Vẽ nửa đường tròn

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn giáo án điện tử bằng phần mềm PowerPoint 2003 doc (Trang 50 - 87)

- Chọn hiệu ứng

d.Vẽ nửa đường tròn

- Vẽđường tròn như phần a) nhưng không điền tâm và tên tâm.

- Bật đường lưới và kéo đường tròn bám vào đường lưới sao cho xác định được tâm và đường kính dựa vào giao của các đường lưới.

- Bạn dùng nút số 6 trên thanh công cụ vẽ rê chuột để vẽ một hình chữ nhật phủ đi một nửa của đường tròn trên.

- Tiếp đó bạn bấm chuột trái vào hình chữ nhật rồi chọn nút công cụ số 13 đểđổ màu cho hình chữ nhật vừa vẽ (chú ý rằng màu này phải trùng với màu nền của giáo án)

- Bạn lại nháy vào nút tam giác nhỏ cạnh nút công cụ số 14 để hiện thực đơn bạn chọn No

line để bỏ nét khung hình chữ nhật đi.

- Tiếp đó bạn dùng nút công cụ số 4 để vẽ đường kính (bấm chuột vào nút này đặt chuột vào điểm đầu của cung tròn rê chuột đến điểm cuối của cung tròn, muốn thẳng thì nhấn phím Shift khi rê chuột).

- Tiếp theo bạn dùng Text box để điền điểm AB, nếu muốn vẽ tâm thì làm tương tự như phần trên.

- Bây giờ bạn gom các hình này lại bằng lệnh Group (phần trên) rồi bỏ đường lưới Grid

and Guides.

e) Chọn hiệu ứng cho đường tròn và nửa đường tròn.

Hiệu ứng xuât hiện cho đường tròn có nhiều cách để bạn lựa chọn, nhưng theo tôi bạn nên chọn một trong hai hiệu ứng sau là đẹp nhất: Hiệu ứng Wedge hoặc Wipe. Sau khi

Để vẽ tam giác thì các bạn có thể sử dụng một trong hai cách sau:

F Vẽ 3 đoạn thẳng để tạo thành tam giác chọn hiệu ứng riêng cho mỗi đoạn thẳng, bạn nhớ rằng không nên gom chọn hiệu ứng riêng cho từng cạnh thì đẹp hơn còn gom lại cũng không sao .

F Nếu bạn cần vẽ tam giác cân hoặc tam giác vuông thì bạn chọn nút công cụ số 3

AutoShapes chọn nhóm Basic Shapes chọn kiểu tam giác rồi ra ngoài rê chuột là được. Với cách làm này thì bạn phải làm trong suốt hình, dùng Text box để điền tên các đỉnh của tam giác gom chúng lại thành một hình và nên chọn hiệu ứng là Strip

g) Vẽ các đường hình phức tạp khác d1- Vẽ đường tùy ý

Để vẽ các đường tùy ý loằng ngoằng bạn chọn nút công cụ số 3 AutoShapes chọn nhóm

Lines chọn một trong 3 công cụở hàng dưới để vẽ, ví dụ vẽ kí hiệu góc chẳng hạn…

d2- Vẽ hình khối

Ví dụ bạn muốn vẽ một quả cầu địa lí hoặc một quả cầu thể hiện một phân tử, nguyên tử... bạn vẽ một hình tròn sau đó bạn chọn đổ màu bằng cách nhấp chuột vào nút tam giác nhỏ cạnh công cụ số 13 khi thực đơn hiện ra bạn chọn Fil Effects hộp thoại xuất hiện bạn chọn nhãn Gradient tiến hành chọn số màu trong ngăn Color bạn đánh dấu vào ô Fromcenter sau đó chọn kiểu thể hiện trong ngăn Variants rồi nhấn OK

Nếu bạn muốn có khối hình hộp có thể bạn phải vẽ rời như vẽ bảng bình thường hoặc bạn có thể vẽ hình chữ nhật rồi chọn công cụ số 20 để tạo các dạng khối, nếu bạn cần chỉnh sửa khối thì bạn có thể bật thanh công cụ 3D lên (trong công cụ 20 chọn 3-D Settings)

