Làm việc với hộp thoại Chart Options

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn giáo án điện tử bằng phần mềm PowerPoint 2003 doc (Trang 69 - 87)

VI. Chèn biểu đồ vào giáo án

a. Làm việc với hộp thoại Chart Options

Khi biểu đồ có dạng ở trên bạn nhấp vào thực đơn Chart chọn Chart Options để xuất hiện hộp thoại Chart Options (nếu không có thực đơn Chart bạn cứ nhấp đúp vào biểu đồ là trên thanh thực đơn sẽ có)

Khi hộp thoại Chart Options xuất hiện bạn tiến hành chỉnh sửa cho biểu đồ như sau: • Nhãn Tiles

- Ngăn Chart tile (tên biểu đồ) bạn tiến hành gõ chữ vào ngăn này “Biểu đồ dân số tỉnh A”

- Ngăn Category (x) axis (tên trục hoành) bạn gõ “Năm”

- Ngăn Category (Z) axis (tên trục cao-đây là biểu đồ dạng không gian 3 chiều) bạn gõ “nghìn người”

Chọn nhãn Axes

Bạn đánh dấu kiểm vào 2 ô Category (X) axis và Category (Z) axis để hiện dữ liệu của hai trục

Chọn nhãn Gridline

Bạn bỏ hết các dấu kiểm chỉ đánh dấu kiểm vào ô 2-D walls and gridlines để xóa các đường ngang dọc và chuyển về dạng phẳng.

Chọn nhãn Legend

Với biểu đồ này bạn bỏ hết các dấu kiểm, nhưng cũng có biểu đồ bạn phải đánh dấu kiểm vào ô Show lengen.

Bạn chỉ cần đánh dấu vào Value để hiện dữ liệu trên đỉnh mỗi cột

Chọn nhãn Data Table

Nếu bạn muốn hiện nội dung của bảng giá trị ban đầu thì bạn đánh dấu vào Show data

labels (ởđây tôi không chọn) Cuối cùng nhấn OK

b) Định dạng số liệu trên biểu đồ

Tiếp tục bạn nhấp chuột phải vào biểu đồ chọn Format data seris (chú ý biểu đồ phải đang ở dạng thiết kế - xem hình) trên thực đơn vừa sổ ra.

Hộp thoại xuất hiện

Trên hộp thoại này bạn chọn nhãn Options. Trong nhãn này bạn tiến hành chỉnh sửa như sau:

- Đánh dấu vào ô Vary color by point để được các cột có màu khác nhau (tùy bạn) - Chọn con số trong ngăn Chart depth là nhỏ nhất

Bạn nhấp chuột vào “nghìn người” thì thấy có một vành đen bao quanh bạn chọn cỡ chữ nhỏđi (cỡ 12) sau đó bạn tiến hành chọn các số liệu và dữ liệu số và chữ khác chọn cỡ chữ nhỏđi cho đẹp, thậm chí bạn có thể chọn mầu cho chữ, kiểu chữ.

Bạn lại tiến hành chọn chữ “nghìn người” và nhấp chuột vào viền đen đó kéo lên đỉnh trục tung, bạn làm tương tự với “năm” và kéo các số liệu trên đỉnh cột cao hơn một chút.

Với các dữ liệu trên bản đồ bạn cứ nhấp chuột vào chúng rồi kéo lên hay xuống tùy ý cho biểu đồ đẹp nhất, dữ liệu trông rõ nhất.

Bây giờ bạn nháy chuột ra ngoài nền soạn thảo bạn đã được biểu đồưng ý.

