Ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn đối với hoạt động của doanh

Một phần của tài liệu tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn (Trang 66 - 69)

2.1. MÔI TRƯỜNG CHO TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚ

2.1.2. Ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn đối với hoạt động của doanh

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Xét trên quy mô thế giới, dịch vụ ngân hàng cho DNNVV không thể miễn dịch với các ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Kết quả là các ngân hàng cung cấp dịch vụ cho DNNVV bị ảnh hưởng bởi khả năng thanh toán suy giảm và tác động khủng hoảng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng hoạt động tại các thị trường mới nổi đã ghi nhận mức cầu giảm sút cũng như phải cắt giảm nhiều hình thức cho vay vì tình trạng vỡ nợ ngày càng tăng. Vào tháng 3 năm 2009, Hội nghị Bàn tròn Turin của OECD về Tác động khủng hoảng toàn cầu đối với các phản hồi về Chính sách và Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã coi các dịch vụ ngân

hàng về cung cấp nguồn vốn hoạt động là nhu cầu không thể thiếu của các DNNVV trong giai đoạn khủng hoảng. Để góp phần giảm nhẹ những tác động tiêu cực của bất ổn vĩ mơ, nhiều chính phủ đã cố gắng hỗ trợ hoạt động tài chính DNNVV, chủ yếu là qua các chương trình bảo đảm tín dụng.

Đối với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng lớn đến các DNNVV cũng như dịch vụ ngân hàng cho đối tượng doanh nghiệp này. Trước hết, điều này được thể hiện rất rõ ràng qua sự gia tăng không ngừng số lượng các doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động, trong đó đa số là các DNNVV. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, ước tính năm 2013 có khoảng 60,737 doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc dừng hoạt động, tăng 11.9% so với năm 2012, trong đó số doanh nghiệp đã giải thể là 9,818 doanh nghiệp, tăng 4.9%; số doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động là 10,803 doanh nghiệp; tăng 35.7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký lên tới 40,116 doanh nghiệp, tăng 8.6% so với năm 2012.

Hình 2.5: Tình hình doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể và thành lập mới giai đoạn 2011 – 2013

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Các doanh nghiệp bắt đầu gia nhập thị trường cũng tỏ ra thận trọng trước tình hình vĩ mơ cịn nhiều bất ổn. Năm 2013, ước tính cả nước có 76,955 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 10.13% so với năm 2012. Tuy nhiên, tổng số vốn đăng ký lại liên tục giảm mạnh trong ba năm qua, từ 513,478 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 467,265 tỷ đồng năm 2012 và 398,700 tỷ đồng năm 2013. Điều này cho thấy vốn đăng ký trung bình của một doanh nghiệp mới giảm mạnh. Tính bình qn, quy mô vốn một doanh nghiệp mới thành lập năm 2013 là 5.18 tỷ đồng (khi loại

trừ yếu tố giá thì chỉ cịn 4.18 tỷ đồng), giảm so với mức 6.68 tỷ đồng năm 2012. Ngồi ra, các doanh nghiệp hiện cịn tồn tại trên thị trường cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn về suy giảm nguồn thu và lợi nhuận. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thể hiện sức mua của thị trường trong nước, mặc dù cao hơn so với năm 2011 nhưng tốc độ tăng khá chậm (hình 2.6) cho thấy sự sụt giảm của tiêu dùng trong những năm qua. Điều này khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các DNNVV trong điều kiện nền kinh tế vĩ mơ chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt.

Hình 2.6: Tăng trưởng doanh số bán lẻ giai đoạn 2008 - 2013

Nguồn: World Bank

Tình trạng đình trệ sản xuất, doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, tập trung giải quyết hàng tồn kho thay vì đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh diễn ra phổ biến. Thực trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng đối với DNNVV.

Rõ ràng, trong điều kiện kinh tế vĩ mơ cịn nhiều bất ổn, hệ thống doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn thì dịch vụ ngân hàng cung cấp cho đối tượng DNNVV nhìn chung gánh chịu nhiều tác động, trong đó tín dụng là dịch vụ chịu ảnh hưởng lớn nhất xét trên bình diện đối với cả phía doanh nghiệp và ngân hàng. Khi đề cập đến vấn đề này, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh đang là rào cản lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong điều kiện môi trường vĩ mô như hiện nay. Làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho DNNVV (một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia) đang là câu hỏi lớn.

Một phần của tài liệu tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)