4) Tạo nút điều khiển

Nút điều khiển có nhiều kiển: Điều khiển để chạy một chương trình nào đó đã có trong máy như: Nghe nhc, Word, Exel, Trò chơi ….ngay trên nền PowerPoint ; điều khiển để chạy một bản trình diễn nào đó bất kì đã thiết kế; hay điều khiển để chạy một hiệu ứng (có tác dụng trong trò chơi ô chữ)

a) Nút điều khiển để chạy một chương trình

Nếu các bạn không biết cách đổi định dạng, cắt xén cho một phim tư liệu minh họa cho giáo án thì bắt buộc chúng ta phải chạy riêng nó khi đó ta dùng nút điều khiển.

Để thực hành được ví dụ này các bạn hãy vào phòng thiết bị lấy đĩa CD Lịch sử lớp 9 copy “Chiến dịch Điện biên phủ” vào ổ D.

Ví d: Bạn dạy phần diễn biến của chiến dịch điện biên phủ sau khi bạn thiết kếđầy đủ được nội dung của bài giảng với chữ, tranh ảnh và lược đồ

- Bạn tạo một nút “xem phim” bằng công cụ vẽ

- Bạn nhấp chuột phải vào nút này và trên menu xổ ra bạn chọn Actions Setting

- Hộp thoại xuất hiện, hộp thoại có hai nhãn bạn chọn nhãn thứ nhất Mouse Click, trong nhãn này bạn đánh dấu kiểm vào ô Run Program sau đó nhấn vào nút Browser

- Mở đến vị trí bạn đặt phim, bạn sẽ thấy không có phim của mình ở đó đừng lo trong hộp thoại bạn đang làm trong ngăn Type of File bạn nháy vào nút mũi tên và chọn All file, phim của bạn đã có bạn nhấp vào phim đó nhấn OK về hộp thoại trước nhấn OK.

Bây giờ bạn nhấn nút trình diễn thử bạn nhấn vào nút xem phim chương trình chạy nếu có bảng lạ xuất hiện bạn nhấn OK, bạn đang chạy chương trình xem phim bạn có thể điều chỉnh đến đoạn cần thiết xem xong thoát đi lại trở lại giáo án bình thường.

b) Nút điều khiển chạy một slide

Ví dụ bạn có một bộ giáo án được thiết kế gồm nhiều bài, bạn làm một Slide đầu tiên mô tả chương đó gồm một mục lục các bài được tạo bởi các nút, dạy bài nào bấm nút bài đó thế là tiến hành dạy.

Nếu máy của trường bạn có “chuyên đề Toán đường tròn” bạn có thể mở ra để tham khảo

Ví dụ bạn tạo nút “kiến thức cơ bản” khi bấm nút này thì chạy phần kiến thức cơ bản

- Bạn dùng công cụ vẽđể tạo nút.

- Tạo nút xong thì bạn nhấp chuột phải vào nút đó trên thực đơn xổ ra chọn Actions Setting.

- Hộp thoại hiện ra bạn chọn nhãn Mouse Click bạn đánh dấu chấm vào ô Hyperlink to.

- Trong ngăn đó có rất nhiều lựa chọn, bạn kéo thanh trượt xuống chọn Slide… ,

- Hộp thoại link slide xuất hiện bạn chọn đến Slide chưa nội dung bạn cần (trong ví dụ này phần “kiến thức cơ bản” nằm ở Slide thứ 4 nên tôi chọn Slide 4) thường thì nội dung của Slid hiện trước trên hộp thoại này.

