c. Tuyên truyền đối ngoại thông qua các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoà
2.3.4. Thơng tin đối ngoại trong hoạt động kinh tế đối ngoạ
Ngày nay, tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của các quốc gia. Trong xu thế ấy, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam muốn đạt được mức tăng trưởng cao phải tổ chức lại thị trường, cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở cửa ra bên ngồi, thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh tế đối ngoại. Muốn vậy, một trong những giải pháp đó là phổ biến ra bên ngồi đầy đủ, kịp thời các thơng tin về đất nước, con người, đường lối, chính sách kinh tế nhằm thu hút sự quan tâm của nhà kinh doanh, tổ chức tài chính tiền tệ, chính phủ các nước trên thế giới, nói cách khác là phải thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại. Đối với các doanh nghiệp, thơng tin đối ngoại giúp giới thiệu về mình, tạo dựng uy tín, thương hiệu với đối tác nước ngồi, tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội VI xác định mục tiêu cách mạng là tập trung phát triển kinh tế. Theo đó, các hoạt động đối ngoại cũng phục vụ mục tiêu chung đó. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: "Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất" [15, tr. 39-40].
Thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, mục tiêu cách mạng, thông tin đối ngoại đã giới thiệu đường hướng xây dựng kinh tế của Việt Nam, các chính sách cải tiến mơi trường đầu tư, du lịch, luật đầu tư, những tiềm năng kinh tế của Việt Nam tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và cộng đồng người Việt ở hơn 90 nước, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 19/12/2008, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đạt 64,011 tỷ USD, tăng
199,9% so với năm 2007 gần gấp 3 lần vốn đăng ký năm 2007 (21,3 tỷ USD). Đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Các quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu với số vốn đăng ký tại Việt Nam là Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ [41].