Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) là một thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ, đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta với việc đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mở ra một giai đoạn mới với những chuyển biến quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.
Nước ta bước vào công cuộc đổi mới trong bối cảnh quốc tế có những biến động hết sức phức tạp, nhất là sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa bị xóa bỏ ở các nước Đơng Âu, Liên Xô. Lúc này, trên thế giới và trong quan hệ quốc tế nổi lên một số xu thế mới, đặc điểm mới.
Đại hội VI nhận định: "Một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh q trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất" [7, tr. 34]
Cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học - cơng nghệ, xu thế khu vực hóa và tồn cầu hóa cũng phát triển mạnh mẽ, lơi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia và làm gia tăng các hoạt động kinh tế thương mại quốc tế, tạo ra những cơ hội và xung lực cho quá trình phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với tất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Cục diện chính trị thế giới thay đổi nhanh chóng, phức tạp. Cuối năm 1989 các thiết chế xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lần lượt sụp đổ. Tháng 12-1991, Liên Xô tan rã. Trật tự thế giới hai cực chấm dứt. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược mạnh mẽ, đẩy mạnh hịa hỗn và cải thiện quan hệ với nhau, chú trọng phát triển nội lực, tăng cường cạnh tranh và chạy đua kinh tế.
Nguy cơ chiến tranh thế giới không xảy ra nhưng mâu thuẫn về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ vẫn diễn ra gay gắt; xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều nơi. Cuộc đấu tranh chính trị vẫn tiếp diễn gay gắt, quyết liệt dưới những hình thức mới: "diễn biến hịa bình" và chống "diễn biến hịa bình", vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa đối thoại vừa đối đầu.
Thêm vào đó là những vấn đề tồn cầu về môi trường sinh thái, bùng nổ dân số, ma túy, các căn bệnh thế kỷ, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phục hưng tôn giáo, tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố... trở nên gay gắt.
Tình hình châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đơng Nam Á nói riêng cũng có nhiều biến đổi sâu sắc. Đơng Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới. Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế chung đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Đông Nam Á là khu vực phát triển năng động với những bước tiến triển lớn đầy hứa hẹn. Quan hệ giữa hai nhóm nước ASEAN và Đơng Dương thay đổi cơ bản, chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại, thúc đẩy hịa bình, hữu nghị và hợp tác. Tuy nhiên, mơi trường hịa bình, ổn định và phát triển của khu vực chưa thật vững chắc. Vẫn cịn tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định.
Ở trong nước, sau giải phóng miền nam, do tư tưởng chủ quan, nóng vội duy ý chí, cộng với những khuyết điểm của mơ hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội nước ta bị rơi vào trì trệ, khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài, lạm phát cao ở mức 3 con số (774,7% vào năm 1986). Thêm vào đó, các thế lực thù địch bên ngoài chống
phá ta quyết liệt xung quanh vấn đề Campuchia, siết chặt bao vây, cấm vận đối với nước ta.
Xuất phát từ những nhận thức mới về thời đại và những xu thế chủ yếu trên thế giới, từ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước thốt khỏi tình cảnh khó khăn, Đại hội lần thứ VI của Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội.
Đổi mới về đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội lần thứ VI đã đề ra đường lối đối ngoại mềm dẻo và linh hoạt, trong đó chú trọng đến việc "ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hịa bình ở Đơng Dương, góp phần tích cực giữ vững hịa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới". Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta coi việc giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước.
Nhằm cụ thể hóa và đổi mới tồn diện chính sách đối ngoại, ngày 20 tháng 5 năm 1988, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI ra Nghị quyết Trung ương 13 với chủ đề "Giữ vững hịa bình, phát triển kinh tế". Nghị quyết cũng nhấn mạnh chính sách "thêm bạn, bớt thù", đa dạng hóa quan hệ trên nguyên tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi.
Tiếp đó, tháng 3 năm 1989, tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, Đảng ta đã xác định cần chuyển mạnh hoạt động đối ngoại sang phục vụ kinh tế, kết hợp ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế.
Đại hội lần thứ VII của Đảng, tháng 6 năm 1991, đã đánh dấu bước phát triển mới của sự nghiệp đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại. Tại Đại hội này, Đảng ta đã khẳng định quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước khơng phân biệt chế độ chính trị, xã
hội khác nhau; đưa phương châm "thêm bạn, bớt thù" lên mức độ cao hơn, có tính khẳng định mạnh mẽ hơn với tun bố "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển" [8, tr. 147]. Việc Đảng ta đề ra chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại lúc này, khi tình hình thế giới đã thay đổi căn bản, là hết sức đúng đắn và kịp thời, đã góp phần làm xoay chuyển thế đối ngoại của ta: chủ động chuyển từ tình trạng đối đầu sang hợp tác cùng tồn tại hịa bình, phá vỡ thế bị bao vây, cơ lập.
Đường lối và chính sách đối ngoại đổi mới tiếp tục được Đảng ta khẳng định, bổ sung và từng bước hoàn thiện tại các Đại hội lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996), Đại hội lần thứ IX của Đảng (tháng 4 năm 2001), Đại hội X (tháng 4 năm 2006). Qua mỗi kỳ Đại hội, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ được Đảng ta bổ sung và nâng lên một bước với nội dung mới, "chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" [15, tr. 38].
Như vậy, đổi mới chính sách đối ngoại là một q trình từ đánh giá, nhìn nhận và nắm bắt xu thế thời đại, xác định mục tiêu và định hướng phát triển cho đất nước, từ đó đề ra vai trị và nhiệm vụ đối ngoại cũng như chính sách để thực hiện được những mục tiêu ấy.