Các nút khác bạn cũng làm tương tự

c) Nút điều khiển hiệu ứng

Đây là một phần cực quan trọng trong việc cho các bạn thiết kế trò chơi ô chữ, tìm hình bí ẩn…. như những chương trình đường lên đỉnh Olimpia. Xin các bạn thực hành qua ví dụ sau:

Ví dụ:

- Bạn tạo một Text box chứa nội dung “Đừng nghịch máy tinh vào giờ cao điểm”(thay Text box bằng bất cứđối tượng nào cũng được)

- Tạo khung và nền cho Text box này trông như bảng phụ.

- Bạn chọn hai hiệu ứng: Hiệu xứng xuất hiện (wipe chẳng hạn); hiệu ứng mất đi hay thoát ra (wipe chẳng hạn).

- Bạn tạo hai nút bằng công cụ vẽ hình chữ nhật (Rectangle) là “vào” và “ra” để điều khiển hai hiệu ứng “vào” và “mất” đi của Text box .

Trên cửa sổ hộp thoại chứa hiệu ứng bạn nhấp vào hiệu ứng xuất hiện (sao xanh) của Text box rồi lại nhấn vào nút mũi tên của hiệu ứng đó, trên thực đơn sổ ra bạn chọn

Effect Options.

Hộp thoại xuất hiện bạn chọn nhãn “Timing” trên nhãn này bạn nháy vào nút Triggers để hiện hết các mục còn ẩn.

Bạn đánh dấu kiểm vào ô Star effect on click, trong ngăn này bạn nháy vào nút mũi tên kéo thanh trượt xuống chọn Rectangle 2: Vào (như vậy hiệu ứng vào được điểu khiển bằng nút “vào”)

Đối với hiệu ứng thoát ra bạn cũng làm tương tự.

Bây giờ bạn có thể trình diễn thử, bình thường bạn ấn Enter hoặc click chuột là hiệu ứng chạy thì giờđây bạn phải click chuột vào nút hiệu ứng mới chạy.

Bạn có thể chọn một nút cho nhiều hiệu ứng cũng được, ví dụ trên bạn có thể chọn cả hai hiệu ứng vào một nút rồi cho nó chạy cùng nhau (With previous) nhưng hiệu ứng mất đi phải chọn số thời gian trong ngăn Delay (hộp thoại trên) là một số nào đấy thì sau ngần ấy giây nó mới mất.

Công việc này rất phù hợp làm trò chơi ô chữ, với mỗi ô chữ bạn làm hai cột nút điều khiển ởđằng trước mỗi hàng ngang, một nút để hiệu câu hỏi và làm mất câu hỏi, một nút hiện đáp án. Như vậy chọn hàng ngang nào cũng được mà không mất nhiều Slide.

II- Chèn tranh, ảnh vào giáo án.

1) Chèn hình ảnh có sẵn trong thư viện của PowerPoint.

Khi làm giáo án bạn cần tìm một hình gì đó để chèn vào giáo án, có thểđể trang trí có thểđể làm tư liệu minh họa….Bạn có thể tìm trong thư viện của PowerPoint, tuy nhiên thư viện này chắc chắn không đáp ứng được hết các yêu cầu của bạn nhưng đôi lúc nó lại rất hữu ích. Bạn làm như sau:

Cách 2: Kích chuột vào nút Insert Clip Art trên thanh công cụ vẽ.

Khi bạn làm một trong hai cách trên thì cửa sổ Task Pane lúc này là cửa sổ Clip Art bạn tiến hành như sau:

- Trong ngăn Selected Collection bấm vào nút mũi tên, bạn chỉ đánh dấu vào ô Office collections (nếu muốn có nhiều hình thì chọn cả My Collections)

- Trong ngăn Selected media file type chỉ đánh dấu ô Clip Art.

