2.1. MÔI TRƯỜNG CHO TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚ
2.2.1. Đánh giá chung về các dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cùng với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng không ngừng được đa dạng hoá về số lượng và nâng cao về chất lượng. Bên cạnh các dịch vụ ngân hàng truyền thống như tín dụng và thanh tốn, các NHTM đang từng bước triển khai dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin như: Home Banking, Internet Banking, Telephone Banking… Theo ước tính, hiện nay số lượng dịch vụ ngân hàng Việt Nam đã lên đến 300 loại hình dịch vụ. Bên cạnh đó, cùng với sự cạnh tranh khá gay gắt trong việc giành giật thị phần, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nhân lực… chất lượng dịch vụ ngân hàng đã được nâng cao. Điều này đã có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng của các DNNVV trong khu vực kinh tế tư nhân nói chung và chung và dịch vụ tín dụng nói riêng. Bằng chứng từ nhiều quốc gia phát triển cho thấy, khi các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng thì các đối tượng khách hàng nhỏ trong đó có DNNVV ngày càng dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng khiến cho tăng trưởng tín dụng đối với đối tượng này sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì dịch vụ của các NHTM Việt Nam mới ở điểm xuất phát tiếp cận với các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại các nước trên thế giới. Hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM Việt Nam là từ dịch vụ tín dụng - cho vay khách hàng. Doanh số các loại hình dịch vụ tín dụng mới như: cho th tài chính, cho vay đồng tài trợ, bảo lãnh cịn ít, chất lượng chưa cao, q trình đa dạng hố các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở nước ta còn chậm. Các dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng cịn đơn điệu do chưa có hệ thống và cơng nghệ thanh tốn hiện đại, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt cịn lớn. Các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt còn nhiều hạn chế, do tính thuận tiện, nhanh nhạy, an toàn chưa cao. Dịch vụ ngân hàng điện tử rất phát triển trên thế giới, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng nhưng việc triển khai ở nước ta cịn rất hạn chế. Ngồi ra, việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, nghiệp vụ uỷ thác... chưa phát triển. Trong bối cảnh như vậy, khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng mới hiện đại của các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV còn khá hạn chế.
Kết quả cuộc khảo sát đánh giá tình hình các dịch vụ của các Tổ chức Tài chính với việc Việt Nam gia nhập WTO do Viện Khoa học Tài chính tiến hành trên phạm vi 9 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Tp. HCM, Bình Dương và Cần Thơ) với 20 ngân hàng đã phản ánh khá chính xác thực trạng nêu trên.
Bảng 2.1: Đánh giá về năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng
(Thang điểm đánh giá từ 1-5)
Chi tiêu
Điểm Trung
bình
Miền Bắc Miền
Trung Miền Nam
NHTM NN
NHTM CP
Dịch vụ huy động vốn 3.53 3.54 3.31 3.55 3.44 3.65 Dịch vụ cho vay và các loại
hình tín dụng khác 3.58 3.47 3.30 3.69 3.56 3.60 Dịch vụ thanh toán 3.47 3.47 3.46 3.47 3.47 3.52 Dịch vụ đầu tư 2.92 2.91 2.82 2.95 3.09 2.90 Dịch vụ bảo lãnh 3.25 3.26 3.13 3.31 3.19 3.16 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 3.11 3.15 2.84 3.20 3.16 3.11 Các dịch vụ mới, hiện đại 2.90 2.92 2.74 2.97 2.87 3.06
Bình quân 3.25 3.25 3.09 3.31 3.25 3.29
Nguồn: Viện Khoa học Tài chính
Đa dạng hố và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của các NHTM. Thời gian qua, dịch vụ ngân hàng đã được đa dạng hoá với tốc độ khá nhanh, tuy nhiên, về cơ bản vẫn là các dịch vụ truyền thống như: huy động vốn, cho vay, thanh toán. Các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại triển khai còn chậm, mới tập trung ở các trung tâm kinh tế lớn. Kết quả khảo sát đã phản ánh đúng thực trạng này, điểm bình quân đánh giá về cung cấp dịch vụ ở mức trung bình là 3.25 (điểm đánh giá từ 1 đến 5).
