Vệ sinh trong bảo quản thực phẩm

Một phần của tài liệu Bài giảng môi trường an toàn an ninh trong nhà hàng (Trang 39 - 40)

- DN sẽ có một quy trình quản lý chi phí năng lượng một cách có hệ thống

1.5. Vệ sinh trong bảo quản thực phẩm

*Vệ sinh cá nhân có ảnh hưởng đến ngộ độc thực phẩm?

Cơ thể con người có hàng trăm loại vi khuẩn ở da (đặc biệt ở bàn tay), ở miệng, đường hơ hấp, đường tiêu hóa, bộ phận sinh dục, tiết niệu. Nếu vệ sinh cá nhân khơng tốt thì vi khuẩn gây bệnh sẽ truyền từ người sang thực phẩm làm cho thực phẩm bị ô nhiễm. Người ăn phải thực phẩm này sẽ bị ngộ độc thực phẩm.

*Nguồn nước sử dụng trong chế biến thực phẩm có ảnh hưởng đến chất lượng

vệ sinh an toàn thực phẩm?

Trong nước thường tồn tại rất nhiều vi khuẩn, virus, ấu trùng, mầm bệnh và các tác nhân hóa học như kim loại nặng… có nhiều cách bảo quản thực phẩm:

-Bảo quản ở nhiệt độ thấp: lạnh hay đông lạnh.

-Bảo quản ở nhiệt độ cao: thanh trùng ở nhiệt độ cao hơn 100ºC, sấy khơ, xơng khói... -Bảo quản bằng phương pháp hóa học: ướp muối, đường, ngâm giấm, lên men...

-Bảo quản bằng phương pháp vật lý: chiếu xạ...

*Thực phẩm chế biến sẵn không gây ngộ độc thực phẩm như thức ăn sống?

Thức ăn chế biến sẵn ăn ngay cũng có thể ngộ độc khi khơng được bảo quản. Sau khi chế biến, không che đậy, vi khuẩn thường xâm nhập vào thực phẩm từ khơng khí, bụi, ruồi nhặng và sinh sơi rất nhanh, đặc biệt là các món ăn giàu dinh dưỡng như: thịt cá, trứng, sữa là nguy cơ gây ngộ độc rất cao. Vì vậy ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong vừa ngon, vừa bổ, bảo đảm dinh dưỡng lại an tồn khơng gây ngộ độc.

*Đối với thức ăn không dùng hết, nếu muốn để lại dùng sang bữa sau chỉ cần

cất vào tủ lạnh

Chúng phải được đun sôi lại ngay và trước khi ăn lại phải đun lại lần nữa cho sơi đều, ít nhất 5-10 phút. Chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm một lần. Việc đun lại và đun kỹ thức ăn trước khi ăn là hết sức cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm

nhập và đang tồn tại trong thức ăn để phòng ngừa ngộ độc. Trong nhiều trường hợp nếu thực phẩm bị nhiễm tụ cầu sinh độc tố, đun lại cũng không bảo đảm ngăn ngừa được ngộ độc.

- Đối với các loại rau, củ, quả

Bảo quản ở kho mát với nhiệt độ khoảng 18độ các loại rau, quả được xếp trên các giá không xếp chồng lên nhau, có tủ lưới để các loại hoa quả, củ. Kho bảo quản rau quả phải riêng biệt với kho khô.

Một phần của tài liệu Bài giảng môi trường an toàn an ninh trong nhà hàng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w