BÀI 2 : PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ
2.2 NHỮNG NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ
2.2.3 Pháp luật thuế giá trị gia tăng
2.2.3.1Khái niệm, đặc điểm, vai trò thuế giá trị gia tăng
a. Khái niệm thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT là loại thuế thu vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng.
Nếu như thuế doanh thu đánh vào phần doanh thu có được của cơ sở kinh doanh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì thuế GTGT chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng. Đây là điểm ưu việc của thuế GTGT so với thuế doanh thu.
b. Đặc điểm thuế GTGT
Phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong q trình lưu thơng là đối tượng tác động của thuế GTGT.
Thuế GTGT khơng thu trên tồn bộ giá trị của hàng hóa, dịch vụ tại mỗi khâu trong suốt quá trình sản xuất, lưu thơng hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà thuế GTGT chỉ thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong mỗi khâu ở từng giai đoạn.
CÂU HỎI ƠN TẬP 63
Vấn đề chính yếu của nhà nước trong thuế GTGT là làm sao có thể tính được phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong các khâu lưu thông. Biện pháp nào để hạn chế các trường hợp trốn thuế nhằm bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước? Biện pháp đưa ra để đảm bảo các yêu cầu này chính là vấn đề hóa đơn mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Việc tiến hành tốt việc quản lý hóa đơn ngoài việc giúp nhà nước xác định được đúng phần giá trị gia tăng ở mỗi khâu còn giúp doanh nghiệp được giảm đi mức thuế GTGT phải nộp cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, cơ quan thuế khơng chỉ căn cứ vào hóa đơn do phía tổ chức kinh doanh xuất trình để làm căn cứ tính thuế GTGT mà cơ quan thuế còn phải đối chiếu với hóa đơn do phía bên cung cấp dịch vụ, hàng hoá hoặc bên nhận cung cấp dịch vụ, hàng hóa của tổ chức kinh doanh này nhằm tìm ra con số thực của giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ qua mỗi khâu sản xuất, lưu thơng. Vì vậy, nếu quản lý tốt thuế GTGT và hóa đơn chứng từ thì sẽ khắc phục được tình trạng trốn thuế GTGT của các cơ sở kinh
doanh. Đây cũng là ưu điểm của thuế GTGT so với thuế doanh thu. (Bởi vì thuế doanh
thu trước đây khơng quan tâm đến phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ mà chỉ quan tâm đến doanh thu có được từ việc sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Chính vì vậy mà thuế doanh thu cũng khơng cần quản lý đối chiếu, so sánh hóa đơn mua hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ… nên cơ sở kinh doanh có thể dễ cung cấp những hóa đơn sai lệch nhằm làm giảm doanh thu dẫn đến giảm tiền thuế doanh thu phải nộp
cho nhà nước).
Thuế GTGT có phạm vi tác động rộng.
Với việc đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, lưu thơng của hàng hóa, dịch vụ thì phạm vi tác động của thuế GTGT rất rộng. Thuế GTGT hầu như tác động vào tất cả mọi hàng hóa, dịch vụ sinh hoạt hằng ngày của con người đến những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ cho những người có thu nhập cao, chỉ cần hàng hóa, dịch vụ này có phát sinh thêm giá trị gia tăng thì thuế GTGT sẽ tác động. Vì vậy, có thể nói thuế GTGT là loại thuế đánh vào hầu hết tất cả các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Tuy thuế GTGT có mức thuế suất tương đối thấp nhưng do thuế có phạm vi tác động rộng nên thuế GTGT thường chiếm khoảng 35 - 45% nguồn
thu vào ngân sách nhà nước.
Trong các sắc thuế nội địa thì thuế GTGT sẽ khơng chỉ thu trong một khâu, một giai đoạn cụ thể trong suốt quá trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng của hàng hóa,
64 CÂU HỎI ÔN TẬP
dịch vụ mà thuế GTGT sẽ thu xun suốt trong tồn bộ q trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng của hàng hóa, dịch vụ. Điều này hoàn toàn khác so với thuế TTĐB, thuế BVMT. Thuế TTĐB chỉ thu ở hành vi nhập khẩu hàng hóa, sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Còn thuế BVMT thu ở khâu nhập khẩu hoặc sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế BVMT. Trong khi đó, thuế GTGT sẽ thu xuyên suốt bất kể ở khâu nào, giai đoạn nào chỉ cần ở khâu đó, giai đoạn đó có phát sinh giá trị tăng thêm.
c. Vai trò của thuế GTGT
Thuế GTGT góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ.
