Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 76 - 77)

- Phụ cấp thu hút: là chế độ áp dụng cho người lao động khi mới đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có

2. NỘI DUNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 Quỹ bảo hiểm xã hộ

2.2.1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

- Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế họat động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả cơng cho người lao động.

- Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với công dân Việt Nam bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phịng, cơng nhân công an; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; người làm việc có thời hạn ở nước ngồi mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động được hưởng các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2 TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)