3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể tại Việt Nam
3.3.1. Việc tổ chức soạn thảo báo cáo
Cần phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước để tiến hành xây
dựng và bảo vệ báo cáo đánh giá định kỳ UPR về nhân quyền, các báo cáo
quốc gia tình hình thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người. Trong quá trình này, nhà nước cũng cần triển khai các biện pháp nhằm thực hiện tham vấn với các tổ chức phi chính phủ, nghiệp đồn, tổ chức kinh tế, cộng đồng tơn giáo… Mục đích của các cuộc tham vấn là thiết lập sự đối thoại cởi mở giữa các bên có liên quan đối với những đánh giá về việc thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con người.
83
Trong lần kiểm điểm chu kỳ II, Ban soạn thảo đã được thành lập theo cơ chế Nhóm Cơng tác liên ngành với sự tham gia của các cơ quan liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy các quyền con người. Các cơ quan này gồm: Văn phịng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Ban Tơn giáo Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Ủy ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Dân tộc, Toà án Nhân dân Tối cao và Bộ Ngoại giao. Đặc biệt, Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối soạn thảo Báo cáo. Tuy nhiên, giống như lần kiểm điểm chu kỳ I, trong lần kiểm điểm này, cần tổ chức tham vấn ý kiến về Báo cáo một cách tồn diện, với sự đóng góp ý kiến tích cực và cụ thể của các cơ quan Chính phủ, đồn thể nhân dân và chính quyền địa phương. Quá trình tham vấn là cơ hội đối thoại cởi mở, thẳng thắn giữa Nhóm soạn thảo và các tổ chức xã hội có tính đại diện rộng rãi, trong đó có: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên hiệp Các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Hội Luật gia, Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ ban Đồn kết Cơng giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi.
Để thực hiện được mục tiêu trên, cần xem xét cử các đoàn đi học hỏi kinh nghiệm quốc tế về soạn thảo báo cáo Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể như tham dự Hội thảo tập huấn do Liên Hợp quốc tổ chức và dự các phiên bảo vệ báo cáo UPR tại Hội đồng nhân quyền, đồng thời cần tổ chức các hội thảo trong nước có sự tham dự của chuyên gia Liên Hợp quốc và một số nước đã bảo vệ báo cáo nhằm giới thiệu về cơ chế UPR và kinh nghiệm làm báo cáo của các nước này.