10. Cấu trúc của đề tài
3.2. Giải pháp phát triển DLBĐ tỉnh Phú Yên đến năm 2025 và tầm nhìn 2030
3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch
Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật như khách sạn, các cơng trình vui chơi giải trí nhà hàng, ... ở Phú n cịn thiếu và chất lượng chưa cao vì vậy để tăng cường thu hút khách du lịch cần thiết tập trung đầu tư phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng trong giai đoạn ban đầu.
3.2.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng
Đánh giá hiện trạng cho thấy, CSHT của Phú Yên còn nhiều hạn chế về cả mạng lưới và chất lượng. Trong đó, hệ thống giao thơng đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của DL. Bởi vậy, cần phát triển toàn diện hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đặc biệt các trục giao thông kết nối các điểm DL ở Phú Yên.
Hoàn chỉnh các đường Độc Lập - Long Thủy - gành Đá Đĩa, Hùng Vương - Vũng Rơ, tiếp tục xây dựng, hình thành tuyến giao thơng trục dọc ven biển từ quốc lộ 1D đến Vũng Rô đi qua các khu du lịch ven biển của tỉnh, nối liền các khu du lịch với sân bay, bến cảng, khu kinh tế Nam Phú Yên, … tạo động lực rất lớn để phát triển KT - XH nói chung, ngành du lịch nói riêng. Tiếp tục xây dựng các đường nối với các khu DL hiện nay như đường cao tốc nối sân bay Tuy Hòa đến gành Đá Đĩa, đường nối quốc lộ 1A đến khu du lịch bãi Xép, từ quốc lộ 1A đến khu du lịch bãi Tràm, từ quốc lộ 1A đến gành Đá Đĩa, ... Cần quan tâm đến cảnh quan môi trường, quy hoạch các khu dịch vụ ở hai bên các tuyến đường này. Cảng biển, cầu tàu là những hạ tầng không thể thiếu cho phát triển DL biển. Ngồi các cảng hiện có và dự kiến xây dựng trong thời gian đến như cảng tại bãi Lách, cảng vận tải tổng hợp tại bãi Chính, cảng chuyên dụng cho khu hóa dầu bãi Gốc, cần nghiên cứu xây dựng cảng chuyên dụng cho DL, các cầu tàu du lịch ở phía Bắc của tỉnh để đón những tàu du lịch cao cấp.
Cải thiện hạ tầng, vật chất kỹ thuật và hình ảnh của ga Tuy Hịa thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam. Hoàn chỉnh mạng lưới cấp điện, cải tạo và nâng cấp mạng lưới cũng như công suất các trạm phát điện tại các điểm DL để đảm bảo chất lượng dịch vụ vào mùa cao điểm. Ngoài ra, cần nghiên cứu sử dụng thêm các nguồn điện khác như điện mặt trời và điện gió, lợi dụng thế mạnh của vùng biển, đảo, tiết kiệm năng lượng quốc gia. Nâng cấp mạng lưới thông tin liên lạc, dịch vụ internet, các trạm dịch vụ bưu chính tại các điểm DL, đặc biệt ở các điểm vùng sâu vùng xa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương và thu hút khách tham gia
loại hình DL sinh thái và DL cộng đồng. Đảm bảo và nâng cao chất lượng nước sạch phục vụ sinh hoạt tại các trọng điểm DL. Đảm bảo công suất hoạt động vào mùa hè tại các điểm DL nghỉ dưỡng biển. Khẩn trương xây dựng và hồn thiện hệ thống thốt nước, xử lý rác thải, nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm DL, ...
3.2.2.2. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cần đầu tư xây dựng và phát triển các dự án khách sạn đạt chuẩn 3 sao trở lên. Tiến hành đánh giá và phân loại khách sạn, hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn. Tuân thủ các quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống lưu trú và nhà hàng.
Trước mắt quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú tại các đảo Hòn Nưa, Hòn Chùa, Nhất Tự Sơn... để đáp ứng nhu cầu của khách; từng bước nâng cao chất lượng và tính thống nhất của cơ sở lưu trú bằng cách hoàn thiện hệ thống xếp hạng sao khách sạn trên địa bàn. Tại một số điểm DL có mức độ khai thác tốt, cần khuyến khích nâng cấp và mở rộng nhiều loại hình vui chơi giải trí như đối với các địa bàn: đảo Nhất Tự Sơn, gành Đá Đĩa - bãi Xép, bãi Bàu, hòn Yến, hịn Nưa - Vũng Rơ, ... Lựa chọn vị trí và thiết kế khơng gian hợp lý để mở một số showroom trưng bày, bán các sản phẩm hàng thủ công, hàng lưu niệm, bán các sản phẩm đặc sản của Phú Yên có chất lượng, giá cả hợp lý phục vụ du khách. Đặc biệt là các hoạt động về đêm để phục vụ khách du lịch các khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của khách. Từ đó góp phần kéo dài thời gian lưu trú của du khách trên địa bàn.