TÍNH CHẤT HỐ HỌC 1 Tính bazơ

Một phần của tài liệu CAC PHNG TRINH HOA HC c BN (Trang 51 - 52)

1. Tính bazơ

a. Giải thích tính bazơ của các amin

Do nguyên tử N trong phân tử amin cịn cặp e chưa sử dụng có khả năng nhận proton.

b. So sánh tính bazơ của các amin

- Nếu nguyên tử N trong phân tử amin được gắn với gốc đẩy e (gốc no: ankyl) thì tính bazơ của amin mạnh hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.

- Nếu nguyên tử N trong phân tử amin gắn với các gốc hút e (gốc khơng no, gốc thơm) thì tính bazơ của amin yếu hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này khơng làm xanh quỳ tím.

- Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu.

2. Các phản ứng thể hiện tính bazơ

a. Phản ứng với dung dịch axit

CH3NH2 + H2SO4 → CH3NH3HSO4 2CH3NH2 + H2SO4 → (CH3NH3)2SO4 CH3NH2 + CH3COOH → CH3NH3OOCCH3

b. Phản ứng với dung dịch muối tạo bazơ không tan

2CH3NH2 + MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2CH3NH3Cl

3. Phản ứng nhận biết bậc của amin

- Nếu là amin bậc I khi phản ứng với HNO2 tạo khí thốt ra: RNH2 + HNO2 → ROH + N2 + H2O

Anilin phản ứng tạo muối điazoni ở 0 → 50C: C6H5NH2 + HNO2 → C6H5N2+Cl- + 2H2O

RNHR’ + HNO2 → RN(NO)R’ + H2O - Amin bậc III khơng có phản ứng này.

4. Phản ứng nâng bậc amin

RNH2 + R’I → RNHR’ + HI RNHR’ + R’’I → RNR’R’’ + HI

5. Phản ứng riêng của anilin

- Anilin là amin thơm nên khơng làm đổi màu quỳ tím thành xanh. - Anilin tạo kết tủa trắng với dung dịch nước Brom:

→ Phản ứng này được dùng để nhận biết anilin.

V. ĐIỀU CHẾ

1. Hiđro hóa hợp chất nitro

C6H5NO2 + 6H → C6H5NH2 + 2H2O (Fe/HCl)

2. Dùng kiềm mạnh đẩy amin ra khỏi muối amoni

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O → Phản ứng này dùng để tách anilin ra khỏi hỗn hợp.

3. Thay thế nguyên tử H của NH3 (phản ứng nâng bậc)

NH3 + RI → R - NH2 + HI

I.*AMINO AXIT

I. ĐỊNH NGHĨA

- Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức: nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).

- Công thức tổng quát của aminoaxit: R(NH2)x(COOH)y hoặc CnH2n+2-2k-x-y(NH2)x(COOH)y. Quan trọng nhất là các α - aminoaxit (các aminoaxit có các nhóm COOH và NH2 cùng gắn vào 1 nguyên tử C - C số 2). Hầu hết các aminoaxit thiên nhiên đều là các α - aminoaxit.

Các amino axit cơ bản :

NH2-CH2-COOH Axit aminoaxetic (glixin hay glicocol) CH3-CH(NH2)-COOH Axit aminopropionic (alanin)

HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Axit α-aminoglutaric (axit glutamic) (CH3)2CHCH(NH2)COOH Axit α-aminoisovaleric (valin) NH2(CH2)4CH(NH2)COOH Axit α,ε-điaminocaproic (Lysin)

HO-C6H4-CH2-CH(NH2)-COOH Axit α-amino-β(p-hidroxiphenyl)propanoic Tyrosin

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Chất rắn, dạng tinh thể, khơng màu, vị hơi ngọt.

- Nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước vì amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực:

Một phần của tài liệu CAC PHNG TRINH HOA HC c BN (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w