Cường hoá lái

Một phần của tài liệu đề tài ” Nghiên cứu hệ thống lái xeLAND CRUISER 200 (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN HỆ THỐNG LÁI

1.4. Cường hoá lái

1.4.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu 1.4.1.1. Công dụng 1.4.1.1. Công dụng

Trên các xe ô tô tải trọng lớn, xe du lịch cao cấp và các xe khách hiện đại thường có trang bị cường hố lái để:

+ Giảm nhẹ lao động cho người lái + Tăng an toàn cho chuyển động.

Khi xe đang chạy một tốc độ lớn mà một bên lốp bị thủng, cường hoá lái đảm bảo cho người lái đủ sức điều khiển, giữ được ô tô trên đường mà không bị lao sang một bên.

Sử dụng cường hố lái có nhược điểm là lốp mịn nhanh hơn (do lạm dụng cường hố để quay vịng tại chỗ), kết cấu hệ thống lái phức tạp hơn và tăng khối lượng công việc bảo dưỡng.

1.4.1.2. Phân loại

Theo nguồn năng lượng: + Cường hoá thuỷ lực;

+ Cường hố khí (khí nén hoặc chân khơng); + Cường hố điện;

+ Cường hố cơ khí;

Cường hố thuỷ lực được dùng phổ biến nhất vì có kết cấu nhỏ gọn và làm việc khá tin cậy.

Theo sơ đồ bố trí phân ra làm 4 dạng:

+ Cơ cấu lái, bộ phận phân phối, xylanh lực được bố trí chung thành một cụm;

+ Cơ cấu lái bố trí riêng, bộ phận phân phối và xi lanh lực bố trí chung; + Cơ cấu lái, bộ phận phân phối, xy lanh lực bố trí riêng;

+ Xy lanh lực bố trí riêng, bộ phận phân phối và cơ cấu lái bố trí chung.

1.4.1.3. Yêu cầu

Cường hoá lái phải đảm bảo các yêu cầu chính sau:

+ Khi cường hố lái hỏng thì hệ thống lái vẫn làm việc bình thường cho dù lái nặng hơn.

+ Thời gian chậm tác dụng nhỏ.

+ Đảm bảo sự tỷ lệ giữa góc quay vơ lăng và góc quay bánh xe dẫn hướng. + Khi sức cản quay vịng tăng lên thì lực u cầu tác dụng lên vơ lăng cũng tăng theo, tuy vậy không được vượt quá 100  150 N.

+ Khơng xảy ra hiện tượng tự cường hố khi xe đi qua chỗ lồi lỏm, rung xóc. Phải có tác dụng như thế nào để khi một bánh xe dẫn hướng bị hỏng, bị nổ thì người lái có thể vừa phanh ngặt vừa giữ được hướng chuyển động cần thiết của xe. 1.4.2. Các thông số đánh giá - Chỉ số hiệu dụng trợ lực: Khq = h l l c l p p p p p   (1-11)

Ở đây :

Pl - lực tác dụng lên vành tay lái khi khơng có cường hố;

Pc- lực tác dụng lên vành tay lái khi đã có cường hố trong những điều kiện quay vịng như trên;

Ph- Lực do bộ cường hố đảm nhận qui về vành tay lái. - Chỉ số phản lực của cường hoá lên vành tay lái:

 = cq c dM dP (1-12)

Ở đây: dPc - số gia lực tác dụng lên vành tay lái đã có trợ lực; dMc - mơmen cản quay vịng của các bánh dẫn hướng. Trong bộ trợ lực hiện nay  = 0,02- 0,05 [N/Nm].

- Độ nhạy: độ nhạy của cường hoá lái đặc trưng bằng lực tác dụng lên vô lăng.

1.4.3. Các sơ đồ bố trí

Bất kỳ cường hố lái nào cũng có ba bộ phận sau:

- Nguồn lăng lượng: bơm dầu, máy nén + bình chứa hoặc ắc quy.

- Bộ phận phân phối: dùng để phân phối đều chỉnh năng lượng cung cấp cho bộ phận chấp hành. Đảm bảo sự tỷ lệ giữa các góc quay của bánh xe dẩn hướng.

- Cơ cấu chấp hành: tạo và truyền lực (trợ lực) lên cơ cấu lái và dẫn động lái. Các bộ phận trên có thể được bố trí theo 4 sơ đồ sau:

+ Cơ cấu lái, bộ phận phân phối và xilanh lực bố trí chung thành một cụm như trên hình 1-20.

+ Cơ cấu lái bố trí riêng, bộ phận phân phối và xilanh lực bố trí chung như trên hình 1-21.

+ Cơ cấu lái, bộ phận phân phối, xi lanh lực bố trí riêng như trên hình 1-22. +Xi lanh lực bố trí riêng, cơ cấu lái và bộ phận phân phối bố trí chung như trên hình 1-23.

Hình 1-22 : Cơ cấu lái, bộ phận phân phối và xi lanh lực bố trí chung thành một cụm

1 - Cơ cấu lái; 2 - bộ phận phân phối; 3 - xilanh lực.

Hình 1-23 : Cơ cấu lái bố trí riêng, bộ phận phân phối và xilanh lực bố trí chung

Hình 1-24 : Cơ cấu lái, bộ phận phân phối và xilanh lực bố trí riêng

1 - Cơ cấu lái; 2 - bộ phận phân phối; 3 - xi lanh lực.

Hình 1-25: Sơ đồ bố trí xilanh lực riêng, cơ cấu phân phối và cơ cấu lái bố trí chung

1 - cơ cấu lái; 2 - bộ phận phân phối; 3 - cơ cấu lái. Ưu nhược điểm của từng sơ đồ:

-Theo các sơ đồ hình 1-21; 1-22; 1-23.

+ Ưu điểm: dễ bố trí, tăng tính thống nhất của sản phẩm, giảm tải tác dụng lên các chi tiết hệ thống lái.

+ Nhược điểm: kết cấu kém cứng vững hơn, chiều dài các đường ống lớn, dẫn đến tăng khả năng dao động các bánh xe dẫn hướng.

-Theo sơ đồ hình 1-20.

+ Ưu điểm: Kết cấu gọn hơn, vững chắt hơn, chiều dài các đường ống nối ngắn, giảm hiện tượng dao động của bánh xe dẫn hướng.

+ Nhược điểm: tất cả các chi tiết của hệ thốïng lái điều chịu tải lớn, là tổng lực do người lái và cơ cấu chấp hành tác dụng. Vì vậy trên các xe tải trọng lớn người ta khơng dùng sơ đồ bố trí này.

Một phần của tài liệu đề tài ” Nghiên cứu hệ thống lái xeLAND CRUISER 200 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w