AXIT 1 Định nghĩa

Một phần của tài liệu CAC PHNG TRINH HOA HC c BN (Trang 40 - 41)

1. Định nghĩa

- Định nghĩa:

+ Thuyết điện li: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+. + Thuyết Bronsted: Axit là những chất có khả năng cho proton (ion H+).

Axit và bazơ theo quan điểm của Bronsted

- Axit gồm:

+ Các axit vô cơ, hữu cơ: HCl, H2SO4, CH3COOH, (COOH)2 …

+ Các kim loại ở dạng hiđrat hóa (trừ các ion Na+, K+, Ba2+ và Ca2+): Al(H2O)33+, Cu(H2O)22+… + Các ion: H+, NH4+, H3O+, RNH3+, HSO4- ...

2. So sánh tính axit của các axit

a. So sánh định tính

- Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh.

- Đối với các axit có oxi của cùng một nguyên tố: càng nhiều O tính axit càng mạnh. HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4

- Đối với axit của các nguyên tố trong cùng chu kì: ngun tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh thì tính axit của axit càng mạnh (các nguyên tố đều ở mức hóa trị cao nhất).

H3PO4 < H2SO4 < HClO4

- Đối với axit của các nguyên tố trong cùng một nhóm A thì: + Axit khơng có oxi: tính axit tăng dần từ trên xuống dưới:

+ Axit có O: tính axit giảm dần từ trên xuống dưới:

HClO4 > HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)

- Với các axit hữu cơ RCOOH: (ngun tử H được coi khơng có khả năng hút hoặc đẩy e)

+ Nếu gốc R no (đẩy e) làm giảm tính axit. Gốc R no càng nhiều nguyên tử C thì khả năng đẩy e càng mạnh: HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.

+ Nếu gốc R hút e (khơng no, thơm hoặc có halogen...) sẽ làm tăng tính axit. * Xét với gốc R có chứa nguyên tử halogen:

+ Halogen có độ âm điện càng lớn thì tính axit càng mạnh:

CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH2ICOOH > CH3COOH + Gốc R có chứa càng nhiều ngun tử halogen thì tính axit càng mạnh:

Cl3CCOOH > Cl2CHCOOH > ClCH2COOH > CH3COOH

+ Nguyên tử halogen càng nằm gần nhóm COOH thì tính axit càng mạnh:

CH3CH2CHClCOOH > CH3CHClCH2COOH > CH2ClCH2CH2COOH > CH3CH2CH2COOH - Với một cặp axit/bazơ liên hợp: tính axit càng mạnh thì bazơ liên hợp của nó càng yếu và ngược lại. - Với một phản ứng: axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trường hợp trừ một số đặc biệt).

b. So sánh định lượng

- Với axit HX trong nước có cân bằng: HX ↔ H+ + X- ta có hằng số phân ly axit: KA

- KA chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất của axit. Giá trị của KA càng lớn tính axit của axit càng mạnh.

Một phần của tài liệu CAC PHNG TRINH HOA HC c BN (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w