Đưa âm thanh, phim vào giáo án

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn giáo án điện tử bằng phần mềm PowerPoint 2003 doc (Trang 58 - 87)

1) Đưa âm thanh vào giáo án

Trước khi làm bạn phải có tư liệu âm thanh đã được lưu ở thư mục chứa giáo án của bạn.

Có hai kiểu đưa âm thanh vào giáo án của bạn: Một kiểu là độc lập, một kiểu là gắn với một đối tượng, ví dụ như một câu tiếng anh, một từ mới hiện ra đồng thời phát ra tiếng đọc câu đó hoặc từ mới đó

a) Đưa âm thanh độc lập

Ví d: lần thứ nhất bạn đưa nội dung bài hội thoại lên màn hình, giáo viên bấm Enter lần thứ hai cho cả lớp nghe bài hội thoại với âm thanh cô cài trong máy.

Trong trường hợp này bạn thấy âm thanh xuất hiện sau khi bài hội thoại xuất hiện không liên quan đến hiệu ứng của bài hội thoại.

Chỉnh độ tương phản

Chỉnh độ tối sáng Cắt tranh

Tạo nét bao quanh tranh Trở lại như cũ

Đểđưa âm thanh vào bạn làm như sau :

Vào thực đơn Insert chọn Movies and Sound chọn tiếp Sound from file một hộp thoại xuất hiện bạn tìm đến địa chỉ bạn cất giữ đoạn âm thanh bạn cần đưa vào, bạn nhấp chuột chọn tên file âm thanh đó rồi nhấn OK là được

Khi bạn làm như vậy thì trên nền thiết kế xuât hiện hộp thoại nhỏ có hai lựa chọn, bạn chọn Automatic , lúc này trên nền thiết kế của bạn có hình một chiếc loa màu vàng

Hãy bật cửa sổ Custom Animation lên (SlidesShow \ CustomAnimation…), bạn để ý bên cửa sổ hiệu ứng (bên phải màn hình) lúc này đã có hiệu ứng âm thanh ởđó, bạn tiến hành chỉnh sửa như sau.

Bạn nhấp chuột vào nút mũi tên trong hiệu ứng âm thanh đó chọn Effect Options để xuất hiện hộp thoại chỉnh sửa hiệu ứng (Play sound)

Bạn chọn nhãn Timing (H1) trong ngăn Start bạn chọn lệnh cho hiệu ứng (Với ví dụ này tôi chọn Click tức là Enter thì mới có âm thanh). Nếu bạn cần lặp đi lặp lại mấy lần thì bạn lựa chọn trong ngăn Repeat (phần này tôi đã hướng dẫn trong phần hiệu ứng của

Text box )

Bạn chọn nhãn Sound setting (H2) nhấp chuột vào nút cái loa màu vàng bảng volume hiện lên bạn chỉnh lên cỡ to nhất, sau đó đánh dấu kiểm vào ô Hide sound icon during

slide show nó sẽẩn cái hình loa trên nền giáo án đi khi bạn dạy học . Cuối cùng nhấn nút OK.

b) Hiệu ứng âm thanh gắn với một đối tượng

Cách làm này được áp dụng cho tất cả các đối tượng nào có hiệu ứng, cả Text box , hình ảnh…

Ví dụ : Bạn có một đề bài bạn cho chạy hiệu ứng trên màn hình đồng thời thì máy đọc luôn đề bài đó

Bạn tạo một Text box chứa đề bài chọn hiệu ứng cho đề bài xong (chú ý hiệu ứng nào mà xuất hiện nhanh cả đề bài thì chọn, ví dụ Ease In hoặc Wipe) bạn nhấp chuột vào mũi tên của hiệu ứng đó chọn Effect Options, hộp thoại xuất hiện trong nhãn Effect

ngăn Sound bạn bấm chuột vào nút mũi tên một thực đơn sổ ra bạn kéo thanh trượt xuống chọn Other Sound. Hộp thoại tiếp theo xuất hiện bạn tìm đến nơi để âm thanh (với ví dụ này âm thanh phải được ghi âm và đã lưu trên máy) . Bạn lưu ý rằng mặc định của hộp thoại này là đinh dạng đuôi *.wav nên khi làm cách này thì nhất thiết bạn phải đổi định dạng âm thanh thành đuôi *.wav, bạn chọn file âm thanh bạn cần sau đó nhấn OK

Làm như vậy khi bạn cho hiệu ứng đề bài chạy thì âm thanh đồng thời xuất hiện

----Lưu ý khi làm vic vi âm thanh---

Âm thanh tốt hơn hết phải có định dạng *.mp3 ; *.midi; hoặc *.wav.

