7. Kết cấu luận văn
1.5. KẾ TOÁN THU, CHI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
1.5.1. Kế tốn doanh thu tài chính
1.5.1.1. Nguyên tắc kế tốn
Để phản ánh thơng tin về doanh thu hoạt động tài chính, kế tốn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Doanh thu tài chính ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp bao gồm các khoản doanh thu của hoạt động tài chính nhƣ các khoản lãi; cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia và các khoản thu tài chính khác phát sinh tại đơn vị hành chính, sự nghiệp.
- Các khoản thu phản ánh vào tài khoản này bao gồm:
+ Lãi tiền gửi ngân hàng (trừ lãi tiền gửi ngân hàng của các nguồn thu theo quy định đƣợc bổ sung vào các quỹ đặc thù hoặc Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp); + Lãi đầu tƣ trái phiếu, tín phiếu; chiết khấu thanh tốn; cổ tức lợi nhuận đƣợc chia cho giai đoạn sau ngày đầu tƣ; lãi chuyển nhƣợng vốn; thu nhập về , đầu tƣ mua bán chứng khoán; lãi chênh lệch tỷ giá, lãi bán ngoại tệ, lãi chuyển nhƣợng vốn khi thanh lý các khoản góp vốn liên doanh;
+ Cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia và các khoản doanh thu tài chính khác.
- Kế toán phải mở số chi tiết để theo dõi các khoản thu của từng loại theo từng hoạt động.
1.5.2. Kế tốn chi phí tài chính
1.5.2.1. Nguyên tắc kế toán
Để phản ánh thơng tin về chi phí hoạt động tài chính, kế tốn cần tn thủ các nguyên tắc sau:
- Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến ngân hàng nhƣ phí chuyển tiền, rút tiền (trừ phí chuyển tiền lƣơng vào tài khoản cá nhân của ngƣời lao động trong đơn vị; phí chuyển tiền, rút tiền đã đƣợc tính vào chi hoạt động thƣờng xuyên theo quy định của quy chế tài chính) và các khoản chi phí tài chính khác nhƣ: các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tƣ tài chính; chi phí góp vốn liên doanh, liên kết; lỗ chuyển nhƣợng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh; khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái; lỗ chuyển nhƣợng chứng khoán, chi phí giao dịch bán chứng khốn; chi phí đi vay vốn; chiết khấu thanh toán cho ngƣời mua; các khoản chi phí tài chính khác...
- Kế toán cần hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí.
1.6. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG
Nguyên tắc kế tốn
Qua q trình hoạt động, vấn đề cần đặt ra là phải xác định và phản ánh kết quả các hoạt động của đơn vị hành chính, sự nghiệp trong một kỳ kế tốn năm. Kết quả hoạt động của đơn vị bao gồm: Kết quả hoạt động do NSNN cấp; kết quả hoạt động viện trợ, vay nợ nƣớc ngồi; kết quả hoạt động thu phí, lệ phí; kết quả hoạt động tài chính; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kết quả hoạt động khác. Vì thế, đơn vị phải mở sổ chi tiết để theo dõi kết quả của từng hoạt động. Cũng cần lƣu ý, đơn vị cần kết chuyển tất cả các khoản thu, doanh thu và chi phí trƣớc khi xác định kết quả hoạt động. Đặc biệt, lƣu ý là các khoản doanh thu và thu nhập đƣợc kết chuyển là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
Sơ đồ 1.3: Kế toán các khoản chi hoạt động
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng này, Luận văn đã hệ thống hóa và cụ thể đi sâu tìm hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm hoạt động, cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu. Tiếp đó Luận văn trình bày về những lý luận cơ bản về kế toán thu, chi sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm:
Khái niệm, đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu.
Nội dung của kế toán thu, chi sự nghiệp đƣợc tác giả làm rõ qua các nội dung chính sau: Kế tốn các khoản thu hoạt động sự nghiệp, Kế tốn thu viện trợ vay nợ nƣớc ngồi, kế toán các khoản chi hoạt động sự nghiệp, kế toán doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kế tốn chi phí quản lí của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kế toán doanh thu tài chính, kế tốn chi phí tài chính, kế tốn thu nhập khác, kế tốn chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán xác định kết quả các hoạt động.
Đây là cơ sở lý luận quan trọng để xem xét, đánh giá thực tiễn cơng tác kế tốn thu, chi sự nghiệp tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn ở chƣơng hai cũng nhƣ định hƣớng cho các giải pháp hồn thiện kế tốn thu, chi sự nghiệp nhằm đáp ứng đƣợc các yêu cầu của nhà quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động ở chƣơng ba.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI TẠI VIỆN SỐT RÉT KÝ
SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG – QUY NHƠN.
