Pháp luật thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thuế ths phan thỵ tường vi (Trang 32 - 52)

BÀI 2 : PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

2.2 NHỮNG NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

2.2.1 Pháp luật thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu

2.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu

a. Khái niệm

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

Thuế này thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nghĩa là thu vào hành vi vận chuyển hàng hóa ra, vào biên giới Việt Nam.

Việc hướng đến, tác động đến hàng hóa có sự dịch chuyển qua biên giới Việt Nam của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nhằm mục đích quản lý được lưu lượng và giá trị hàng hóa lưu thơng từ thị trường Việt Nam ra thị trường nước ngoài và ngược lại. Từ việc tiến hành thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thể thống kê

CÂU HỎI ƠN TẬP 31

và kiểm soát cán cân thương mại, đưa ra những số liệu về tình hình xuất nhập khẩu của đất nước, từ đó hoạch định những chính sách, kịp thời điều chỉnh, tác động đến nền kinh tế, góp phần hạn chế những thiệt hại cho nền kinh tế.

Nội hàm "biên giới" theo khái niệm được hiểu trong Luật thuế XK, thuế NK là: biên giới bao gồm biên giới lãnh thổ hành chính quốc gia và biên giới của lãnh thổ kinh tế.

Biên giới lãnh thổ hành chính quốc gia: được hiểu như là biên giới lãnh thổ mang

tính chủ quyền quốc gia; là ranh giới phân biệt lãnh thổ hành chính nước này và nước khác. Đây là khái niệm biên giới đơn thuần.

Biên giới lãnh thổ kinh tế: thực chất là biên giới giữa khu phi thuế quan và bên ngoài khu phi thuế quan.

Khu phi thuế quan: là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành

lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.5

Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế,

khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.6

Cho nên "biên giới" theo khái niệm thuế XK, thuế NK sẽ rộng hơn so với khái niệm

biên giới thuần túy, thông thường.

b. Đặc điểm

5 Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK - Thuế NK 2016.

6 Theo Khoản 2 Điều 1 NĐ 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi

32 CÂU HỎI ÔN TẬP

(i) Hàng hóa được phép vận chuyển qua “biên giới” chính là đối tượng chịu thuế XK, thuế NK.

Thông thường hàng hóa sẽ được chia thành ba nhóm: hàng hố được phép xuất khẩu, nhập khẩu tự do; hàng hoá hạn chế XK, NK và hàng hoá cấm XK, NK. Trong đó:  Nhóm 1: Hàng hố cấm xuất khẩu, nhập khẩu là những loại hàng hóa mà khi

tiến hàng NK, XK sẽ có tác động rất lớn tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam như: ma túy… hoặc nhằm mục đích bảo hộ hàng hóa trong nước (bảo hộ phi thuế quan).

 Nhóm 2: Hàng hố hạn chế xuất khẩu hoặc nhập khẩu là những loại hàng hóa

mà khi muốn xuất khẩu, nhập khẩu thì phải thoả mãn những điều kiện nhất định. Những điều kiện đó có thể là:

+ Hàng hoá XK, NK phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Hàng hố XK, NK theo định mức (còn một tên gọi khác là quản lý bằng hạn

ngạch; cấp quota).

+ Hàng hoá được NK, XK theo sự chỉ định của Chính phủ.

 Nhóm 3: Hàng hóa được tự do xuất khẩu, nhập khẩu: là những hàng hóa khơng thuộc hai nhóm trên. Đối với loại hàng hóa này, nhà nước cho phép mọi tổ chức, cá nhân có thể tự do tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với điều kiện là phải có sự khai báo và nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho nhà nước đầy đủ.

Trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đối tượng chịu thuế chỉ là những hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu. Nghĩa là đối tượng chịu thuế XK, NK là những hàng hóa hạn chế hoặc tự do xuất khẩu, nhập khẩu.

Hạn ngạch thuế quan (quota) là hình thức quy định số lượng hàng hóa nhập khẩu

nhất định do Bộ Cơng thương cấp phép dưới hình thức hạn ngạch hay quota cho thương nhân nhập khẩu hàng hóa và hàng hóa trong hạn ngạch hoặc quota được hưởng mức thuế suất ưu đãi hoặc ưu đãi đặc biệt theo quy định.

Đối với các doanh nghiệp không được Bộ Công thương cấp phép thì khi nhập khẩu các mặt hàng này thì phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu ngồi hạn ngạch.

