1.4. Nội dung và những yêu cầu chính của cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể
1.4.1. Cơ sở, nguyên tắc và mục tiêu
Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể với một quốc gia dựa trên những cơ sở sau đây:
- Khung pháp lý: Dựa trên Hiến chương của Liên Hợp quốc; Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế; Các Công ước nhân quyền được quốc gia phê chuẩn; Các cam kết và lời hứa của các quốc gia; Các điều ước liên quan của luật nhân đạo quốc tế.
23
- Cơ sở thực tế: Dựa trên báo cáo quốc gia, Tổng hợp của Liên Hợp quốc; Tóm tắt của các bên liên quan.
Về mục tiêu, mục tiêu chung của UPR là nhằm cải thiện tình hình nhân quyền trên phạm vi toàn thế giới. Những mục tiêu cụ thể là thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ nhân quyền tại các quốc gia thành viên; bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ quốc gia về nhân quyền; nâng cao năng lực quốc gia về bảo đảm nhân quyền thông qua hỗ trợ kỹ thuật (với sự đồng ý của quốc gia đó); chia sẻ các kinh nghiệm, thực tiễn tốt; thúc đẩy hợp tác trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền giữa các quốc gia; bảo đảm sự hợp tác đầy đủ của các quốc gia với Hội đồng nhân quyền, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về quyền con người và các cơ quan nhân quyền khác của tổ chức này.
Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của Cơ chế UPR là cải thiện tình hình nhân quyền ở mọi quốc gia. Cơ chế UPR được xây dựng, thực hiện để nhắc nhở, hỗ trợ, mở rộng việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên phạm vi quốc tế. Để đạt được điều này, UPR xem xét, đánh giá hồ sơ nhân quyền của các quốc gia và vạch trần các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra. UPR cũng nhằm mục đích cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia và nâng cao năng lực của họ để đối phó hiệu quả với những thách thức về nhân quyền và chia sẻ những kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực quyền con người giữa các quốc gia và các bên liên quan khác. [44]