2.1 TỔNG QUAN VÊ VIỆN SỐT RÉT – KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG QUY NHƠN
2.1.1. Giới thiệu chung về Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn
Trạm nghiên cứu sốt rét Trung Trung Bộ là tiền thân của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, đƣợc thành lập theo Quyết định 259/BYT/QĐ, ngày 8/3/1977 của Bộ trƣởng Bộ Y tế; đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu, triển khai Khoa học và Công nghệ theo Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30/11/1998 và Quyết định số 1802/2005/QĐ-BYT ngày 20/5/2005 về việc Ban hành Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn.
Viện là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế, có đủ tƣ cách pháp nhân, có biểu tƣợng, con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc, ngân hàng; hoạt động từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp, nguồn thu viện phí, học phí và một số hoạt động nghiên cứu, dịch vụ có thu theo quy định của nhà nƣớc; Trụ sở chính Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn: Khu vực 8, phƣờng Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, Bình Định với tổng diện tích đất khoảng 24.500 m2 và cơ sở 611B Nguyễn Thái Học - TP. Quy Nhơn tỉnh Bình Định với tổng diện tích đất khoảng 5.582m2. Khu kho thuốc, hố chất và vật tƣ, dụng cụ phịng chống sốt rét khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nằm trên trục đƣờng Quốc lộ 19 tại xã Nhơn Hịa, An Nhơn, Bình Định với diện tích đất khoảng 13.000 m2, cách trụ sở chính 25 km và khu nhà nghiên cứu sốt rét Vân Canh nằm tại thị trấn Vân Canh, Bình Định với diện tích đất khoảng 1.000 m2. Hiện nay Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Cơn trùng Quy Nhơn có 13 khoa, phịng và đơn vị trực thuộc (05 khoa chun mơn, 04 phịng chức năng và 03 đơn vị trực thuộc); Tổng số cán bộ viên chức và hợp đồng hiện có của Viện tính đến 31/12/2021 là 215 CBVC, trong đó Cán bộ viên chức sau đại học là 56 ngƣời trong đó có 02 PGS, 05 TS, 01 BSCKII, 02 BSCKI, 01 DSCKI, 51 Thạc sỹ, 83 Đại học, còn lại là trung cấp và nhân viên hợp đồng khác. Tổng số viên chức, ngƣời lao động hƣởng lƣơng theo chức
danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành KH&CN là 61 CBVC trong đó 02 hạng I, 10 hạng II, 39 hạng III, 10 hạng IV.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động của Viện Sốt rét Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn
2.1.2.1. Chức năng
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn có chức năng nghiên cứu khoa học, chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật và biện pháp phòng chống, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ chuyên ngành các bệnh sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh cho ngƣời trong phạm vi 15 tỉnh miền Trung-Tây Nguyên.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
+ Nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu về sốt rét bao gồm: Dịch tễ học, các kỹ thuật chẩn đoán, lâm sàng, điều trị, các loại thuốc và các biện pháp phòng chống.
- Nghiên cứu về các bệnh ký sinh trùng khác bao gồm: Dịch tễ học, các kỹ thuật chẩn đoán, lâm sàng, điều trị, các loại thuốc và các biện pháp phòng chống.
- Nghiên cứu khoa học về các ký sinh trùng gây bệnh cho ngƣời.
- Nghiên cứu về muỗi truyền bệnh sốt rét, các côn trùng khác truyền bệnh cho ngƣời và các biện pháp phòng chống.
- Nghiên cứu các yếu tố sinh thái ngƣời, kinh tế, xã hội và mơi trƣờng có ảnh hƣởng đến cơng tác phịng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng và các bệnh do côn trùng truyền.
- Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên ngành.
+ Chỉ đạo tuyến
- Giúp Bộ trƣởng Bộ y tế chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật, kế hoạch phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh cho ngƣời trong phạm vi các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.
- Chỉ đạo các tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên xây dựng và tổ chức mạng lƣới chuyên khoa hoạt động phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng
và côn trùng truyền.
- Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, dự án phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng khác và côn trùng truyền bệnh trong khu vực đƣợc phân cơng trình Bộ trƣởng Bộ y tế phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi đã đƣợc phê duyệt.
- Theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh.
- Thực hiện chế độ báo cáo về mọi hoạt động của Viện theo quy định.
+ Đào tạo
- Đào tạo kỹ thuật viên trung học tại Viện theo mã ngành đã đƣợc Bộ y tế và Bộ Giáo dục đào tạo phê duyệt.
- Tổ chức đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh cho các tuyến trong khu vực theo quy định của pháp luật.