Các bạn rằng nếu các bạn mua đĩa CD ở ngoài thị trường mà không phải đĩa MP3 hoặc MP4 thì các đoạn nhạc, bài hát thường có dạng là *.cda nhất thiết bạn phải đổi sang

định dạng khác thì mới dùng được, nếu không các bạn coppy vào máy thì khi bỏ đĩa ra các bạn sẽ không nghe được.(Có thể dùng phần mềm Herosoft 3000 , Ulead Studio…

để cắt xén chỉnh sửa và định dạng lại)

c) Làm sao biết được một file âm thanh ở định dạng nào?

- Bạn mở cửa sổ My computer

- Vào thực đơn Tools chọn Folder Options

- Hộp thoại xuất hiện bạn chọn nhãn View bạn kéo thanh trượt bên tay phải bỏ dấu kiểm trong ngăn Hide Extensions known fiens types sau đó nhấn OK là được.

Bây giờ bạn mở một tệp chứa các đoạn âm thanh, bạn để ý ở cuối tên mỗi một file âm thanh đều có ghi rõ định dạng file của nó ở cuối tên file.

2) Đưa phim vào giáo án

a) Phim như thế nào thì đưa được vào giáo án? Đưa phim vào bằng cách nào?

Để đưa phim vào trong giáo án bạn nên nhớ phim phải nằm cùng thư mục chứa giáo án như tôi đã nói ở phần chèn hình ảnh. Khi bạn coppy giáo án sang máy khác để chạy thì bạn phải coppy cả thư mục đó.

Để chèn phim vào trong giáo án chạy được tốt thì phim phải ở một trong các định dạng sau: *.avi , *.mpeg , *.wmv thì khi chèn vào trong giáo án hình mới không bị giật (tốt nhất là định dạng *.avi thì khi coppy đi máy nào cũng chạy, nhưng hạn chế ở chỗ định dạng này làm cho dung lượng của phim thường rất lớn).

Để biết được phim đang ở định dạng nào bạn làm như cách xem đối với xem định dạng âm thanh.

Nếu bạn mua đĩa CD ngoài thị trường thì thường phim được định dạng *.DAT bạn có thể sử dụng một trong các phần mềm sau đây để thay định dạng cho phim : Proshow gold, Ulead Studio (phần mềm chỉnh sửa phim rất tốt cho giáo án), Totel Video Convert, HT VideoEditor (phần mềm cắt phim)…(Nếu cần liên hệ với tác giả, phần mềm có sách hướng dẫn đi kèm)

Đểđưa phim vào giáo án của bạn bạn làm như sau:

- Vào thực đơn Insert chọn Movie and Sounds chọn tiếp Movie from Files - Hộp thoại hiện ra bạn tìm đến địa chỉ chứa phim chọn phim rồi nhấn OK.

Khi bạn làm như vậy thì trên nền thiết kế xuât hiện hộp thoại nhỏ có hai lựa chọn, bạn chọn Automatic .

b) Chỉnh sửa phim khi chèn vào.

Khi bạn làm xong trên nền thiết kế giáo án có một hình chữ nhật, đấy chính là phần

Bật cửa sổ Custom Animation lên, bạn để ý bên cửa sổ hiệu ứng (bên phải màn hình) lúc này đã có hiệu ứng phim ở đó, hiệu ứng phim hơi khác với hiệu ứng âm thanh nó có 2 hiệu ứng (1 hình cái đồng hồ - 1 hình chuột) bạn nhấp chuột vào hiệu ứng dưới (cái chuột) rồi xóa nó đi bằng việc nhấp chuột vào nút Remove

c) Chọn hiệu ứng và chỉnh sửa hiệu ứng cho phim.

Nếu Slide của bạn chỉ để chứa phim thì như vậy là xong .

Nếu phim cần cho giảng dạy khi nào đến phần đo thì mới bật phim cho xem thì bạn lại cần phải chọn thêm hiệu ứng xuất hiện hoặc mất đi cho phim.

Khi hiệu ứng cho phim xong (chọn hiệu ứng như chọn với Text box và tranh ảnh) thì hiệu ứng đó thường đứng dưới hiệu ứng phim, bạn cần chuyển hiệu ứng xuất hiện lên trên hiệu ứng phim (xem phần di chuyển hiệu ứng Chương II- bài 2). Trong hình dưới - đã minh họa sự di chuyển đó đối với phim “Bao-ve-nguoi-yeu”

Bạn nhấp chuột vào mũi tên trong hiệu ứng phim (hiệu ứng mà khi chèn phim vào đã có sẵn, thường nó có hình tam giác trắng ở đầu), sau đó bạn

chọn Effect Options trên thực đơn vừa sổ ra.

