Công tác thông tin đối ngoại giai đoạn từ 1975

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 31 - 35)

Nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập đã có một vị thế mới trên trường quốc tế. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc ngày 20 tháng 9 năm 1977 và nhiều tổ chức quốc tế khác, việc mở rộng quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa nước ta và nhiều nước trên thế giới, đã đòi hỏi và tạo điều kiện cho thông tin đối ngoại Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triển mới. Tuy nhiên, do không thắng nổi nhân dân ta trên chiến trường, các lực lượng thù địch và phản động quốc tế đã tìm nhiều cách tuyên truyền gây hoang mang, hòng làm lung lay niềm tin của nhân dân ta vào con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, thực hiện "diễn biến hịa bình" như chúng đã làm ít nhiều kết quả ở một số nước trên thế giới. Lúc này, thông tin đối ngoại Việt Nam đứng trước nhiều thuận lợi nhưng cũng đối mặt với rất nhiều thách thức mới.

Sau chiến thắng hào hùng năm 1975, từ vầng hào quang thắng lợi với sự khâm phục của bạn bè quốc tế và sự kính nể của kẻ thù, hình ảnh Việt nam trên trường quốc tế đã dần chuyển sang là một đất nước bị sa lầy trong cuộc chiến tranh hao người tốn của tại Campuchia, kinh tế bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân xuống đến tận cùng khó khăn, nhiều người đã bỏ đất nước để vượt biên ra nước ngồi…

Trước tình hình khó khăn, Đảng và Nhà nước xác định nhiệm vụ của công tác đối ngoại là tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, viện trợ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nêu cao danh nghĩa việc ta giúp Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, tích cực giải quyết vấn đề thuyền nhân, phá vỡ thế bao vây, cấm

vận của phương Tây và Trung Quốc. Mặc dù lúc này công tác thông tin đối ngoại được tiến hành thường xuyên nhưng thiếu sự định hướng và đường lối, thiếu sự chỉ đạo thống nhất, không kịp thời, chưa xác định chủ đề trọng tâm. Về chủ quan, ta mang nặng "tư duy của thời kỳ chiến tranh lạnh", quá chú trọng đến vấn đề ý thức hệ tư tưởng. Do đó, cơng tác thơng tin đối ngoại thời kỳ này được tiến hành, triển khai trong điều kiện phân tán, thiếu kinh phí, khơng tranh thủ được sự giúp đỡ của quốc tế như trước. Về khách quan, các thế lực thù địch, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây trong giai đoạn này sử dụng chiêu thức thổi phồng, bóp méo những vấn đề khó khăn của ta như khủng hoảng kinh tế - xã hội, vấn đề thuyền nhân, vấn đề quân đội Việt Nam ở Campuchia, từ đó làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong dư luận thế giới, tăng cường bao vây, cô lập ta trong quan hệ đối ngoại.

Cơng tác thơng tin đối ngoại giai đoạn này ngồi luồng dư luận thuận của báo chí các nước xã hội chủ nghĩa, dư luận quốc tế về Việt Nam nhìn chung rất tiêu cực, bị Mỹ và phương Tây chi phối.

Có thể nói, lồi người đã phát triển từ những hình thức thơng tin giản đơn, chủ yếu dùng tiếng nói và các tín hiệu, đến sự ra đời của chữ viết, báo chí, đài phát thanh, vơ tuyến truyền hình và làm cho thơng tin phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Sự bùng nổ thơng tin mang tính chất tồn cầu đã thúc đẩy sự phát triển của giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học - kỹ thuật giữa các quốc gia dân tộc. Thế giới như được thu hẹp lại. Sự phát triển của thơng tin ngày càng đóng góp lớn hơn vào q trình phát triển nhân loại, xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia. Thơng tin chính là chiếc cầu nối trong sự giao lưu giữa các quốc gia, là phương tiện giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng.

Thơng tin đối ngoại, theo đó cũng có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Thông tin đối ngoại là sự tiếp tục của công tác tư tưởng - văn hóa trên phạm vi quốc tế và là một nhiệm vụ, mảng việc

quan trọng của chính sách đối ngoại. Trong các nội dung của thông tin đối ngoại có nội dung rất quan trọng là nội dung thơng tin về văn hóa Việt Nam. Do vậy, ở một khái niệm rộng hơn, thông tin tuyên truyền đối ngoại bao gồm cả thơng tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại. Các quốc gia đều coi trọng công tác tuyên truyền đối ngoại. Khi hoạch định chính sách đối ngoại, các quốc gia đều đề ra chủ trương về tuyên truyền đối ngoại.

Thơng tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại gắn kết, phối hợp chặt chẽ, bổ sung cho nhau thực hiện nhiệm vụ chung là tuyên truyền đối ngoại và là hai phương tiện chủ yếu nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, làm cho bên ngồi hiểu đúng và có cảm tình với đất nước ta nhằm phục vụ chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập quốc tế của ta, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy bản sắc dân tộc.

Mục đích của thơng tin tun truyền đối ngoại cũng là mục đích của hoạt động đối ngoại, thơng tin tun truyền đối ngoại khơng thể nằm ngồi và độc lập với công tác đối ngoại. Với đặc thù nhiều đối tượng phức tạp và đa dạng, chủ yếu là người nước ngoài, bao gồm nhiều loại tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội với trình độ nhận thức, hiểu biết khác nhau và có mối quan tâm khác nhau đến Việt Nam, cơng tác thơng tin đối ngoại chỉ có thể tiến hành một cách có hiệu quả với sự tham gia rộng rãi của tất cả các cơ quan, ban, ngành đoàn thể từ trung ương đến địa phương, gồm các tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần kinh tế và đông đảo nhân dân. Nội dung của thông tin tuyên truyền đối ngoại là rất phong phú và đa dạng. Tùy thuộc từng địa bàn, từng đối tượng và yêu cầu đặt ra đối với từng thời điểm để xác định trọng tâm, trọng điểm thích hợp.

Trải qua các giai đoạn kháng chiến, thơng tin đối ngoại ln ln có vị trí quan trọng trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta, phát huy sức mạnh nội lực, tận dụng tối đa sức mạnh của sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế, giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn.

Nhờ làm tốt công tác thông tin đối ngoại mà thế giới hiểu được về Việt Nam, vị trí địa lý, lịch sử, truyền thống tốt đẹp, u hịa bình của dân tộc Việt Nam, qua đó đã đồng tình ủng hộ, giúp đỡ, cổ vũ Việt Nam, góp phần quan trọng vào những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế công tác thông tin đối ngoại của việt nam trong thời kỳ đổi mới (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w