- Thơng qua các chƣơng trình đào tạo giữa Viện với các tổ chức quốc tế song phƣơng, đa phƣơng, nhằm tiếp thu các kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
+ Truyền thông giáo dục sức khỏe
- Nghiên cứu xây dựng các nội dung, hình thức và các phƣơng pháp truyền thơng giáo dục về phịng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng khác và côn trùng truyền bệnh phù hợp với tập quán, dân trí và điều kiện kinh tế của cộng đồng trong khu vực.
- Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát công tác truyền thơng giáo dục phịng chống bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng khác và côn trùng truyền bệnh trong khu vực.
Phối hợp với cơ quan truyền thông đại chúng, các bộ, ngành, địa phƣơng và các tổ chức có liên quan để tiến hành cơng tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân về bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng khác, côn trùng truyền bệnh và các biện pháp phòng chống trong khu vực.
- Chủ động khai thác nguồn viện trợ, đầu tƣ nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, cung cấp trang thiết bị và xây dựng cơ bản với các tổ chức và cá nhân ngoài nƣớc. Tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ của nƣớc ngoài về vật chất, kỹ thuật, kiến thức để xây dựng Viện ngày càng phát triển.
- Hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới để nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học phục vụ cho phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh.
- Hợp tác với các tổ chức, các nƣớc trong khu vực và trên thế giới để tổ chức các lớp đào tạo, hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chƣơng trình hợp tác quốc tế tới Viện; cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu, cơng tác ở nƣớc ngồi và nhận chuyên gia, giảng viên, học viên là ngƣời nƣớc ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Viện; phối hợp quản lý đoàn ra, đoàn vào theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý đơn vị
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Viện; quản lý tổ chức biên chế cán bộ công chức, tiền lƣơng, tài chính, tài sản và các trang thiết bị của Viện theo chế độ, chính sách và các quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận, quản lý, phân phối và kiểm tra kinh phí thuốc, hóa chất, các vật tƣ, trang thiết bị y tế chuyên ngành cho địa phƣơng, đơn vị trong khu vực đƣợc phân công.
- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nƣớc về thu, chi ngân sách của Viện, từng bƣớc hạch toán thu chi theo quy định của pháp luật.
- Triển khai các dịch vụ khoa học kỹ thuật, các dự án hợp tác trong nƣớc và quốc tế để hỗ trợ hoạt động chun mơn, tăng thêm nguồn thu kinh phí cho Viện và cải thiện đời sống cán bộ công chức trong Viện.
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn
Năm 1998, theo Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30/11/1998 về việc sắp xếp cơ quan nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ, Phân viện Sốt rét - Ký sinh
trùng - Côn trùng Quy Nhơn đƣợc đổi tên thành Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Cơn trùng Quy Nhơn có chức năng nghiên cứu khoa học, chỉ đạo chuyên môn tuyến dƣới, tham gia đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ chuyên ngành về sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh cho ngƣời và các biện pháp phòng chống trong 15 tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Qua 45 năm, Viện đã phấn đấu không ngừng về mọi mặt. Từ một đơn vị nghiên cứu chỉ có vài chục cán bộ, cơ sở vật chất nghèo nàn, đến nay Viện đã có đƣợc 2 cơ sở làm việc rất quy mô, trang thiết bị chuyên khoa đƣợc đầu tƣ hiện đại.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Viện bao gồm;
Ban lãnh đạo Viện: 01 Viện trƣởng và 03 Phó Viện trƣởng (01 phụ trách
nghiên cứu; 01 phụ trách chỉ đạo và 01 phụ trách kinh tế).
Cơ cấu cán bộ viên chức và người lao động: Tổng số CBVC: 214 ngƣời (gồm 130 CBVC và 72 hợp đồng, 8 hợp đồng theo Nghị định 90). Trình độ chuyên mơn: 03 phó giáo sƣ, 12 tiến sỹ, 51 thạc sỹ, 109 Đại học, 28 Trung cấp và cao đẳng, 11 cán bộ khác.
Cơ cấu tổ chức: Tổ chức bộ máy Viện gồm 12 Khoa/Phòng; 02 đơn vị cấu
thành; Hội đồng Y đức và Hội đồng Khoa học cơng nghệ.
Nguồn: Phịng tổ chức cán bộ
2.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán của Viện sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn là đơn vị dự toán cấp 1, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/202021 của Chính phủ từ năm 2007 theo Quyết định số 2209/QĐ-BYT ngày 19/06/2007 của Bộ Y tế, đƣợc xếp loại là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên.
Nguồn kinh phí hoạt động của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn gồm :
Nguồn kinh phí của Viện là các khoản thu từ nguồn NSNN cấp và thu từ hoạt động sự nghiệp.
* Nguồn kinh phí ngân sách do Nhà nƣớc cấp bao gồm :
- Kinh phí thƣờng xuyên