1 .Lí do chọn đề tài
6. Cấu trúc của đề tài
3.2. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nông
3.2.1.1. Mơ hình cánh đồng lớn (lúa) ở xã Đức Thắng huyện Mộ Đức
Mộ Đức là huyện đi đầu trong phát triển nông nghiệp theo hướng NNST. Xã Đức Thắng nằm cạnh ven sơng Trà Khúc, là nơi có truyền thống sản xuất lúa nước, là một xã diện tích sản xuất lúa theo mơ hình mẫu tương đối lớn với 90 ha. Sản xuất lúa theo mơ hình cánh đồng lớn có sự liên kết với các công ty giống cây trồng và các hợp tác xã để thực hiện sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát mơ hình thực tế tại xã Đức Thắng (Phục lục 2.17).
- Số hộ được khảo sát: 70 hộ tại cánh đồng mẫu thơn Đại Thạnh và Xun Khoan, có 283
nhân khẩu, 134 lao động nông nghiệp tham gia sản xuất lúa. Do sản xuất trong mơ hình nên tất cả đều xuống giống một lúc đã dẫn đến thiếu lao động. Vì vậy, phải thuê lao động với giá từ 250.000 - 300.000/người/ngày.
- Quy mơ đất đai: Hộ có quy mơ ít nhất là 1 sào (500 m2), hộ có quy mơ lớn nhất là 10 sào. Nhờ công tác dồn diền đổi thửa mà mơ hình cánh đồng lớn được hình thành và phát triển.
- Kỹ thuật làm đất: Làm đất bằng máy cày cải tiến có 61/70 hộ, máy xới cải tiến 9/70 hộ. Số hộ sở hữu phương tiện làm đất chiếm tỉ lệ rất nhỏ 7,1% (5/70 hộ), các hộ còn phải thuê lại của tư nhân hoặc hợp tác xã. Tuy nhiên, số doanh nghiệp và hợp tác xã có phương tiện làm đất cũng hạn chế nên nhiều lúc không đáp ứng kịp cho bà con, làm ảnh hưởng lớn đến lịch thời vụ.
- Kỹ thuật luân canh: Lúa 1 vụ luân canh 2 vụ rau (rau các loại, ớt) có 2/70 hộ (2,9%), lúa 2 vụ
luân canh 1 vụ màu (ngơ hoặc lạc) có 68/70 hộ (97,1%). Sau khi thu hoạch đất được cày và phơi đất khoảng 5 – 7 ngày để vệ sinh đồng ruộng và hạn chế các mầm bệnh từ vụ trước. Luân canh các loại cây trồng khác nhau giúp đất được tăng độ phì và điều hịa dinh dưỡng. Đặc biệt, luân canh lạc cung cấp nitơ sinh học, cải tạo đất tốt.
- Nguồn nước trong sản xuất: Có 82,9% hộ (58/70 hộ) sử dụng nguồn nước thủy lợi ở kênh
Thanh Long, 8,6% hộ (6/70 hộ) sử dụng nguồn nước sông Vệ. Khi lượng nước mặt không đủ cung cấp hoặc bị ô nhiễm một số hộ đã sử dụng nguồn nước ngầm (số lượng hộ sử dụng nước ngầm có đến 10/70 hộ). Nhìn chung nguồn nước đáp ứng đủ cho sản xuất. Có 100% hộ tưới theo rãnh để dễ dàng điều tiết lượng nước vừa đủ vào ruộng và giúp tiết kiệm nước.
- Giống cây trồng: Có 33/70 hộ mua giống từ các cơng ty nghiên cứu giống, 9/70 hộ mua
tại hợp tác xã địa phương, 28/70 hộ mua từ đại lý tư nhân. Các hộ mua ở đại lý tư nhân vì lí do các cơng ty nghiên cứu sản xuất khơng đủ cung cấp. 100% hộ sử giống đều được xác nhận và lựa
chọn theo đúng quy định trong mơ hình.
- Sử dụng phân bón hữu cơ: 100% hộ có sử dụng phân bón hữu cơ (phân ủ hoai và phân hữu cơ vi sinh). 100% hộ bón phân giai đoạn bón lót. Tuy nhiên, có hộ bón phân hữu cơ ở giai đoạn bón thúc (20/70) và rước địng (13/70), việc bón thêm ở các giai đoạn này giúp tăng thêm dinh dưỡng cho đất và cây lúa. Phân bón hữu cơ được bón phối trộn với các phân vi lượng (N, P, K) nhằm cung cấp đầy đủ vi lượng cho lúa.
- Phương pháp xử lí sâu bệnh hại: Có 11/70 hộ sử dụng “ruộng lúa bờ hoa” hay “vườn rau,
bờ hoa” hoặc sử dụng các chất dẫn dụ côn trùng nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV mà không ảnh hưởng đến chất lượng lúa, không gây ô nhiễm mơi trường xung quanh. Có 26/70 hộ dùng chế phẩm sinh học (có 4 hộ sử dụng kết hợp với thuốc BVTV hóa học), 37/70 hộ dùng thuốc BVTV hóa học. Xu hướng sử dụng chế phẩm sinh học xuất hiện và có xu hướng tăng so với 5 năm trước, việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp các hộ an tâm khi thăm đồng ruộng và tạo được cân bằng sinh học trên đám ruộng.
