũng là một thỏa thuận của vợ chồng. Việc ly thân không làm chấm dứt hơn nhân mà nó là tình trạng hai vợ chồng tạm thời không sống chung với nhau. Lúc này vợ chồng vẫn có quyền thỏa thuận

về những hậu quả của ly thân (tình trạng sống tách biệt; quyền, nghĩa vụ về tài sản; quyền, nghĩa vụ đối với con; vấn đề cấp dưỡng cho nhau...).

Thực tiễn cho thấy, nhiều cặp vợ chồng cần có một khoảng thời gian không sống chung với nhau để cùng nhìn lại bản thân, về ưu khuyết điểm của nhau trong thời gian sống chung để quyết định có nên tiếp tục cuộc sống chung với tư cách là vợ chồng nữa hay khơng. Đó cũng là khoảng thời gian để giảm bớt căng thẳng giữa vợ và chồng trong trường hợp có mẫu thuẫn nhưng chưa đến mức không thể giải quyết được.

Việc ly thân cũng thuộc giới hạn tự do ý chí của các bên vợ chồng. Vợ chồng có quyền thỏa thuận việc xác lập, chấm dứt hơn nhân thì cũng có quyền thỏa thuận tạm dừng quan hệ hơn nhân. Do đó, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 nên bổ sung quy định về ly thân. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 nên thừa nhận ly thân là quyền của vợ chồng trong việc giải quyết mâu thuẫn của hơn nhân. Ly thân có thể theo quyết định của Tòa án hoặc thỏa thuận giữa vợ và chồng được công chứng, chứng thực.

KẾT LUẬN

1. Bản chất pháp lý của hôn nhân là một hợp đồng. Hợp đồng hôn nhân là một thỏa thuận pháp lý giữa vợ và chồng hoặc giữa hai người có nhu cầu kết hơn với nhau nhằm xác định vị trí và số phận các tài sản trước, trong thời kỳ hôn nhân cũng như khi chấm dứt hôn nhân đồng thời cho phép thiết lập các quy định về chế độ hôn nhân của vợ chồng cũng như các vấn đề khác liên quan đến tài sản và trách nhiệm phát sinh từ hôn nhân.

2. Hợp đồng hôn nhân phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, hơn nhân và gia đình. Hợp đồng hơn nhân chưa được pháp luật Việt Nam chính thức thừa nhận nhưng các quy định mang tính chất “hợp đồng hôn nhân” đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành. Hợp đồng hơn nhân góp phần hạn chế các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng và khắc phục tình trạng bất bình đẳng về giới tại Việt Nam.

3. Hợp đồng hôn nhân là một vấn đề mới nên việc thể chế hóa hợp đồng

hơn nhân trong pháp luật Việt Nam cần phải có lộ trình theo hướng cho phép cá nhân được lựa chọn kết hơn theo hình thức truyền thống hoặc giao kết một hợp đồng hơn nhân. Các giải pháp hồn thiện Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 mang tính khả thi cao.

4. Luận văn đã xây dựng được khái niệm “Hợp đồng hôn nhân”, chỉ ra được những đặc trưng cơ bản của hợp đồng hôn nhân. Đây sẽ là cơ sở để nghiên cứu các vấn đề khác về hợp đồng hôn nhân.

5. Hợp đồng hôn nhân là một vấn đề mới, phức tạp nên trong quá trình nghiên cứu, tác giả chưa có điều kiện để giải quyết hết được, tác giả coi đó là mục tiêu, định hướng để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện kiến thức của bản thân về hợp đồng hôn nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tịa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam (dự thảo lần thứ ba).

2. C.Mác và Ph.Ăngghen. Tồn tập, t. 21. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

1995, tr. 126.

3. Lê Ngọc Anh, Quan niệm của Ph. Ăngghen về tình u, hơn nhân và gia

đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Tạp chí Triết học số 11 (174) tháng 11 - 2005.

4. Lê Văn Hùng, Biến đổi các giá trị chuẩn mực văn hóa gia đình

[www.tapchicongsan.org.vn/home/nghiencuu-traodoi/2016/40162/Bien- doi-cac-gia-tri-chuan-muc-van-hoa-gia-dinh.aspx].

5. Mai Văn Hai, Bản sắc văn hóa Việt Nam trong tiến trình tồn cầu hóa hiện

nay, Tạp chí Xã hội học số 3 (123), 2013.

6. Ngơ Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Hợp đồng, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Hồng, Bản sắc dân tộc và sự phát triển văn hóa

[www.tapchicongsan.org.vn/home/nghiencuu-traodoi/2013/22546/ban- sac-dan-toc-va-su-phat-trien-van-hoa.aspx].

8. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật La Mã (2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9. Quốc hội, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005. 10. Quốc hội, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015.

12. Sách Giáo lý cơng giáo.

13. Tịa án nhân dân tối cao, Báo cáo số 01/BC-TANDTC ngày 15/01/2013. 14. Tổng cục thống kê, Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006.

II. Tiếng Anh

15. Harvard Journal of Law & Public Policy, What’s the marriage? Vol.34,

Sherif girgis, Robert P. George & Ryan T. Anderson…

16. Hyde&Hyde and Woodmansee, English Courts of probate and divorce (1866).

17. Marriage Act 1955 of Parliament of New Zealand.

18. Marriage Act Cap.50 of FIJI.

19. Marriage Law of the People’s Republic of China. 20. New York Field Codes.

21.Population Reference Bureau, Marriage in the Arab world,

[www.prb.org/pdf05/marriageinarabworld_eng.pdf].

22. Revised Code of Washington.

23. Royal Anthropological Institute 1951, Notes and Queries on Anthropology, 6th edition, London: Routledge and Kegan Paul.

24. Sri K. Dhammananda, A Happy Married Life (1987), The Buddhist Missionary Society, Kuala Lampur, Malaysia.

25. The Australian Marriage Act 1961 as amended. 26. The Qur’an.

27. The Marriage (Definition of Marriage) Amendment Act 2013 of Parliament of New Zealand.

28. Uniform Commercial Code of United State of America.

29. US Code.

III. Tiếng Pháp

30. Code civil Allemand.

31. Code civil Belgique.

32. Code civil des francais. 33. Code civil du Québec. 34. Code civil Louisianais.

35.Wikipédia, l’encyclopédie libre, convention(droit), [https://fr.wikipedia.org/wiki/Convention_(droit)].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Những vấn đề lý luận về hợp đồng hôn nhân và hướng hoàn thiện Luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)