3) Chọn hiệu ứng cho biểu đồ

Chọn hiệu ứng cho biểu đồ bạn hãy nhấp chuột vào biểu đồ rồi chọn hiệu ứng như chọn hiệu ứng cho Text box hay tranh ảnh nhưng bạn nên chọn hiệu ứng là Wipe với tốc độ trung bình (medium)

Khi bạn đã chọn hiệu ứng xong để hiệu ứng đạt kết quả tốt nhất bạn cần chỉnh sửa lại như sau:

• Nhấp chuột vào nút mũi tên của hiệu ứng , trên thực đơn sổ ra bạn chọn Effect Options • Hộp thoại Wipe bạn chọn nhãn cuối cùng Chart Animation

• Trong ngăn Group chart bạn chọn By element Insert series (để chạy hiệu ứng lần lượt cho từng cột), nếu bạn không muốn thì thôi có thể lựa chọn từng cái một để xem thử. • Nhấn OK

Lưu ý: Nếu bạn có ý hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ thì không thể làm kiểu này được mà bạn phải vẽ thủ công rồi chọn hiệu ứng cho từng nét vẽ một

4) Thay đổi loại biểu đồ

Khi làm biểu đồ thì có rất nhiều dạng biểu đồ phục vụ cho giảng dạy, mỗi một yêu cầu cần một loại biểu đồ, vậy lựa chọn biểu đồ khác như thế nào. Ví dụ biểu đồ hình tròn chẳng hạn.

Vẽ biểu đồ hình tròn

Vẽ biểu đồ hình tròn bạn cũng làm như trên nhưng sau đó thay cột bằng hình tròn. Cách làm như sau:

• Bạn nhấp đúp vào biểu đồ trên để về màn thiết kế cho biểu đồ, nhấp chuột phải vào một cột, trên thực đơn sổ ra bạn chọn Chart Type.

• Hộp thoại xuất hiện bạn tìm hình dạng biểu đồ bạn cần, trong ví dụ này bạn tìm đến biểu tượng biểu đổ hình tròn, ở cửa sổ bên phải sẽ cho bạn một sô kiểu dáng của biểu đồ hình tròn bạn lựa chọn lấy một kiểu

• Sau đó bạn nhấn OK.

Tiếp đó bạn phải chỉnh hiệu ứng cho biểu đồ trong hộp thoại Wipe ở trên trong nhãn

Chart animation ngăn Group chart có hai lựa chọn bạn chọn là By category rồi nhấn

Trên đây là một số thao tác cơ bản trong thiết kế giáo án, hi vọng các bạn vận dụng linh hoạt vào từng tình huống và cố gắng tạo sự liên kết nhuần nhuyễn giữa lời giảng và thao tác với máy. Ngay sau đây tôi cùng các bạn cùng tham khảo một số thao tác khác cho một giáo án điện tử hoặc ngoại khóa.

CHƯƠNG IV- MỘT SỐ THAO TÁC KHÁC TRONG SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ I. Bố trí các Slides trong một giáo án

Khi thiết kế giáo án các bạn lưu ý một điều không nên làm mất đi những kiến thức mà bạn đã có vì màn hình máy chiếu chính là bảng viết của các bạn, vì vậy các bạn nên lưu ý tính toán thật kĩ từ cách trình bày sao cho gọn, khoa học và chú ý cả cỡ chữ. Theo kinh nghiệm của tôi thì với phông chữ Arial thì cỡ chữ 18 là rất rõ còn nếu trình bày nhiều thì các bạn có thể dùng phông chữ 16 cũng được, và để tránh tạo ra nhiều Slides các bạn chú ý các bài hay câu hỏi có thể các bạn nên tạo thành các bảng phụ (như phần Text box tôi đã đề cập và có hình minh họa) rồi chọn hiệu ứng vào và thoát đi để tránh mất kiến thức ở trên bảng.

Bạn có thể bố trí các Slides theo sơđồ sau:

Slides bài mới bạn có thể càng ít càng tốt, như vậy đồng nghĩa với việc tổ chức phải khoa học và hiệu ứng cũng phức tạp. Chú ý ngay cả phần hướng dẫn học ở nhà cũng

Slide Chào hỏi Slide Kiểm tra BC Slide Bài mới Slide Kết thúc

thức.

Để di chuyển các Slides bạn chỉ cần nhấp và giữ chuột Slides đó kéo lên trên hoặc xuống dưới Slides trước hoặc Slides sau.