- Phương pháp xử lí cỏ dại: Có 20/70 hộ sử dụng dụng cụ bằng tay (trong đó có 2/20 kết hợp với cả thuốc hóa học), 13/70 nhổ bằng tay (7/13 hộ kết hợp với cả thuốc hóa học), 8/70 hộ sử dụng chế phẩm sinh học, 29/70 hộ dùng thuốc hóa học. Các hộ sử dụng kết hợp nói rằng phương pháp thủ cơng vẫn khơng xử lí hết được cỏ trong lúa. Phần lớn các hộ sử dụng thuốc hóa học chưa thay thế được bằng chế phẩm sinh học, 100% hộ đều trả lời chưa tiếp cận được nguồn mua và chưa tin tưởng vào công hiệu của sản phẩm.
- Mục đích sử dụng thuốc BVTV: Có 60/70 hộ sử dụng với 2 mục đích (diệt sâu bệnh và trừ
bệnh hại, 6/70 hộ sử dụng 3 mục đích (diệt sâu bệnh, trừ bệnh hại và diệt cỏ), 4/70 (diệt sâu bệnh, trừ bệnh hại, diệt cỏ và tăng trưởng). 100% hộ sử dụng thuốc BVTV nói rằng, nếu khơng sử dụng vì sợ sẽ ảnh hưởng đến năng suất. 100% số hộ sử dụng thuốc BVTV cho biết chọn đúng loại, sử dụng thuốc đúng nồng độ, đúng liều lượng trên nhãn và đúng thời điểm (sau đẻ trứng hoặc khi dịch hại vượt quá ngưỡng hành động để tránh sự phục hồi và kháng thuốc của sâu hại). Số lần phun thuốc sâu trung bình 1 lần/vụ (ít hơn ngồi mơ hình 2 lần/vụ); số lần phun thuốc bệnh 3 lần/vụ (ít hơn ngồi mơ hình 2 lần/vụ). 100% hộ đảm bảo thời gian cách li trên 15 ngày trước khi thu hoạch.
Bể thu gom bao bì thuốc BVTV trên cánh đồng được 100% hộ sử dụng, các hộ còn cho biết nhận thức về bảo vệ môi trường đồng ruộng được thay đổi, ý thức tự giác cao hơn so với 5 năm trước.
- Tiêu thụ sản phẩm: Có 19/70 hộ tiêu thụ gia đình (trong đó có 16/19 hộ tham gia bán lẻ).
33/70 hộ trực tiếp bán lẻ, 18/70 hộ hợp đồng với người mua. Các hộ hợp đồng liên kết với doanh nghiệp chủ yếu là những hộ có diện tích lớn. Phần lớn các hộ phải tự vận chuyển và sấy khô để sử dụng hoặc trực tiếp bán lẻ. Các hộ có liên kết với doanh nghiệp bán tại đồng ruộng.
khăn hơn nguyên nhân chủ yếu do cạnh tranh trên thị trường, 5/70 hộ bị tồn đọng do khơng tiếp cận được thị trường.
Số hộ có sản phẩm được cấp chứng nhận là 18/70 hộ, đây là những hộ hợp đồng với người mua và được doanh nghiệp thay mặt đăng ký chứng nhận. Do vậy, 100% hộ vẫn mong muốn có được chứng nhận cho sản phẩm của mình.
- Hiệu quả kinh tế: Mặc dù lợi nhuận lúa thấp so với những loại cây khác nhưng diện tích
lúa vẫn được duy trì và phát triển mạnh. Nhờ cơng tác dồn điền đổi thửa, xây dựng mơ hình cánh đồng lớn kiến thiết lại đồng ruộng, áp dụng các kỹ thuật ICM, IPM, cơ giới hóa đã giúp tăng năng suất và giảm được chi phí so với sản xuất ngồi mơ hình. Vì vậy, hiệu quả kinh tế cao hơn so với ngồi mơ hình. Chi phí giống giảm 0,7 triệu đồng/vụ/ha, thuốc BVTV giảm trung bình 1 triệu đồng/vụ/ha, thu hoạch giảm trung bình 5,6 triệu đồng/vụ/ha, đồng thời giảm tối đa hao hụt ngoài đồng ruộng (giảm được 100 kg/1 ha) so với ngồi mơ hình. Năng suất cao đạt khoảng 68 tạ/ha – 72 tạ/ha, cao hơn so với ngồi mơ hình từ 8-10 tạ/ha.
- Khó khăn thường gặp: 42/70 hộ cho rằng khó khăn nhất trong tiếp cận và ổn định thị
trường tiêu thụ. Nguyên nhân mấu chốt là chưa tạo được thương hiệu và sự cạnh tranh cho sản phẩm.
Các khó khăn lớn khác là tình trạng thiếu đất canh tác (20/70 hộ) và vốn đầu tư (18/70 hộ). Tình trạng thiếu đất sản xuất chủ yếu rơi vào các hộ có diện tích đất bình qn đầu người thấp và bị thu hồi đất. Thiếu vốn đầu tư do các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn vay ngắn và thủ tục phức tạp khiến nông dân ngại vay vốn.
- Dự định và mong muốn: 100% hộ vẫn có dự định tham gia mơ hình vì được sản xuất
nguồn gạo đảm bảo chất lượng và được hỗ trợ cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật sản xuất từ chương trình. Nguyện vọng lớn nhất của các hộ dân là được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (68/70 hộ), vay vốn ưu đãi (30/70), hỗ trợ kỹ thuật (42/70 hộ), hỗ trợ nguồn giống chất lượng (35/70).