Hộp thoại hiện ra bạn chọn nhãn Movie Setting, trên nhãn này có hình cái loa màu vàng bạn nháy vào cái loa này để chỉnh độ to của tiếng, có hai lựa chọn khác :

- Hide while not play (ẩn khi không chạy) nếu bạn đánh dấu vào ô này thì khi chạy xong phim sẽ ẩn đi không che mất phần chữ trên nền bài giảng của bạn.

- Zoom to full screen ( to đầy màn hình khi chạy) nếu bạn

đánh dấu vào ô này thì khi chạy phim sẽ tự động phóng to đầy màn hình mà không ở trong khung như bạn định sẵn từ trước nữa.

IV- Chèn công thức toán học vào trong giáo án 1) Cách chèn công thức toán học vào giáo án.

Đối với công thức toán học bạn có thể dùng các công cụ vẽ và Text box và hình vẽđể tạo công thức, làm như vậy thì chọn hiệu ứng cho từng đối tượng nhỏ một sẽ dễ hơn nhưng lại lâu hơn.

Đối với công thức toán học được chèn từ công cụ Toán học thì bạn làm như sau:

a) Tạo nút chèn công thức cho nhanh:

• Bạn vào thực đơn Tools chọn Customize

• Hộp thoại hiện ra bạn chọn nhãn Command. Trong nhãn này được chia ra hai cửa sổ, trong cửa sổ bên trái bạn chọn thực đơn Insert sau đó bạn kéo thanh trượt ở cửa sổ bên phải chọn đến biểu tượng Equations Editor. Nhấp và giữ chuột vào nút này bạn kéo nó lên thanh định dạng hoặc thực đơn hoặc thanh công cụ (bất cứ thanh công cụ nào đang có mặt trên nền thiết kếđều được) sau đó bỏ tay ra.

• Nhấn nút Close thì trên thanh đó đã có thêm nút (trong hình tôi để ở thanh Menu)

b) Cách soạn công thức

Để chèn công thức toán học từ nay trở đi bạn chỉ cần nhấn vào nút thế là cửa sổ soạn công thức hiện ra bạn tiến hành soạn thảo không phải mở thực đơn Insert chọn Opject rồi chọn Microsoft Equation 3.0 như trước nữa.

Bạn nhấp chuột vào các nút trên thanh công cụ Equation này để chèn, kết hợp với các con số trên bàn phím để tạo ra công thức, dùng phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển

Ví dụ: Bạn cần soạn một công thức 3

2

1−

- Nhấp chuột vào nút để hiện thanh công cụ toán học Equation - Gõ số 1, rồi dấu – trên bàn phím.

- Nhấp vào biểu tượng phân số trên thanh công cụ

- Con trỏđang nhấp nháy ở ô tử số, bạn bấm tiếp biểu tượng căn bậc 2

- Gõ số 2, dùng phím mũi tên ↓ chuyển xuống ô mẫu số gõ số 3. - Nhấp chuột ra ngoài nền thiết kế ta được công thức

---Lưu ý--- Nếu phần mềm chưa cài Microsoft Equation 3.0 , thì khi bạn nhấn nút để chèn công thức máy sẽ tựđộng cài đặt, chỉ cần làm theo hướng dẫn của nó, tìm đến bộ cài Office 2003 nếu nó yêu cầu, sau đó đợi cho máy cài xong làm bình thường.

2) Chỉnh sửa công thức:

Nhưng khi soạn thảo công thức xong thì công thức trên nền thiết kế (Slide) thường có màu đen trông khó coi và không rõ lắm, bạn hãy chỉnh lại kích thước và màu sắc cho rõ hơn. Hãy làm như sau:

• Nhấp chuột phải vào công thức toán vừa chèn và chọn Format Opject.

• Khi hộp thoại xuất hiện bạn chọn nhãn Picture trong nhãn này bạn chọn nút Recolor (xem hình).

• Hộp thoại Recolor Picteure hiện ra trong ngăn New bạn nhấp các nút tam giác chọn lại thành toàn màu trắng rồi nhấn OK

Nếu bạn thích công thức toán của bạn to ra hay nhỏ lại thì bạn nhấp chuột chọn công thức rồi đặt chuột vào một trong 8 nút của công thức kéo rê chuột cho to ra hay nhỏ lại tùy ý.

Để di chuyển một công thức thì bạn nhấp chuột vào công thức toán rồi kéo đặt đến vị trí cần đặt.

3) Chọn hiệu ứng cho công thức toán:

Bạn tiến hành như với hộp Text box, chỉ xin lưu ý rằng nếu bạn cần chọn hiệu ứng cho từng thành phần thì phải lập thành từng công thức riêng cho từng thành phần đó, mỗi thành phần chọn một hiệu ứng.

