Nghĩa của thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiệp vụ thanh toán (Trang 26 - 27)

TTKDTM có ý nghĩa kinh tế rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, được thể hiện như sau:

Nghiệp vụ thanh tốn.

TTKDTM góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, tốc độ chu chuyển vốn và

quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, TTKDTM đảm bảo cho tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong q trình thanh tốn.

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cho cho hoạt động thanh toán tiền hàng trong nền kinh tế có thể thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác bằng điện hay fax, giúp đẩy nhanh q trình thanh tốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế.

TTKDTM tiết kiệm chi phí lưu thơng xã hội.

TTKDTM góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thơng, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí lưu thơng như: chi phí in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt.

Tạo khả năng để tập trung nguồn vốn xã hội vào hệ thống ngân hàng để đầu tư cho phát triển kinh tế.

Chế độ TTKDTM quy định mọi tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang,…đều phải mở tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước và gửi tiền vào tài khoản này. Nhờ có một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi đó mà ngân hàng có cơ hội tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng cho nền kinh tế. Ngân hàng thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp nên sẽ hạ thấp lãi vay, khuyến khích các chủ thể kinh tế vay vốn để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

TTKDTM tạo điều kiện để kiểm soát các hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế trong xã hội.

Thu chi bằng tiền của các chủ thể kinh tế đều được thể hiện trên tài khoản tại ngân hàng sẽ phản ảnh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thơng qua số liệu này ngân hàng có thể đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó để làm căn cứ cho vay hay thu hồi nợ. Hơn nữa, Nhà nước có thể kiểm sốt được các hoạt động tài chính của các chủ thể kinh tế trong xã hội như: tình hình chấp hành các chính sách chế độ tài chính, các ngun tắc thanh tốn, quản lý tiền tệ…

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiệp vụ thanh toán (Trang 26 - 27)