Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên. (Trang 80 - 82)

10. Cấu trúc của đề tài

2.2. Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên

Luận án đã phân tích 10 yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên. Qua phân tích và thực tế có được các đánh giá chung như sau:

2.2.1. Thuận lợi

Vùng biển, đảo tỉnh Phú Yên rất có lợi thế về vị trí địa lý: gần đường hàng hải quốc tế, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy qua, Quốc lộ 25 nối Gia Lai, ĐT 645 nối Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng Rơ, sân bay Tuy Hoà, … Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển - đảo. Vấn đề cung cấp nước ngọt là bài tốn lớn của các tỉnh miền Trung, thì Phú n nói chung và vùng ven biển nói riêng có nguồn nước ngọt khá phong phú với các hệ thống sông lớn chảy qua địa bàn: Sông Ba, Sông Bàn Thạch, Sông Kỳ Lộ, ... ngoài phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh cịn có thể cung cấp nước ngọt cho du khách khi tham gia các hoạt động du lịch biển - đảo tại Phú Yên. Vùng ven bờ biển có nhiều thuỷ vực, tồn tại hệ sinh thái ven bờ khá đặc trưng. Tài ngun sinh vật biển phong phú, nhiều lồi có giá trị kinh tế cao, có ngư trường rộng, thuận lợi cho đánh bắt thuỷ sản. Với bờ biển dài 189km, từ Xn Hải đến Vũng Rơ có nhiều bãi tắm đẹp (Bãi Tiên, Bãi Tràm, Bãi Xép, bãi Môn, …), xen kẽ nhiều đầm, vũng, vịnh đẹp (Đầm Ô Loan, vịnh Xn Đại, vịnh Vũng Rơ, ...), nhiều di tích lịch sử, nhiều lễ hội văn hóa của dân cư vùng biển. Ngồi biển, có nhiều đảo: Hịn Yến, Hịn Nưa, Hịn Khơ, Cù Lao Mái Nhà, Hòn Chùa, ... là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái biển - đảo. Cơ sở hạ tầng tại các huyện, thị có tài nguyên du lịch biển - đảo đã được đầu tư nhiều hơn các khu vực khác của tỉnh. Trong vùng có khu kinh tế Nam Phú Yên, hệ thống các khu cơng nghiệp, điểm cơng nghiệp, có Tp. Tuy Hồ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Phú n; có hai thị xã: Sơng Cầu, Đơng Hồ là nền tảng vững chắc để tiếp tục phát huy trong những năm đến, tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, tạo tiền đề để phát triển nhanh ngành du lịch biển - đảo.

2.2.2. Khó khăn

CSHT tuy đã được đầu tư nhiều song so với yêu cầu phát triển vẫn cịn thiếu nên chưa phát huy lợi thế vốn có về mặt địa lý: hệ thống giao thơng chưa đồng bộ, vùng có nhiều tàu thuyền nhưng chưa hình thành được khu neo đậu, tránh trú bão hoàn chỉnh, an toàn, ảnh hưởng đến các hoạt động DLBĐ của tỉnh. Tốc độ phát triển kinh tế có tăng lên nhưng so với các vùng có điều kiện tương đồng của Khánh Hồ, Bình Định, … thì tiềm lực chưa được khai thác hiệu quả và khả năng cạnh tranh còn thấp, nhất là trong lĩnh vực DL. Sự liên kết khai thác tour DLBĐ với các loại hình DL khác chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, các yếu tố về cơng tác quy hoạch và PTDL chưa được chú trọng; sự tham gia của cộng đồng địa phương cịn mang tính tự phát; an ninh - quốc phịng, tác động của BĐKH có những ảnh hưởng khó lường tới phát triển DLBĐ. Phú Yên là một trong những tỉnh thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, lụt. Nằm tiếp giáp biển nên chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão, áp thấp nhiệt đới, triều cường xâm thực và chất thải ở thượng lưu nên nguồn nước có khả năng nhiễm bẩn, nhiễm mặn cao, một

số nơi có chất lượng xấu, gây ảnh hưởng đến hoạt động tắm biển của du khách. Nguồn lợi sinh vật biển, đảo cũng đang dần cạn kiệt do các hoạt động đánh bắt ồ ạt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái vùng biển - đảo của tỉnh trong hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch biển đảo tỉnh Phú Yên. (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w