Các dịch vụ truyền thống được đánh giá với số điểm khá cao: huy động vốn: 3.53 (40.61% ý kiến cho điểm 4); cho vay: 3.58 (45.65% ý kiến cho điểm 4); thanh toán: 3.47 (42.72% ý kiến cho điểm 4). Trong khi đó, các dịch vụ ngân hàng hiện đại ở mức dưới trung bình là 2.90 (31.6% số ý kiến trả lời cho điểm bằng hoặc thấp hơn 2 điểm). Trong bối cảnh thị trường vốn còn sơ khai, dịch vụ đầu tư của các NHTM còn khá hạn chế, điểm đánh giá ở mức 2.92 (gần 31% ý kiến trả lời cho điểm bằng hoặc thấp hơn 2 điểm).
Theo khu vực, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào phát triển kinh tế - xã hội, kết quả khảo sát cho thấy phát triển dịch vụ ngân hàng tại khu vực kinh tế trọng điểm miền Nam (3.31) cao hơn miền Bắc (3.25) và miền Trung (3.09).
Theo loại hình ngân hàng, khối các NHTM Cổ phần (3.29) nhỉnh hơn các NHTM Nhà nước (3.25) trong việc phát triển đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi loại hình lại có những thế mạnh riêng, trong một số lĩnh vực dịch vụ như: bảo lãnh, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ các NHTM Nhà nước được đánh giá cao hơn.
Bảng 2.2: Tỷ trọng doanh thu của các loại hình dịch vụ cung cấp cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa
STT Danh mục NH Ngoại Thương NH Công Thương NH Đầu tư & PT NN Nông Nghiệp NHCP Kỹ Thương NHCP Á Châu 1 Tổng thu nhập 100% 100% 100% 100% 100% 100%
2 a. Thu lãi cho vay 83.4 90.94 77.88 91.4 63.5 71.1 3 b.Thu các dịch vụ NH 16.5 9.05 22.11 8.5 36.5 28.9
Trong đó
4 - Cấp tín dụng 83.4 90.94 77.88 91.4 63.5 71.1 5 - Nghiệp vụ phái sinh 1.2 1.2 0.7 0.05 2.2 3.2 6 - Dịch vụ thanh toán 18.2 11.7 10.1 5.2 12.6 16.1 7 - Dịch vụ thẻ NH 5.25 2.87 1.75 0.5 8.1 5.1 8 - Kinh doanh ngoại hối 10.8 10.1 6.8 3.2 7.75 10.2 9 - Dịch vụ uỷ thác, đại lý 0.8 0.7 0.8 0.7 0.8 0.8 10 - Dịch vụ khác 3.45 2.23 1.75 0.15 1.05 2.5
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM và NHNN
Quan sát trong bảng 2.2, chúng ta có thể thấy, các dịch vụ liên quan đến tín dụng nói chung và dịch vụ tín dụng cung cấp cho đối tượng DNNVV nói riêng là nguồn cung cấp doanh thu lớn nhất trong các dịch vụ ngân hàng, trung bình đều trên 60% tại các ngân hàng. Kế đến là hoạt động thanh toán và hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nằm trong khoảng từ 10-20% tổng doanh thu. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ khác như phái sinh, ủy thác đã có sự phát triển bước đầu nhưng đóng góp nhìn chung chưa đáng kể.
Về cơ bản, các dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp và nhỏ nằm trong một hệ thống đa dạng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho tất cả đối tượng khách hàng của mình. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, với tính chất đặc trưng về quy mơ của mình nên các DNNVV có xu hướng tập trung vào các dịch vụ truyền thống hoặc các loại hình dịch vụ do các ngân hàng thiết kế dành riêng cho các DNNVV, chủ yếu dựa trên ba loại hình dịch vụ cơ bản bao gồm dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng và dịch vụ thanh tốn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả sẽ khái quát và đánh giá thực trạng của loại hình dịch vụ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn kinh tế bất ổn hiện nay, đó là dịch vụ tín dụng.