TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 1 Khái niệm trách nhiệm vật chất

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 63 - 64)

- Phụ cấp thu hút: là chế độ áp dụng cho người lao động khi mới đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có

2. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 1 Khái niệm trách nhiệm vật chất

2.1. Khái niệm trách nhiệm vật chất

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động thường được người sử dụng lao động giao cho việc quản lý, sử dụng, chiếm hữu các dụng cụ, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp để người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Trong quá trình thực hiện, người lao động có thể làm mất làm hư hỏng hoặc làm thiệt hại đến tài sản của doanh nghiệp, người sử dụng lao động buộc người lao động phải bồi thường những thiệt hại mà họ gây ra. Đây chính là trách nhiệm vật chất của người lao động.

Trách nhiệm vật chất của người lao động là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động do hành vi vi phạm kỷ luật hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, công tác gây ra.28

Trong khoa học luật lao động thì trách nhiệm vật chất là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động bằng cách buộc họ phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hợp đồng trách nhiệm của người lao động xảy ra trong quan hệ lao động. Trách nhiệm vật chất có các đặc điểm sau:

28 Nguyễn Duy Lãm (CB), Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2001, tr443 học Quốc Gia Hà Nội 2001, tr443

- Thứ nhất, về đối tượng có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm vật chất do người sử dụng lao động là người có tài sản bị thiệt hại áp dụng đối với người lao động.

- Thứ hai, phạm vi áp dụng: Trách nhiệm vật chất gắn liền với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động, gắn với quan hệ lao động. Người lao động khi tham gia quan hệ lao động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp mới đặt ra việc áp dụng loại trách nhiệm này.

- Thứ ba, điều kiện áp dụng: chỉ khi có thiệt hại về tài sản; mất mát, hư hỏng về tài sản; tiêu hao vật tư quá định mức… do người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây ra.

- Thứ tư, hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm vật chất: người lao động có thể phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, hoặc có những trường hợp chỉ bồi thường một phần thiệt hại.29

- Thứ năm, trách nhiệm vật chất là một loại trách nhiệm vừa mang tính bắt buộc, vừa mang tính thỏa thuận. Pháp luật quy định cụ thể mức bồi thường, cách thực hiện bồi thường và các bên có quyền thỏa thuận căn cứ vào mức thiệt hại, điều kiện thực tế của doanh nghiệp nhưng không trái pháp luật.

2.2. Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất

Việc áp dụng trách nhiệm vật chất chỉ được tiến hành khi có các điều kiện cần và đủ sau:

- Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

- Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại xảy ra.

- Có lỗi của người vi phạm.

Căn cứ thứ nhất để xác định trách nhiệm vật chất là hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động. Hành vi vi phạm kỷ luật lao

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)