Một chú ý nữa về Slides là bạn muốn tạo một Slides mới thì bạn chỉ cần nhấp chuột vào

Slides cuối cùng trong cửa sổ Slides (bên trái màn hình) giữ chuột đồng thời giữ cả phím Ctrl kéo chuột xuống để tạo một Slides ở dạng bản Copy.

II. Một số hình thức giáo án

Khi làm giáo án điện tử cũng có một số hình thức thiết kế:

1. Chia nền thiết kế làm 2: Bên phải là các kiến thức cũ cần cho tiết dạy hoặc để đối chứng hay nháp, còn phần bên trái là nội dung bài dạy. Với hình thức này bạn nên dùng công cụ vẽ hình chữ nhật để tạo nửa bảng bên phải nhưng có màu nhạt hơn so với bên trái, tức là có độ tương phản.

2) Hình thức thứ hai là không chia bảng

III. Đóng gói giáo án

Khi bạn làm xong giáo án nếu có ổ CD-RW thì bạn có thể trực tiếp lưu ra đĩa CD được hoặc không có bạn có thể xuất ra một chỗ nào đó trên ổ cứng rồi copy ra USB sau đó ghi ra đĩa sau cũng được.

Cũng xin nói trước với các bạn rằng hình thức này thực sự tiện lợi cho các bạn vì thậm chí máy của bạn không cần Microsof PowerPoint cũng có thể chạy được giáo án.

Cách làm như sau:

- Trong trang thiết kế giáo án đã xong bạn nháy vào thực đơn File \ Packege for CD, - Hộp thoại xuất hiện, bạn đặt tên đĩa là gì đó trong ngăn Name CD (tôi đặt là giáo án)

xuất hiệu một cửa sổ, trong cửa sổ này tìm đến chỗđể chúng chọn những giáo án định đưa vào đĩa CD (chú ý giữ phím Ctrl khi kích chuột vào từng giáo án để chọn) sau đó nhấn nút Add trở về hộp thoại trước (ví dụ trong bài tôi chọn 4 giáo án).

- Nếu bạn ghi ra đĩa CD thì nhấn nút Copy to CD.

- Nếu bạn không có ổđể ghi đĩa thì bạn tạo ra một thư mục bằng cách nhấn vào nút Copy

to Folder xuất hiện hộp thoại, bạn chú ý trong ngăn Location là nơi để thư mục này, nếu bạn muốn lưu đến chỗ khác thì bạn nháy vào nút Browse.

- Nhấn nút OK để máy chạy

Để chạy các giáo án trong thư mục này bạn mở thư mục đó ra (với đĩa CD thì tự chạy) chỉ cần nhấn đúp vào pptviewer để mở ra rồi chọn giáo án cần trình diễn trong hộp thoại nhấn Open là được.

IV. In ấn:

Cách1: File\ Print

BÀI TẬP 1

1) Tạo một thư mục mới có tên là “Giao an dien tu” nằm ở ổ D.

2) Mở chương trình PowerPoint, chọn nền cho giáo án là màu xanh thẫm.

3) Chọn kiểu thể hiện là Blank.

4) Lưu giáo án vào thư mục vừa tạo ở 1) và đặt tên cho giáo án là “Giao an thuc hanh”

HD:

1) Start\ Programs\ Microsoft Office\ Microsoft Office PowerPoint 2003

2) Chọn nền (Xem phần mục 4 trang 13) Format\ Back ground

Chọn xong nhấn chọn Apply to All.

3) Format\ Slides Layout . Trên cửa sổ Slides layout, chọn ở nhóm Contten Layouts

chọn ô đầu tiên Blank (xem 17)

4) Xem trang 18 kết hợp với các hình dưới

BÀI TẬP 2

1) Mở file “Giao an thuc hanh” đã lưu trong máy ở bài 1 ra để làm tiếp. 2) Thay nền đã chọn bằng một nền có mẫu sẵn.

3) Bỏ họa tiết trên nền này đi.

4) Copy Slides này thành 7 Slides khác.

5) Ở Slides 1 tạo một Text box “ KIỂM TRA BÀI CŨ” với phông chữ là .VNARIANLH, cỡ chữ 22, đậm, bóng, có màu vàng nằm ở chính giữa slides.