V- Chèn bảng biểu vào giáo án. 1) Cách chèn bảng biểu: 1) Cách chèn bảng biểu:

Bảng biểu cũng ít khi xuất hiện trong giáo án nhưng việc chèn bảng biểu lại thường gây nhiều phiền toái vì định dạng chữ mặc định của bảng biểu thường rất lớn và việc chỉnh sửa bảng biểu thường gặp nhiều khó khăn.

Cách 1: Vào thực đơn Insert chọn Table… xuất hiện một hộp thoại, bạn tiến hành gõ số cột của bảng vào ngăn Number of columns và số dòng của bảng vào ngăn

Number of rows sau đó chọn OK

Cách 2: Chọn nút chèn bảng biểu ở trên thanh công cụ sau đó rê chuột chọn số dòng số cột xong rồi nhả tay ra.

2) Chỉnh sửa bảng biểu

Sau khi bảng đã được chèn vào trong giáo án bạn tiến hành nhấp chuột vào viền của bảng để biến thành chấm nhỏ bạn chọn lại cỡ chữ, kiểu chữ làm như vậy thì bảng của bạn có các ô giống nhau.

Nếu kích thước của bảng không phù hợp thì bạn chọn bảng và nhấp chuột vào một trong 8 chấm tròn trắng trên bảng biểu rồi rê chuột để chỉnh kích thước của bảng như là chỉnh kích thước đối với tranh ảnh.

Nếu bạn muốn các hàng các cột có độ rộng, cao khác nhau thì bạn nhấp chuột vào các đường kẻ ngang, dọc khi nào hình trỏ chuột biến thành hình thì bạn kéo rê chuột lên xuống hay sang trái sang phải để thay đổi độ rộng, cao của cột, hàng đó.

Bạn chú ý khi bạn chèn một bảng biểu như thế thì lập tức thanh công cụ bảng biểu xuất hiện, nếu không xuất hiện bạn có thể mở thực đơn View chọn Toolbar di chuột sang ngang đánh dấu kiểm vào Table and Borders Bây giờ tôi cùng các bạn làm việc trên thanh công cụ này.

1- Vẽ thêm các dòng các cột 7- Đổ màu nền cho những ô được chọn 2- Tẩy xóa các nét ngang, dọc 8- Nút các công cụ về bảng: Chèn thêm,

xóa đi…

3- Chọn các nét kẻ cho dòng, cột 9- Nhập các ô được chọn lại với nhau 4- Độ lớn của nét khi ta chọn nút 3 10- Tách ô thành nhiểu ô

5- Màu của nét khi chọn nút 3,4 11- Nhóm canh chữ trong ô:Trên, chính

giữa, dưới

6- Áp dụng với loại đường nào khi chọn 3,4,5 12- Nhóm canh cho độ cao, độ rộng các

hàng hay các cột được chọn cho

đều nhau.

a) Vẽ thêm nét:

Để thêm các nét vào bảng bạn có thể dùng công cụ số 1. Nhấp chuột vào công cụ này thì chuột biến dạng thành hình cái bút bạn dùng bút này vẽ thêm các đường vào trong bảng tùy ý bằng cách nhấp và rê chuột, công cụ này có thể dùng để chia ô thành nhiều ô.

b) Xóa nét

Ngược lại với công cụ số 1 là công cụ số 2 tẩy đi các nét không cần thiết của bảng. Bạn nhấp chuột vào nút này hình chuột biến thành hình chiếc tẩy, bạn nhấp chiếc tẩy này vào nét bạn định xóa trong bảng nét đó biến thành màu khác thì bạn nhả chuột lập tức nét đó biến mất. Công cụ này có thể nhập các ô thành một ô.

c) Nhập các ô vào làm một:

Bạn dùng chuột chọn (bôi đen) các ô liền nhau định nhập làm một rồi nhấp vào nút công cụ số 9

d) Tách ô, hàng, cột.

Bạn chọn ô, các hàng, các cột muốn tách rồi chọn nút công cụ số 10. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

e) Thêm hàng, cột

Bạn chọn hàng, cột mà bạn muốn chia rồi chọn nút số 8. Nếu tách hàng thành nhiều hàng chọn Insert Rows, muốn tách cột thành nhiều cột chọn Insert columns.

f) Tạo các nét khác nhau trong một bảng

Ví dụ bạn muốn các nét ngang là nét chấm có màu tím. Hãy chọn các hàng có các nét

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn giáo án điện tử bằng phần mềm PowerPoint 2003 doc (Trang 58 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)