Các bạn nhấn nút Go để hiện các hình ảnh có trong Clip Art

Chú ý: Chỉnh kích thước và di chuyển, chọn hiệu ứng giống như với hình vẽ, bạn có thể

xem lại phần trên. Thậm chí bạn có thể hủy gom của hình đó để chỉnh theo ý mình hoặc lấy một phần của hình đó mà thôi (hãy thử xem)

2) Chèn tranh ảnh vào giáo án từ tư liệu của bạn

Để đưa tranh, ảnh , bản đồ… vào giáo án thì bạn phải chuẩn bị tranh, ảnh, bản đồ đó trước và đã được lưu tại thư mục chứa giáo án của bạn (như phần trên tôi đã giới thiệu). Hiện nay bạn có thể dùng máy Scan, máy ảnh kĩ thuật số để sao lại các tranh, ảnh, bản đồở trong sách hay phòng thiết bị sau đó dùng phần mềm sử lí ảnh Photo Shop, Paint để chỉnh sửa cho rõ hoặc cắt những phần mình cần rồi mới đưa vào làm nguồn cho giáo án (thường thì thợ ảnh sẽ làm giúp giá rất rẻ). Một chú ý nữa là bạn nên để tranh, ảnh, bản đồ của bạn ở định dạng (đuôi) là *.JPEG sau khi đã chỉnh sửa, mà khổảnh cũng nên vừa không nên to quá hoặc nhỏ quá khi chèn vào khó chỉnh sửa và không được nét.

a) Cách chèn

Để đưa tranh, ảnh, bản đồ vào giáo án bạn mở thực đơn Insert chọn Picture chọn tiếp

From File.

Khi hộp thoại xuất hiện bạn chọn tìm đến nơi chứa tranh ảnh bạn cần, nhấp chuột chọn tranh đó bấm nút Insert hoặc nhấp đúp vào nó là được.

b) Chỉnh sửa tranh ảnh đã đưa vào

Có thể tranh ảnh bạn đưa vào nó lệch hoặc to quá hoặc cũng có thể mờ quá hoặc có thể có nhiều phần thừa. Vậy để cho hợp lí ta cần làm gì ví dụ như tấm bản đồ sau vừa lệch vừa sáng quá chiếu lên sẽ mờ

Khi đưa tranh ảnh vào xong bạn vào thực đơn View chọn Toolbar chọn đánh dấu vào

- Nếu tranh ảnh to quá hoặc nhỏ quá bạn nhấp chuột vào tranh bạn thấy tranh có 8 nút màu trắng, bạn muốn tranh to hay nhỏ theo chiều nào thì nhấp chuột vào các nút trắng đó rồi giữ chuột kéo. Trong đó 4 nút trắng ở góc cho phép bạn chỉnh tranh đều theo các chiều, bạn phải kéo theo đường chéo trong khi kéo giữ phím Shift. (trong trường hợp tranh quá to vượt ra khỏi trang thiết kế bạn khó nhận biết các nút thì lúc đó bạn phải sử dụng nút Zoom gõ số % nhỏđi là nhìn thấy các nút đó)

- Nếu tranh ảnh bị lệch bạn nhấp chuột vào tranh để ý có nút xoay tranh màu xanh bạn nhấp chuột vào nút này rồi rê chuột để xoay tranh cho cân lại.

- Nếu tranh sáng và mờ bạn nhấp chuột và tranh trước dùng nút chỉnh độ tương phản và độ sáng tối để chỉnh. (tranh sáng quá khi dùng máy chiếu thường bị lóa và mờ)

- Nếu tranh có phần thừa bạn dùng nút cắt tranh, khi chọn nút này bạn sẽ thấy các nút trắng bây giờ đã biến thành những nút đen bạn tiến hành nhấp vào các nút này kéo để cắt tranh.

- Khi đã hoàn thành bạn có thểđóng khung cho tranh để cho đẹp nhờ vào nút tạo nét bao quanh tranh.

Bản đồở trên sau khi chỉnh sửa ta có

c) Chọn hiệu ứng cho tranh ảnh

Hiệu ứng cho tranh ảnh thường dễ chọn bạn có thể tham khảo các hiệu ứng sau Zoom; Ease In, Box; Wipe; Peek In……tùy theo yêu cầu mà các bạn lựa chọn nhưng không nên cho bay nhảy hoặc quay.