6) Chọn hiệu ứng xuất hiện là Color Typewrite.

7) Chọn hiệu ứng tiếp theo là di chuyển dòng chữ lên trên

Hướng dẫn:

1) Xem mục b) trang 18

2) Xem mục 1,2 trang 11,12 hoặc phần “mách nhỏ với bạn” trang 18 3) Xem mục 3 trang 12

4) Nhấp chuột phải Slides trên cửa sổ danh sách các Slides (bên trái màn hình) chọn Copy rồi Paste.

5) Xem phần 1, 2 trang 20.

6) Hiệu ứng xem phần 5a trang 25 đến 27

7) Xem phần 5d trang 30. Chọn Draw custom Path \ Line vẽ lên trên (hình dưới)

Với hiệu ứng này chọn lệnh trong ngăn Start là Affter Previous

BÀI TẬP 3

1) Mở “Giao an thuc hanh” để làm tiếp.

2) Tạo một bài tập trắc nghiệm 1 có nội dung sau:

Yêu cu: Sau khi chữ “Kiểm tra bài cũ” ở bài trước chạy lên xong, bạn ấn Enter thì bài tập này xuất hiện. Enter lần nữa thì đáp án đúng được khoanh tròn và nhấp nháy.

Hướng dẫn

- Tạo một Text box chứa nội dung và kiểu cách như trên.

- Đổ màu nền cho Text box có màu sáng hơn màu nền (trang 23) - Tạo khung cho Text box có màu đỏ, nét to 3 pt (trang 23) - Di chuyển Text box vào chính giữa của Slides ( trang 23)

- Chọn hiệu ứng xuất hiện cho Text box là Wipe (xem trang 25-27)

- Vẽ một hình tròn vừa đủ để khoanh vào chữ D (đáp án đúng) xem bài vẽ hình để biết cách vẽ.

- Làm mất nền của hình tròn này (trong suốt – xem mục f. trang 36) - Tạo nét của đường tròn này to 21/4 pt và có màu đỏ.

- Chỉnh vòng tròn này đúng vào chữ D.

- Chọn hiệu ứng xuất hiện cho vòng tròn là Wedge chỉnh tốc độ trong ngăn Speed là Fast - Tiếp tục chọn hiệu ứng nhấn mạnh (trang 29) cho vòng tròn là Complementary Color - Chỉnh tốc độ trong ngăn Speed là Very Fast, và ngăn Start là Affter Previous

- Mở hộp thoại Complementary Color bằng cách chọn Effect Options (tham khảo cuối trang 27 đầu trang 28 để biết cách mở )- hình dưới

- Chỉnh trong ngăn Repeat là Until Next Click tức là lặp đến khi nào nhấn Enter thì

dừng

Hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng ? Mẹ có 6 cái kẹo, mẹ cho Lan 2 cái kẹo, số còn lại mẹ cho Minh (em của Lan). Vậy số kẹo của Minh là

A . 1 cái kẹo C . 3 cái kẹo B. 2 cái kẹo D . 4 cái kẹo

Lúc đó bạn có như sau (chú ý phần thiết kế và phần thứ tự hiệu ứng trong hình)

Bây giờ bạn bấm nút trình chiếu thử, bấm Enter hoặc kích trái chuột để chạy hiệu ứng, chạy xọng bấm Esc để thoát.

Bạn hãy lưu nó lại (Ctrl + S)

BÀI TẬP 4

1) Mở “Giao an thuc hanh” ra để làm tiếp.

2) Tạo một bài tập thứ 2 sau bài tập trước có nội dung như sau Tìm các từ cho dưới đây đểđiền vào tiên đề sau sao cho đúng?

nằm ngoài, nằm trong, cắt, song song

Quan một điểm A……… đường thẳng a cho trước có một và chỉ một đường thẳng……… với đường thẳng a.

Yêu cầu:

Bấm Enter bài tập 1 mất đi đồng thời bài tập 2 hiện ra.

