Bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn

Một phần của tài liệu tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn (Trang 63 - 66)

2.1. MÔI TRƯỜNG CHO TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚ

2.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn

Khơng nằm ngồi bối cảnh bất ổn kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng như nhiều nền kinh tế đang phát triển khác đã gặp nhiều khó khăn cho dù đã thể hiện tốc độ tăng trưởng lại khá nhanh sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Từ sau giai đoạn tăng trưởng cao từ năm 2005 đến 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đáng kể xuống từ mức trung bình hơn 8% xuống cịn thấp hơn 6%. Thực trạng kinh tế Việt Nam thậm chí cịn trầm trọng hơn so với các nền kinh tế khác khi trong năm 2011, 2012 và dự kiến 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Cambodia, Lào, Myanmar. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong hai năm 2011 và 2012 chỉ đạt mức 6.24% và 5.25%. Theo dự báo của IMF, triển vọng kinh tế khó khăn, chưa có nhiều cải thiện căn bản khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt mức 5.3% trong năm 2013 và chỉ đạt mức 5.5% vào năm 2016.

Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực giai đoạn 2006 – 2014e

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - suy thối kinh tế thế giới 2008 đã khiến lạm phát bùng nổ trong năm 2011 với tỷ lệ lạm phát 18.13%. Trước tình hình chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, Chính phủ đã tiến hành các biện pháp chính sách vĩ mô theo hướng thắt chặt nhằm kiếm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô thể hiện ở Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải

pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Định hướng này được cụ thể hóa trong việc NHNN thực hiện chính sách tiền

tệ chặt chẽ. Tăng trưởng tín dụng năm 2011 đạt khoảng 12%, mức thấp nhất trong 20 năm trở lại. Chính sách tiền tệ thắt chặt cũng khiến thanh khoản và tình hình tài chính của hệ thống tài chính gặp khó khăn. Lạm phát và lãi suất cho vay tăng cao, nguồn vốn tín dụng bị thu hẹp đáng kể đã trở thành gánh nặng chi phí và khó khăn về nguồn vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

Hình 2.2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực giai đoạn 2006 – 2014e

Nguôn: World Economic Outlook

Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo hướng thận trọng và linh hoạt trong năm 2012, Chính phủ kỳ vọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, kết quả của các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ khơng mang lại hiệu quả khi hệ thống doanh nghiệp khơng tiêu thụ được hàng hóa khi sức cầu của nền kinh tế sụt giảm. Lạm phát cao và biến động liên tục trong những năm gần đây đã đẩy doanh nghiệp vào giữa “hai gọng kìm” là chi phí giá thành và giá bán sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng sụt giảm lợi nhuận, thua lỗ, thậm chí phải rời bỏ ngành.

Từ khi trở thành thành viên của WTO, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến khi giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng mạnh so

với giai đoạn trước. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu đã khiến cán cân thương mại giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 luôn bị thâm hụt nặng nề, đặc biệt là hai năm đầu tiên gia nhập WTO khi tỷ lệ nhập siêu trên GDP lần lượt là 17.5% và 20%. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng như hàng hóa nội địa với hàng nhập khẩu là khá hạn chế. Cơ cấu xuất nhập khẩu thiếu hợp lý khi mặt hàng xuất khấu chủ lực vẫn là khoáng sản ở dạng thô, nông sản ở dạng sơ chế và hàng gia cơng lắp ráp có giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm. Dự trữ ngoại hối giảm do thâm hụt cán cân thương mại lớn và triền miên, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối và dẫn tới áp lực giảm giá đồng nội tệ, nợ quốc gia tích tụ và có nguy cơ vượt ngưỡng an tồn.

Hình 2.3: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại và dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế

Trong các nguyên nhân dẫn tới bất ổn vĩ mô phải kể đến vấn đề mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư của Việt Nam được thể hiện rõ trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2010. Trong giai đoạn trước năm 2007, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư khu vực công được tài trợ bởi thặng dư tiết kiệm của khu vực tư nhân nên mức độ chênh lệch chung của cả nền kinh tế không đáng ngại. Tuy nhiên, giai đoạn 2007 trở đi chứng kiến sự thâm hụt tiết kiệm của cả khu vực tư nhân khiến mức mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng trầm trọng hơn. Đi kèm với vấn đề mất cân đối này là thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại kinh niên. Mặc dù trong hai năm 2011 và 2012, mức chênh lệch đã giảm xuống và được cải thiện nhưng nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư đã hạn chế rất nhiều so với thời kỳ trước.

Hình 2.4: Diễn biến thâm hụt ngân sách, tỷ lệ đầu tư, tiết kiệm của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2013

Nguồn: World Economic Outlook

Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam đã gặp phải rất nhiều bất ổn vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm và chất lượng tăng trưởng thấp; lạm phát biến động bất thường và luôn tiềm ẩn tăng cao; cán cân thương mại thâm hụt, tuy có cải thiện nhưng không bền vững; vốn đầu tư tồn xã hội giảm mạnh do mơi trường đầu tư bất lợi và triển vọng kinh tế bi quan… Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo hỗ trợ sản xuất, tháo gỡ khó khăn nhưng mới chỉ đem lại những kết quả bước đầu. Nguyên nhân yếu kém về năng lực tài chính, khả năng sản xuất hàng hóa và khả năng cạnh tranh thấp của doanh nghiệp Việt Nam lại cần thời gian mới có thể khắc phục được. Thực trạng này cho thấy các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV có mức độ nhạy cảm cao với chu kỳ kinh tế, đã, đang và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)