Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 105 - 107)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích

Nguyên tắc này yêu cầu việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định phải xuất phát từ mục đích xây dựng những giá trị vật chất và tinh thần của VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định. Đó là cần phải kết hợp đƣợc giữa kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống phù hợp và chỉnh sửa những giá trị khơng cịn phù hợp, đồng thời xây dựng những giá trị văn hóa mới hiện đại phù hợp với tầm nhìn, mục tiêu và sự phát triển của Nhà trƣờng trong tƣơng lai.

Việc xây dựng VHNT tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định cần hƣớng tới và đạt đƣợc mục đích là hình thành, duy trì và phát triển VHNT tích cực, lành mạnh, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo của Nhà trƣờng. Vì vậy, các biện pháp đƣợc đề xuất cần giúp cho nhà quản lý điều khiển hoạt động xây dựng VHNT đúng hƣớng đích, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong q trình duy trì và phát triển văn hóa của Nhà trƣờng.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định cần phải đảm bảo tính khoa học. Bên cạnh bám sát khung lý luận đƣợc xác lập, luận giải của luận văn, các biện pháp đề xuất cũng cần dựa vào các cơ sở lý luận của các khoa học liên đới nhƣ khoa học quản lý, quản lý giáo dục, tâm lý học quản lý… Nói cách khác, để các biện pháp đƣợc đề xuất có hiệu quả trong việc giải quyết đƣợc một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn, đáp ứng mục tiêu xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định thì các biện pháp cần đƣợc xây dựng dựa trên nền

tảng lý luận để bảo đảm tính khách quan, khoa học, tránh tình trạng chủ quan, duy ý chí.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này yêu cầu việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định phải xuất phát từ thực tiễn, tính tới tình hình thực tế và điều kiện cụ thể trong quản lý xây dựng văn hóa của Nhà trƣờng, đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của đối tƣợng để biện pháp đề ra có hiệu quả.

Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định đƣợc nghiên cứu, đề xuất phải thực sự phù hợp với tình hình thực tiễn, điều kiện thực tế của Nhà trƣờng; đặc biệt phải có tính cần thiết, tính khả thi và có hiệu quả khi áp dụng trong thực tiễn hoạt động quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định hiện nay.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp đƣợc luận văn nghiên cứu, đề xuất phải bảo đảm tính khả thi, tức là có thể áp dụng trong thực tiễn hoạt động quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định, phù hợp với mục đích quản lý, với điều kiện thực tế của Nhà trƣờng, các đơn vị, bộ phận trong trƣờng và phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác quản lý, quản trị nhà trƣờng,... đem lại những tác động có hƣớng đích đối với đối tƣợng quản lý, góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý.

Mặt khác, việc đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định cịn phải tính tới tính hữu dụng và hiệu quả trong việc duy trì và phát triển văn hóa của Nhà trƣờng. Ngồi ra, cũng cịn phải tính đến hiệu quả kinh tế giữa lợi ích mà việc xây dựng VHNT mang lại với các chi phí cũng nhƣ tác động, ảnh hƣởng do VHNT gây ra.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)