Bấm Enter lần nữa chạy hiệu ứng để kiểm tra thì đáp án chạy từ trên xuống chỗ trống

Hướng dẫn:

- Mở giáo án “Giao an thuc hanh” ra.

- Bạn nhấp trái chuột vào viền của Text box bài tập 1 để biến thành chấm nhỏ bao quanh (chọn Text box ), giữ phím Ctrl đồng thời nhấp chuột trái vào vòng tròn bạn vẽ chọn đáp án D (chú ý phải chính xác – Khi cả vòng tròn và Text box có 8 nút tròn trắng là được)

- Bạn chọn hiu ng thoát ra cho cả hai đối tượng (xem mục trang 30) là Fade. - Bạn chọn Slides 2 trên danh sách các Slides (cửa sổ bên trái màn hình)

Tìm các từ cho dưới đây đểđiền vào tiên đề sau sao cho đúng?

, nằm trong, cắt,

Quan một điểm A……… đường thẳng a cho trước có một và chỉ một đường thẳng……… với đường thẳng a.

- Bạn đổ màu nền cho Text box này sáng hơn màu nền của giáo án một chút viền khung màu đỏ có độ rộng là 3 pt.

- Tạo Text box 2: Chứa nội dung “nằm ngoài” không có nền và không có đường bao (No

Fill và No Line)

- Tạo Text box 3: Chứa nội dung “song song” không có nền và không có đường bao (No

Fill và No Line)

Bạn kéo Text box 2 và Text box 3 vào vị trí trống của Text box 1 để được như bài tập

Chọn cả 3 Text box cùng một lúc (bằng cách chọn nút mũi tên trắng trên thanh công cụ vẽ Drawing- xem hình) chọn hiệu ứng cho cả 3 Text box này là Zoom cho xảy ra đồng thời. Chỉnh trong ngăn Start là Affter Previous

Bạn chọn từ “nằm ngoài” bằng công cụ nút mũi tên trắng trên thanh công cụ vẽ, chỉ bao quanh một từđó thôi (xem hình)

Bạn nhấp chuột tại chữ “nằm ngoài” rồi rê chuột tạo thành đường thẳng xuống vị trí cần điền (sau từ đim A) bạn sẽ thấy hình mũi tên có đuôi màu xanh chỉ vị trí xuất phát và đầu màu đỏ chỉ vị trí chuyển đến.

Bạn trình chiếu thử (dùng nút cái ly nước góc trái dưới màn hình – xem phần trên) xem vị trí đặt đã đúng chưa, nếu bị lệch thì bạn nhấp chuột vào hình mũi tên xanh đỏ ấy rồi đặt chỏ chuột vào nút tròn trắng tại đầu đỏ kéo lên xuống hoặc sang trái sang phải khi nào chuẩn thì thôi.

Đối với song song bạn cũng làm tương tự. Chỉnh trong ngăn Start là Affter Previous

Sau khi chọn hiệu ứng xong bạn dùng nút mũi tên trắng bao quanh toàn bộ bài tập trên để chọn 3 Text box.

Dùng phím mũi tên trên bàn phím chỉnh cho bài tập này vào vị trí chính giữa của Slides Bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + X để cắt bài tập này.

Nhấp chuột vào Slides 1 trên cửa sổ danh sách các Slides để chọn slides 1, sau đó bạn nhấn tổ hợp Ctrl + V để dán bài tập lúc nãy vào Slides 1.

BÀI TẬP 5

1) Mở “Giao an thuc hanh” ra chuyển Slides 2 lên trên Slides 1 để thiết kế Slides chào hỏi

2) Thiết kế Slides chào hỏi theo mẫu sau với dòng “Kính chào các thầy giáo, cô giáo về dự giờ” chọn hiệu ứng nhấp nháy đến khi nào kích chuột hoặc Enter để vào bài.

Hướng dẫn:

1) Chuyển Slides hãy xem phần II trang 6 2) Bạn tạo 4 Text box

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn giáo án điện tử bằng phần mềm PowerPoint 2003 doc (Trang 69 - 87)