CÂU HỎI ÔN TẬP 33

Hạn ngạch thuế quan hiện nay có các hình thức sau:

Theo mặt hàng: hạn ngạch theo mặt hàng do Bộ Công thương quản lý gồm

có:

+ trứng gia cầm các loại;

+ lá thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá; + đường thô và đường tinh luyện; + muối.

Hạn ngạch thuế quan theo quốc gia: Việt Nam đã cho phép một số mặt hàng

nhập khẩu từ Lào, Campuchia như gạo, một số loại hàng nông sản được phép nhập khẩu vào Việt Nam với thuế suất thuế nhập khẩu là 0% với một số lượng nhất định. Hàng hóa nhập khẩu đáp ứng nhập khẩu theo hạn ngạch quốc gia khi nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S do cơ quan có thẩm quyền của Lào cấp theo quy định và được thông quan qua các cửa khẩu theo quy định của Bộ Công thương.

(ii) Việc điều tiết thuế XK, thuế NK được thực hiện trên cơ sở có sự dịch chuyển hàng

hóa về mặt địa lý. Nghĩa là chỉ khi nào hàng hóa có sự dịch chuyển qua biên giới mới có thể phát sinh nghĩa vụ nộp thuế XK, thuế NK. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mặt dù hàng hóa khơng thật sự dịch chuyển qua biên giới nhưng hàng hóa này cũng được coi là xuất khẩu. Đó là các trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa bán cho thương nhân nuớc ngồi nhưng giao hàng hóa cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để làm nguyên vật liệu tiếp tục sản xuất, gia cơng hàng hóa xuất khẩu (đây được gọi là xuất, nhập khẩu tại chỗ).

(iii) Mục đích của hoạt động XK, NK qua biên giới Việt Nam không quyết định đến nghĩa vụ chịu thuế XK, thuế NK của hàng hóa. Mọi hàng hóa qua biên giới Việt Nam đều phải chịu thuế XK, thuế NK khơng phân biệt rằng hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam hay xuất khẩu nhằm mục đích kinh doanh hay khơng kinh doanh. Mục đích kinh doanh hay khơng kinh doanh chỉ có thể làm ảnh hưởng đến mức độ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân khi họ tiến hành hành vi nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Vì vậy, các hành vi cho, tặng hàng hóa qua biên giới đều phải nộp thuế XK, thuế NK.

34 CÂU HỎI ƠN TẬP

(iv) Tổ chức, cá nhân có hành vi nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa là đối tượng nộp thuế XK, thuế NK.

Thuế NK là loại thuế tiêu dùng, mục đích chính là bản hộ nền sản xuất trong nước thông qua điều tiết hành vi sử dụng hàng hoá được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để có được hàng hóa xuất hiện trên thị trường,

hay nói cách khác là để đưa được hàng hóa từ nước ngồi đến tay người tiêu dùng trong

nước thì cần phải có những tổ chức, những cá nhân tiến hành hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, để có thể đánh được thuế chính xác thì nhà nước khơng thể đợi đến khi hàng hóa nhập khẩu đến tay người tiêu dùng thì nhà nước mới đánh thuế. Cho nên đối với thuế NK pháp luật thuế buộc các tổ chức, cá nhân ngay khi họ có hành vi nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt Nam đều phải có nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu cho nhà nước. Hay nói cách khác, chính các tổ chức, cá nhân có hành vi nhập khẩu hàng

hóa qua biên giới Việt Nam trở thành người nộp thuế NK.

Tương tự đối với thuế xuất khẩu, nhà nước xác định rằng thuế xuất khẩu được xây dựng một mặt để nhà nước có thể quản lý được lượng hàng hóa xuất khẩu qua biên giới Việt Nam mặt khác giúp nhà nước có thể hạn chế được việc xuất khẩu những mặt

hàng mà nhà nước thấy rằng cần hạn chế xuất khẩu tùy theo tình hình kinh tế, xã hội

của đất nước. Để thực hiện được điều đó, nhà nước quy định các tổ chức, cá nhân khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa trở thành người nộp thuế XK để những cá nhân, tổ chức này tiến hành các nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. Thơng qua đó nhà nước xác định, quản lý được lượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngồi.

c. Vai trò của thuế XK, thuế NK

Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử, thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu có vai trị khác nhau trong việc tạo nguồn thu cho ngân

sách nhà nước. Tuy nhiên, do thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan khi tham gia vào

các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà nguồn thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giảm dần.

Góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt hoạt động nhập khẩu. Hầu hết các quốc gia sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như một công cụ quan trọng trong chính sách bảo hộ hàng hóa nội địa. Các quốc gia thường đánh thuế nhập khẩu với mức thuế suất cao đối với hàng hóa khơng

CÂU HỎI ƠN TẬP 35

khuyến khích tiêu dùng và giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu.

Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngồi, góp phần giải quyết việc làm và thực hiện

chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể thơng qua các hình thức như miễn, giảm thuế, chính sách ưu đãi thuế.

2.2.1.2 Người nộp thuế XK, NK

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế XK – thuế NK 2016:

“Người nộp thuế:

1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm: a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế

trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp; e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên

giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.

36 CÂU HỎI ƠN TẬP

6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”

Nhà nước không quan tâm đến tư cách, địa vị của tổ chức, cá nhân khi các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu (có tư cách pháp nhân hay khơng có tư cách pháp nhân, các cá nhân này có thể là cá nhân đăng ký kinh doanh hay chỉ là những cá nhân bình thường khơng hề có thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào)

mà nhà nước chỉ quan tâm đến việc các tổ chức các nhân này có hay khơng có thực

hiện hành vi XK, NK hàng hóa qua biên giới Việt Nam hay khơng?

Hành vi XK, NK của các tổ chức, cá nhân này phải là hành vi XK, NK hoàn tất. Chỉ khi hành vi XK, NK hàng hóa của các tổ chức, cá nhân này hồn tất thì thực sự tổ chức,

cá nhân này mới chính thức là người nộp thuế XK, NK. Nếu họ chưa XK, NK hồn tất

thì dù họ đã nộp thuế XK, NK thì họ cũng khơng phải thực sự là người nộp thuế XK, NK. Do vậy số tiền thuế XK, NK họ đã nộp sẽ được hồn lại.

Ví dụ: Cơng ty TNHH A tiến hành thu mua, chế biến cá basa và xuất khẩu sang Châu

Âu. Tuy nhiên lô hàng hải sản này đã bị Châu Âu trả lại vì hàng kém phẩm chất, khơng

thoả mãn chất lượng theo hợp đồng hai bên đã ký kết trước đó. Khi Cơng ty A tiến hành

XK nhà nước đã yêu cầu A nộp thuế XK thì lúc này khi hàng bị trả về A sẽ được trả lại

số tiền thuế XK họ đã nộp lúc XK hàng hố vì thực chất hành vi xuất khẩu hàng hóa của Cơng ty A chưa hoàn tất.

Người nộp thuế XK, NK phải là người trực tiếp tiến hành hành vi đưa hàng hóa qua biên giới hay nhận hàng hóa từ bên kia biên giới về. Từ “trực tiếp” ở đây không thể hiểu một cách đơn thuần về mặt hiện tượng là sự mang, vác, vận chuyển hàng hoá qua biên giới. Bởi vì nếu hiểu như vậy thì sẽ dẫn đến cách hiểu là người nộp thuế ở đây là những công nhân vận chuyển, những người lái xe tải chuyên chở container. Do đó, việc trực tiếp tiến hành hành vi đưa hàng hóa qua biên giới Việt Namlà việc điều hành, quản lý, điều phối q trình đưa hàng hóa ra vào biên giới Việt Nam. Thông thường, đây là những người là chủ hàng, người sở hữu hàng hóa này.

Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng khơng phải trong mọi trường hợp thì tổ chức, cá nhân đứng ra trực tiếp tiến hành hành vi XK, NK hàng hóa đều là chủ hàng của lơ hàng

CÂU HỎI ƠN TẬP 37

XK hay NK. Trong một số trường hợp, tổ chức đứng ra thực hiện hành vi NK, XK chỉ là bên cung cấp dịch vụ XK, NK còn tổ chức, cá nhân là chủ hàng là bên sử dụng dịch vụ.

Ví dụ: các trường hợp ủy thác xuất khẩu hay ủy thác nhập khẩu.

Trong trường hợp này, tổ chức tiến hành trực tiếp hoạt động XK, NK mặc dù không là chủ hàng hóa XK, NK nhưng họ vẫn là người nộp thuế XK, NK. Pháp luật quy định như vậy là vì nhà nước chỉ muốn quản lý chính tại khâu XK, NK mà không quản lý khâu trung gian. Điều này giúp cho chi phí hành thu thấp, việc thu thuế XK, NK vẫn tiến hành có hiệu quả.

2.2.1.3 Đối tượng chịu thuế

Theo Điều 2 Luật thuế XK - thuế NK 2016 thì đối tượng chịu thuế XK, thuế NK là:

 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

 Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thuế ths phan thỵ tường vi (Trang 32 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)