c. Tính lưu thơng.
4.2 Các phương tiện thanh tốn thơng dụng trong du lịch 1 Séc du lịch:
4.2.1 Séc du lịch:
Khái niệm: Séc du lịch là một loại séc thanh toán nằm trong hệ thống séc
chung được áp dụng cho các hình thức thanh tốn cho ngành du lịch giữa khách du lịch và các công ty du lịch (Các khách sạn, nhà hàng, và các công ty lữ hành..).
Khách du lịch, trước khi đi du lịch nếu có nhu cầu cần mua séc thì đến các ngân hàng lớn hay đến các hãng lữ hành...để mua. Khi phát hành séc du lịch ngân hàng sẽ yêu cầu chủ sở hữu séc ký chữ ký thứ nhất trên mỗi tờ séc. Thông thường, khi mua séc người mua phải trả phí dịch vụ cho ngân hàng với số tiền khoảng 1% trên tổng giá trị các tờ séc.
Trên thế giới có một số loại séc du lịch như: Visa, Master card, American express.vv... Mỗi tờ séc được quy định bởi những mệnh giá cố định khác nhau như: 20USD, 50 USD, 100USD....và được quy định bởi những đồng tiền khác nhau như: USD, AUD, HKD....
Nội dung của séc du lịch:
• Tiêu đề của séc: check, cheque
• Biểu tượng: Mỗi loại séc du lịch đều có một biểu tượng riêng, mang tính đặc
trưng của tổ chức phát hàng séc.
VISA: là ơ hình chữ nhật, gồm ba màu xanh, trắng, vàng có dịng chữ VISA chạy ngang giữa màu trắng cộng với hình một con chim bồ câu in chìm.
MASTER CARD: Là hai quả địa cầu lồng vào nhau (một hình màu
cam, một hình màu đỏ) và dịng chữ MASTER CARD màu trắng chạy giữa.
AMEX: Là người lính la mã đội mũ sắt.
• Số sêri: Tuỳ theo từng loại séc mà số sêri có số chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác nhau.
• Số tiền ghi trên séc: Trên tờ séc du lịch đã in sẵn mệnh giá có đơn vị tiền tệ cụ thể.
• Tên cơ sở phát hành (Ngân hàng, hãng lữ hành)
• Địa điểm nơi phát hành và ngày tháng năm ký phát séc.
• Tên các ngân hàng đại lý có thể thực hiện việc thanh tốn séc du lịch.
• Thông tin về chủ sử dụng séc: tên, địa chỉ…của khách du lịch được hưởng số tiền ghi trên séc.
• Chữ ký của chủ sử dụng (người thụ hưởng) séc: Chữ ký thứ nhất và chữ ký thứ
hai phải khớp đúng với nhau. Chữ ký phải được ký bằng loại mực không phai màu.
Các nội dung trên của séc du lịch được in trên các nền hoa văn, tuỳ theo
từng loại séc, từng loại mệnh giá khác nhau mà nền hoa văn cũng khác nhau. Quy trình thanh tốn bằng séc du lịch trong khách sạn diến ra như sau:
(1) Xác nhận tổng số tiền khách thanh toán
(2) Nhận séc và kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của séc.
(3) Đề nghị khách ghi các thông tin cần thiết và ký chữ ký thứ hai vào tờ séc
trước sự chứng kiến của nhân viên thanh toán.
(4) Nhận lại séc và đối chiếu hai chữ ký của khách trên tờ séc.
(5) Ghi số buồng vào mặt sau của tờ séc.
(6) Giao hoá đơn thanh toán cho khách
(7) Đến cuối tháng , khách sạn sẽ tập hợp tất cả các séc du lịch mà khách đã
Nghiệp vụ thanh toán.
thanh toán của mỗi loại séc và gửi cho các cơ sở này để thanh toán. Ngân hàng sẽ kiểm tra, nếu thấy hợp pháp, hợp lệ sẽ tiến hành thanh toán cho khách sạn.
Trong thực tế, khách du lịch rất thích sử dụng séc du lịch vì những lý do như:
• Dễ sử dụng và an tồn hơn tiền mặt.
• Nếu cần tiền mặt khách có thể mang séc ra ngân hàng đại lý chấp nhận thanh
tốn séc để rút tiền.
• Việc thanh tốn bằng séc du lịch khơng phụ thuộc vào các cơ sở chấp nhận
thanh toán (khách sạn…) mà séc du lịch có thể thanh tốn ở tất cả các nước có hệ thống ngân hàng đại lý của cơ sở phát hành séc (ví dụ: séc của tổ chức VISA, thì có cơ sở chấp nhận thanh toán tại Việt Nam là Ngân hàng Vietcombank….).
• Khi thanh tốn các dịch vụ tại khách sạn nếu khách du lịch tiêu dùng không
hết số tiền ghi trên tờ séc thì sẽ được trả lại số tiền cịn thừa.
• Thời hạn hiệu lực của séc du lịch là vô thời hạn nên rất thuận tiện trong du
lịch.
Tuy nhiên, khi chấp nhận cho khách du lịch thanh toán bằng séc du lịch, nếu nhân viên thanh tốn khơng có nghiệp vụ tốt, rất có thể bị kẻ gian lừa đảo bằng séc du lịch giả. Và trong những trường hợp đó, khách sạn sẽ phải chịu thiệt hại vì ngân hàng sẽ khơng thanh tốn khi kiểm tra thấy séc du lịch không hợp lệ, hợp pháp.