3.2. Một số giải pháp đảm bảo quyền tham gia quản lý nhà nƣớc
3.2.3. Khắc phục định kiến giới
Phụ nữ phải được xã hội và đặc biệt là nam giới tơn trọng, ủng hộ thì vai trị của họ trong xã hội mới được phát huy. Nếu những cán bộ lãnh đạo quản lý có nhận thức đúng đắn về giới thì họ sẽ cơng bằng hơn trong đào tạo, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ dù là nam hay nữ. Nếu nam giới nhận thức đúng đắn hơn về bình đẳng giới thì họ sẽ cùng chia sẻ, gánh vác cơng việc gia đình với phụ nữ theo điều kiện và khả năng có thể, tạo điều kiện cho phụ nữ có thêm cơ hội để nâng cao trình độ học vấn, có thêm thời gian để làm việc, cống hiến và tham gia công tác lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, để xóa bỏ một tâm lý, tư tưởng đã ăn sâu trong nếp nghĩ của nhiều thế hệ người Việt Nam khơng phải là việc dễ dàng, nó địi hỏi nỗ lực cao độ trong cơng tác giáo dục
về bình đẳng giới. Bởi lẽ mặc dù pháp luật đã thừa nhận sự bình đẳng giới bằng văn bản chính thống, nhưng nếu những tư tưởng, định kiến về giới vẫn cịn tồn tại dù là khơng cơng khai thì cũng vẫn là cản trở rất lớn đối với việc tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ. Chính vì vậy “đào tạo lại thế hệ người lớn tuổi hiện nay là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là đào tạo thế hệ trẻ, bởi vì chính thế hệ trẻ (có lẽ phải vài ba thế hệ kế tiếp nhau) mới có khả năng vượt qua những định kiến do lịch sử để lại, rằng việc làm quan là việc của đàn ơng, cịn việc nội trợ là việc của đàn bà”.