1.4. Nội dung và những yêu cầu chính của cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể
1.4.3. Một số đánh giá về quá trình thực thi trên thế giới
Theo đánh giá của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc, Cơ chế UPR chu kỳ đầu (2006-2011) đã đạt được một số khía cạnh đáng khích lệ như sau: Báo cáo của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc đã ghi nhận có sự tham gia của 100% các quốc gia thành viên, trong đó 98% các quốc gia có báo cáo ở dạng văn bản. Việc nộp báo cáo dạng văn bản về quan điểm của các bên về các khuyến nghị đang trở thành thông lệ. Các báo cáo giữa kỳ tự nguyện về tình hình thực hiện các khuyến nghị đang ngày càng phổ biến. Có tới 80% đại diện cấp Bộ và các tổ chức xã hội dân sự đã tham dự trong mọi giai đoạn của quy trình UPR. [44]
Về ý nghĩa, Cơ chế UPR đã mở ra cơ hội mới cho đối thoại và hợp tác giữa các đối tượng khác nhau trong cơ chế bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền quốc tế như giữa các quốc gia, các cơ quan nhân quyền quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự, các cơ quan trong hệ thống của Liên Hợp quốc…Qua đó, đã nâng cao nhận thức và tăng cường khái niệm về tính phổ quát của nhân quyền, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của hệ thống thu thập thông tin bền vững về quyền con người trên phạm vi toàn cầu.
UPR là một sáng tạo đáng kể của Hội đồng nhân quyền dựa trên việc đối xử bình đẳng với tất cả quốc gia. Cơ chế này cũng tạo cơ hội để tất cả các nước tuyên bố họ đã hành động như thế nào để cải thiện tình hình nhân quyền ở nước mình và khắc phục những thách thức đối với việc thụ hưởng quyền con người. UPR cũng bao gồm việc chia sẻ những thực hành tốt về nhân quyền trên toàn cầu. Hiện nay, đây là cơ chế độc nhất mà khơng có cơ chế nào tương tự.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc thực hiện Cơ chế UPR vẫn còn một số tồn tại, thách thức như:
- Tồn tại khoảng cách giữa thực tế việc thực hiện các khuyến nghị và các nghĩa vụ khác, cũng như thực hiện các cam kết/lời hứa của các quốc gia;
28
- Khuyến nghị của một số quốc gia thường mơ hồ, khó thực hiện trong
khi đó, quan điểm phản hồi của các quốc gia liên quan đến một số khuyến nghị cần phải thực hiện đơi khi khơng rõ ràng, khơng có tính gắn kết;
- Một số khuyến nghị đã bị quốc gia đang được xem xét bác bỏ ngay cả khi chúng phản ánh những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng;
- Đã có những hành động trả thù của các quốc gia đối với những tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình UPR, điều này thể hiện sự đi ngược với tinh thần của UPR…;
- Ngoài ra, nguồn lực để thực hiện các khuyến nghị của các quốc gia rất hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, tình trạng khủng hoảng nợ cơng tại châu Âu đang lan rộng ra nhiều quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, vấn đề biến đổi khí hậu tồn cầu, xung đột sắc tộc, tranh chấp biên giới, lãnh thổ… với những nguy cơ tiềm ẩn phức tạp, khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người trên phạm vi toàn cầu.
29
Chƣơng 2
VIỆT NAM VÀ CƠ CHẾ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ TOÀN THỂ VỀ QUYỀN CON NGƢỜI CỦA LIÊN HỢP QUỐC