c. Về đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất
3.2.5. Đẩy mạnh tranh thủ phóng viên nước ngồ
Bước vào thời kỳ xây dựng đất nước và đổi mới, những năm qua, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, học tập, du lịch, có mặt
thường xuyên hoặc khơng thường xun ngày càng tăng, trong đó bao gồm cả phóng viên nước ngồi vào Việt Nam hoạt động ngắn hạn hoặc thường trú. Đối với người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, công tác thông tin đối ngoại tại chỗ cũng rất quan trọng. Việc kết hợp thông tin đối nội và thông tin đối ngoại với đối tượng này càng có ý nghĩa to lớn. Nếu ta chủ động cung cấp thơng tin chính thức, có định hướng cho họ thì đây là kênh quan trọng chuyển tải thơng tin đúng đắn về Việt Nam ra bên ngoài.
Trong điều kiện tiếng nói chính thức của Nhà nước Việt Nam ra bên ngồi cịn nhiều hạn chế do những ngun nhân chủ quan và khách quan, đội ngũ phóng viên nước ngồi hoạt động tại Việt Nam là kênh thông tin lớn rất quan trọng để giới thiệu một cách nhanh chóng với thế giới bên ngồi các chủ trương chính sách, đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, thành tựu công cuộc đổi mới, các hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như nền văn hóa, phong tục tập quán của nhân dân ta, góp phần tạo mơi trường quốc tế thuận lợi cho xây dựng, phát triển đất nước. Nhiều chủ trương, phản ứng của Việt Nam chỉ sau 10-20 phút đã được đưa lên mạng Internet và được đăng tải trên các phương tiện thơng tin đại chúng của nước ngồi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong thời đại ngày nay, khi thơng tin được coi là q trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội thì tin tức về Việt Nam chỉ trong thời gian rất ngắn, đã được truyền tải trên khắp thế giới là điều hết sức có ý nghĩa.
Với ưu thế cả về mặt kỹ thuật, tốc độ lên tin và tiếp cận khán giả, tin về Việt Nam thơng qua các hãng thơng tấn báo chí nước ngồi rất được dư luận quan tâm và có thể khẳng định đây chính là kênh thơng tin quan trọng vừa phản ánh nhanh, nhạy tình hình Việt Nam vừa mang tính khách quan cao đối với khán thính giả nước ngồi.
Vì thế ta cần chủ động chọn lọc mời phóng viên nước ngồi vào Việt Nam viết bài, hoặc phối hợp ra phụ trương về Việt Nam trên các báo nước ngoài. Chủ động và nhạy bén trong việc cung cấp thơng tin có định hướng
cho phóng viên nước ngồi. Điều này giúp hạn chế tối đa việc phóng viên lấy tin từ nguồn khơng chính thức, đưa tin một chiều bất lợi cho ta. Chủ động thu thập và nghiên cứu các bài viết của phóng viên nước ngồi. Điều này giúp ta có được đánh giá một cách tương đối chính xác thái độ và mối quan tâm của từng phóng viên hay rộng hơn là của hãng báo chí nước ngồi để từ đó có đối sách thoả đáng. Phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ban, ngành và địa phương trong việc quản lý và tranh thủ phóng viên nước ngồi như đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực, cấp phép, thu xếp hoạt động; lãnh đạo tăng cường tiếp xúc với báo chí nước ngồi và gửi đăng bài trên các cơ quan truyền thông nước ngồi.