Thuế GTGT giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa nhờ kiểm sốt được hệ thống hóa đơn, chứng từ, khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế.
Thuế GTGT góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi hàng hóa đó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam; bên cạnh đó thuế GTGT đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế GTGT đầu ra để được hoàn thuế GTGT đầu vào.
2.2.3.2 Người nộp thuế
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (gọi
chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu
thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là người nộp thuế giá trị gia tăng21.
a. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT Đối với nhóm đối tượng này, cơ sở để nhà nước tiến hành đánh thuế chính là hành vi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT. Chỉ cần tổ chức, cá nhân có tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT là đã trở thành đối tượng nộp thuế GTGT bất kể cơ sở kinh doanh được tổ chức dưới hình thức như thế nào.
CÂU HỎI ÔN TẬP 65 b. Tổ chức, cá nhân có hành vi nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT
Những tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chiụ thuế GTGT thì trở thành đối tượng nộp thuế GTGT khơng phân biệt đó là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Như vậy, có hai điều kiện để một tổ chức, cá nhân trở thành đối tượng nộp thuế của thuế GTGT là:
Các tổ chức, cá nhân tiến hành một trong các hành vi sau:
+ Sản xuất hàng hóa; + Kinh doanh hàng hóa;
+ Nhập khẩu hàng hóa;
+ Kinh doanh dịch vụ.
Những hàng, hóa, dịch vụ này là đối tượng chiụ thuế của thuế GTGT.
2.2.3.3 Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT22.
Vì phạm vi tác động của thuế GTGT lên các loại hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam rất rộng nên pháp luật thuế GTGT không thể liệt kê đầy đủ tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ có trên thị trường. Cho nên, các nhà làm luật đã lựa chọn cách thức quy định những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chiụ thuế GTGT theo cách thức loại suy. Nghĩa là pháp luật sẽ quy định các trường hợp khơng chịu thuế GTGT. Cịn những hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc nhóm khơng chịu thuế GTGT thì đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Đối tượng chịu thuế GTGT có thể chia thành hai nhóm:
Nhóm hàng hóa, dịch vụ có được từ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam. Điều kiện chịu thuế GTGT của nhóm này là hàng hóa, dịch vụ được tạo
66 CÂU HỎI ÔN TẬP
ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ thể kinh doanh hoặc được tạo ra để kinh doanh và được tiêu dùng diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhóm hàng hóa, dịch vụ có được từ hoạt động nhập khẩu và được tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với nhóm này nhà nước chỉ quan tâm đến hành vi nhập khẩu của tổ chức, cá nhân mà không phân biệt chủ thể tiến hành nhập khẩu là chủ thể kinh doanh hay khơng và mục đích nhập khẩu là kinh doanh
hay tiêu dùng.
2.2.3.4 Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Được quy định tại điều 5 Luật thuế GTGT 2008, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế
GTGT 2013, Luật số 106/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật
thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế, gồm 25 trường hợp là hàng hóa, dịch vụ khơng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, có thể chia thành các nhóm sau đây:
Nhóm 1: những sản phẩm nơng nghiệp;
Nhóm 2: những hoạt động dịch vụ phục vụ lợi ích cơng cộng mà khơng nhằm
mục đích kinh doanh;
Nhóm 3: những hàng hóa, dịch vụ khơng tính được giá trị giá tăng hoặc khơng
làm phát sinh giá trị giá tăng;
Nhóm 4: một số hoạt động nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước;
Nhóm 5: một số hàng hóa và dịch vụ liên quan đến các hoạt động khác, nhà
nước khơng thu thuế GTGT để khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh; Nhóm 6: một số sản phẩm là tài nguyên thiên nhiên chưa qua chế biến mà
nhà nước khơng khuyến khích xuất khẩu như dầu thơ, đá phiến, đất hiếm; Nhóm 7: một số sản phẩm phục vụ cho mục đích nhân đạo nên nhà nước
khơng thu thuế GTGT;
Nhóm 8: hàng hóa, dịch vụ của những cá nhân có mức thu nhập thấp hơn nhà
nước quy định.