III- Đưa âm thanh, phim vào giáo án. 1) Đưa âm thanh vào giáo án 1) Đưa âm thanh vào giáo án

Trước khi làm bạn phải có tư liệu âm thanh đã được lưu ở thư mục chứa giáo án của bạn.

Có hai kiểu đưa âm thanh vào giáo án của bạn: Một kiểu là độc lập, một kiểu là gắn với một đối tượng, ví dụ như một câu tiếng anh, một từ mới hiện ra đồng thời phát ra tiếng đọc câu đó hoặc từ mới đó

a) Đưa âm thanh độc lập

Ví d: lần thứ nhất bạn đưa nội dung bài hội thoại lên màn hình, giáo viên bấm Enter lần thứ hai cho cả lớp nghe bài hội thoại với âm thanh cô cài trong máy.

Trong trường hợp này bạn thấy âm thanh xuất hiện sau khi bài hội thoại xuất hiện không liên quan đến hiệu ứng của bài hội thoại.

Chỉnh độ tương phản

Chỉnh độ tối sáng Cắt tranh

Tạo nét bao quanh tranh Trở lại như cũ

Đểđưa âm thanh vào bạn làm như sau :

Vào thực đơn Insert chọn Movies and Sound chọn tiếp Sound from file một hộp thoại xuất hiện bạn tìm đến địa chỉ bạn cất giữ đoạn âm thanh bạn cần đưa vào, bạn nhấp chuột chọn tên file âm thanh đó rồi nhấn OK là được

Khi bạn làm như vậy thì trên nền thiết kế xuât hiện hộp thoại nhỏ có hai lựa chọn, bạn chọn Automatic , lúc này trên nền thiết kế của bạn có hình một chiếc loa màu vàng

Hãy bật cửa sổ Custom Animation lên (SlidesShow \ CustomAnimation…), bạn để ý bên cửa sổ hiệu ứng (bên phải màn hình) lúc này đã có hiệu ứng âm thanh ởđó, bạn tiến hành chỉnh sửa như sau.

Bạn nhấp chuột vào nút mũi tên trong hiệu ứng âm thanh đó chọn Effect Options để xuất hiện hộp thoại chỉnh sửa hiệu ứng (Play sound)

Bạn chọn nhãn Timing (H1) trong ngăn Start bạn chọn lệnh cho hiệu ứng (Với ví dụ này tôi chọn Click tức là Enter thì mới có âm thanh). Nếu bạn cần lặp đi lặp lại mấy lần thì bạn lựa chọn trong ngăn Repeat (phần này tôi đã hướng dẫn trong phần hiệu ứng của

Text box )

Bạn chọn nhãn Sound setting (H2) nhấp chuột vào nút cái loa màu vàng bảng volume hiện lên bạn chỉnh lên cỡ to nhất, sau đó đánh dấu kiểm vào ô Hide sound icon during

slide show nó sẽẩn cái hình loa trên nền giáo án đi khi bạn dạy học . Cuối cùng nhấn nút OK.

b) Hiệu ứng âm thanh gắn với một đối tượng

Cách làm này được áp dụng cho tất cả các đối tượng nào có hiệu ứng, cả Text box , hình ảnh…

Ví dụ : Bạn có một đề bài bạn cho chạy hiệu ứng trên màn hình đồng thời thì máy đọc luôn đề bài đó

Bạn tạo một Text box chứa đề bài chọn hiệu ứng cho đề bài xong (chú ý hiệu ứng nào mà xuất hiện nhanh cả đề bài thì chọn, ví dụ Ease In hoặc Wipe) bạn nhấp chuột vào mũi tên của hiệu ứng đó chọn Effect Options, hộp thoại xuất hiện trong nhãn Effect

ngăn Sound bạn bấm chuột vào nút mũi tên một thực đơn sổ ra bạn kéo thanh trượt

Một phần của tài liệu Hướng dẫn soạn giáo án điện tử bằng phần mềm PowerPoint 2003 doc (Trang 50 - 87)