2.1.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng về hôn nhân và gia đình
Nhận thức hơn nhân và gia đình có vị trí, vai trị hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm công tác chăm lo xây dựng gia đình bằng nhiều chủ trương, chính sách cụ thể. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta xác định vai trị của gia đình trong thời kỳ mới: “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những địi hỏi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tại Đại hội XI và XII, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh: “xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành
mạnh của xã hội”.
Có thể thấy, Đảng ta ln đặt gia đình trong sự vận động và phát triển, u cầu gia đình phải thích ứng với những địi hỏi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng ta sẵn sàng tiếp thu những quy định mới, mơ hình mới về hơn nhân và gia đình trên thế giới miễn sao những quy định đó, mơ
hình đó góp phần “xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế
bào lành mạnh của xã hội”.
Vậy, hợp đồng hơn nhân có giúp“Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội” hay không? Câu trả lời là
có. Hợp đồng hơn nhân giúp các bên xác định rõ ràng các vấn đề về tài sản và khi đó, thay vì phải lo lắng vì những mâu thuẫn có thể phát sinh vì tài sản họ sẽ chuyên tâm cho việc duy trì và phát triển tình cảm vợ chồng và chăm lo cho gia đình. Bản thân các bên xác định rõ được nhu cầu của mình đối với tài sản do đó sẽ loại trừ khả năng trục lợi từ tài sản của người phối ngẫu. Một người phối ngẫu sẽ không thể bằng hành vi pháp lý đơn phương để trục lợi về tài sản vì muốn thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Hợp đồng hôn nhân giúp loại trừ ngay từ ban đầu những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố kinh tế đến quan hệ hôn nhân. Nếu các bên ký hợp đồng hơn nhân vì mục đích tài sản mà khơng có tình cảm thì điều đó cũng giúp cho họ hiểu được bản chất con người của nhau, khơng phải chịu cảnh giả tạo, gượng ép về tình cảm. Đó chính là hạnh phúc thực sự.
Với hợp đồng hơn nhân, các bên có thể chủ động đặt ra những quy định tiến bộ, hiện đại cho cuộc hơn nhân của mình ví dụ: các quy định về thuế, mạng xã hội, bảo vệ con cái, bảo vệ danh dự nhân phẩm của nhau. Các quy định này giúp gia đình kịp thời thích ứng với sự phát triển của xã hội.
Hợp đồng hôn nhân xác định rõ các quyền về tài sản đồng thời cũng xác định rõ nghĩa vụ của các bên về tài sản. Và như vậy, các bên hiểu mình phải làm gì để xây dựng, duy trì và phát triển gia đình chung, chăm sóc giáo dục con cái. Trong khi, với kết hơn truyền thống, trách nhiệm về kinh tế thường chỉ giao cho người chồng, cịn người vợ thì chỉ lo nội trợ, chăm sóc, giáo dục con cái. Tư duy đó tạo áp lực khơng nhỏ cho người đàn ơng trong gia đình, từ
đó dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Hợp đồng hơn nhân giúp các bên có một cuộc hơn nhân có trách nhiệm. Khi cảm thấy chăm lo được cho nhau và đủ các điều kiện nuôi nấng con cái thì họ mới kết hơn. Trong khi hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn còn quan niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, tức là cứ kết hôn và sinh con đi, sẽ khơng chết đói được.
Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam là sự thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương, đường lối của Đảng trong lĩnh vực hôn nhân được thể chế trong Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, Đảng ta chủ trương xây dựng quan hệ hôn nhân trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng [11, Điều 2]. Và đây cũng là các nguyên tắc cơ bản, quan trọng của hợp đồng hôn nhân.
Như vậy, hợp đồng hôn nhân không đi ngược lại với chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về hôn nhân và gia đình. Ngược lại, hợp đồng hơn nhân là hình thức thể hiện cao nhất của sự tự do, tự nguyện và bình đẳng trong hơn nhân, góp phần“xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật
sự là tế bào lành mạnh của xã hội”.
2.1.1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa
Văn hóa là một khái niệm vô cùng phức tạp và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. PGS.TS Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Tác giả đồng
tình với định nghĩa này bởi lẽ cách định nghĩa này khơng những có khả năng bao quát được khá nhiều cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau về văn hóa, mà cịn có thể cho phép ta nhận diện được một hiện tượng văn hóa và phân biệt nó với những hiện tượng khác khơng phải là văn hóa - từ những
hiện tượng phi giá trị, những giá trị tự nhiên thiên tạo, cho đến những giá trị nhân tạo chưa có tính lịch sử.
Đảng ta rất quan tâm đến việc duy trì và phát triển văn hóa Việt Nam. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định rõ chủ trương, đường lối của Đảng trong lĩnh vực văn hóa là: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Hơn nhân và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hơn nhân chịu ảnh hưởng của văn hóa nhưng đồng thời cũng là cơ sở để tạo nên văn hóa. Trong phạm vi luận văn này, tác giả nhấn mạnh đến khía cạnh thứ hai, tức là hôn nhân là cơ sở để tạo nên văn hóa. Bởi lẽ, hơn nhân là cơ sở tạo ra gia đình, tế bào của xã hội. Gia đình là mơi trường hình thành nên nhân cách mỗi con người. Mỗi nhân cách có những cách thức ứng xử và tạo nên những giá trị văn hóa khác nhau trong cộng đồng. Trong khi, định nghĩa của PGS.TS Trần Ngọc Thêm cho thấy, con người là chủ thể sáng tạo nên văn hóa. Do đó, hợp đồng hơn nhân khơng làm mất đi bản sắc văn hóa Việt Nam mà nó đóng góp cho văn hóa Việt Nam những giá trị mới hiện đại.
Có nhiều quan điểm cho rằng, việc quy định hợp đồng hôn nhân trong pháp luật Việt Nam là khơng phù hợp với truyền thống văn hóa, bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Bởi lẽ: Truyền thống văn hóa của người Việt Nam từ xưa cho đến nay đều coi trọng tính thiêng liêng, cao quý, ý nghĩa lớn lao của hôn nhân. Đây là một trong những lý do mà khi sửa đổi, bổ sung Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, các nhà lập pháp Việt Nam vẫn chưa đưa vấn đề hợp đồng hơn nhân vào Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Về vấn đề này, tác giả cho rằng, quan niệm như vậy là chưa chính xác.
Bản sắc văn hóa là vấn đề cốt lõi của mọi nền văn hóa. Bản sắc là danh từ chỉ “những yếu tố tốt đẹp tạo nên một tính chất đặc thù, nói chung”. Nói đến bản sắc là nói đến văn hóa truyền thống đã được định hình trong lịch sử, nhưng truyền thống đó khơng “nhất thành bất biến” mà ln vận động phát triển. Chủ thể văn hóa ln sáng tạo thêm những giá trị văn hóa mới, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc để văn hóa song hành với cuộc sống, nhưng vẫn giữ được nét ổn định, tính nhất quán, tức là giữ được sắc thái gốc của văn hóa. Bản sắc dân tộc cá tính hóa cho văn hóa Việt Nam, có nghĩa là văn hóa Việt Nam chấp nhận những biến đổi và bổ sung trong quá trình giao lưu tiếp biến với văn hóa thế giới [7].
Cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, quan niệm về hơn nhân cũng có nhiều thay đổi. Quan niệm về hôn nhân quyết định truyền thống văn hóa về hơn nhân. Trong khi đó, quan niệm về hôn nhân của người Việt Nam hiện đại đã khơng cịn bó hẹp trong khn mẫu của “hôn nhân truyền thống”. Hôn nhân vẫn mang một ý nghĩa thiêng liêng, cao quý đối với mỗi người nhưng ngày càng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác ngồi yếu tố tình cảm. Phần lớn các cặp đơi đều cho rằng hôn nhân như là một thỏa thuận, nếu cảm thấy hợp với nhau thì sống với nhau lâu dài, nếu khơng hợp với nhau thì có thể chấm dứt quan hệ vợ chồng bất kỳ lúc nào. Người phụ nữ Việt Nam hiện đại khơng cịn tư tưởng “cam chịu” khi phải lấy một người chồng khơng phù hợp. Thay vào đó, họ có nhiều sự lựa chọn khi kết hơn cũng như lựa chọn việc duy trì hay chấm dứt cuộc sống chung của vợ chồng.
Hiện nay, gia đình khơng cịn bó hẹp với chức năng duy trì cuộc sống của các thành viên, mà thực sự đã tham gia tích cực vào nền kinh tế xã hội. Những quan hệ kinh tế đòi hỏi vợ, chồng phải có những quyết định nhanh nhạy, nhưng muốn vậy họ phải chủ động về tài sản.
Trong lĩnh vực luật học, các khái niệm, chế định luật học của chúng ta cũng không sinh ra từ hư vô. Chúng ta kế thừa những quy định hợp lý của các chế độ trước, học tập trao đổi kinh nghiệm với các nước trên thế giới. Có rất nhiều vấn đề pháp lý, ban đầu nhiều người cho rằng không phù hợp với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc nhưng qua thời gian nó lại được áp dụng tại Việt Nam như: chuyển đổi giới tính, mang thai hộ. Trong khi, hợp đồng hơn nhân là một vấn đề ít nhạy cảm hơn chuyển đổi giới tính và mang thai hộ. Hơn nữa, chúng ta vẫn hay gọi truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc nhưng chúng ta cũng chưa có một định nghĩa chính xác về nó. Quan hệ pháp luật là chỉ là vỏ bọc cho các quan hệ xã hội, khi xã hội phát triển thì các quan hệ pháp luật cũng phải vận động và phát triển theo nếu khơng nó sẽ kéo lùi sự phát triển của xã hội. Đôi khi các quan hệ pháp luật phải đi trước một bước so với các quan hệ xã hội. Bởi pháp luật cịn mang tính dự báo.
Trong tiến trình tồn cầu hóa hiện nay, bản sắc văn hóa Việt Nam sẽ khơng bị mất đi…Trong q trình chuyển đổi đó, cố nhiên một số giá trị đã lỗi thời sẽ bị mất đi, để thay vào đó những giá trị mới. Chúng ta cần làm quen với sự chuyển đổi đó. Đất nước đang thay đổi, thế giới đang thay đổi, vì thế bản sắc văn hóa cũng cần được cách tân, đổi mới. Quay nhìn mãi lại phía sau là điều khơng thể. Hệ giá trị mới đang hình thành [5].