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khơng chịu thuế GTGT trên đây không được khấu trừ và hồn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ ở khâu khơng chịu thuế
CÂU HỎI ÔN TẬP 67
GTGT, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật thuế GTGT.
2.2.3.5 Căn cứ tính thuế
a. Căn cứ tính thuế
Giá tính thuế GTGT khơng được áp dụng đồng nhất trong tất cả các trường hợp mà trong từng trường hợp cụ thể sẽ có cách tính giá tính thuế GTGT khác nhau:
Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ mơi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ mơi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ mơi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ mơi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hóa nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
Đối với dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngồi là giá thanh tốn cho tổ chức, cá nhân nước ngồi chưa có thuế giá trị gia tăng.
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh khơng phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng), biếu, tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này trao đổi, biếu, tặng hoặc để trả thay lương, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động
68 CÂU HỎI ÔN TẬP
Đối với hoạt động cho thuê tài sản không phân biệt loại tài sản và hình thức cho th, giá tính thuế là giá cho th chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn th thì giá tính thuế là tiền th chưa có thuế giá trị gia tăng trả từng kỳ hoặc trả trước.
Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán chưa có thuế của hàng hóa đó trả một lần (khơng bao gồm khoản lãi trả góp), khơng tính theo số tiền trả góp từng kỳ.
Đối với gia cơng hàng hóa là giá gia cơng chưa có thuế (bao gồm tiền cơng, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công).
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế của cơng trình, hạng mục cơng trình hay phần cơng việc thực hiện; trường hợp xây dựng, lắp đặt cơng trình thực hiện thanh tốn theo đơn giá và khối lượng hạng mục cơng trình, phần cơng việc hồn thành bàn giao thì thuế giá trị gia tăng tính trên phần giá trị hồn thành bàn giao.
Đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà để bán, xây dựng cơ sở hạ tầng để chuyển nhượng của các đơn vị được Nhà nước giao đất, giá tính thuế là giá bán nhà, cơ sở hạ tầng gắn với đất, trừ (-) tiền sử dụng đất phải nộp ngân
sách nhà nước.
Đối với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng để cho thuê, giá tính thuế được trừ (- ) giá thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế giá trị gia tăng được trừ (-) giá đất theo quy định để xác định tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước hoặc để xác định tiền đền bù khi Nhà nước thu hồi đất tại thời điểm bán bất động sản.
Đối với các hoạt động đại lý, mơi giới mua, bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng thì giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế là tiền hoa hồng thu từ các hoạt động này.
Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh tốn ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng, thì giá chưa có thuế làm
CÂU HỎI ƠN TẬP 69
căn cứ tính thuế được xác định bằng giá có thuế chia cho [1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó.
b. Thuế suất thuế GTGT
Mức thuế suất 0%23 áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, với lý do là ưu đãi
cho các cơ sở kinh doanh thực hiện hoạt động xuất khẩu, từ đó khuyến khích hoạt động xuất khẩu.
Khi cơ sở kinh doanh tiến hành mua hàng hóa để sản xuất, tạo dịch vụ thì cơ sở kinh doanh sẽ có được thuế GTGT đầu ra. Khi tiến hành cung cấp dịch vụ, bán hàng hóa (xuất khẩu) thì lúc này mức thuế suất thuế GTGT là 0% làm cho số thuế GTGT phải nộp là 0 đồng. Theo cơng thức tính thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ thì:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào sẽ là con số âm.
Đây chính là số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sẽ hưởng lợi (được nhà nước hồn số thuế tương ứng). Đây là một sự ưu đãi không xuất phát từ chế độ miễn giảm thuế mà xuất phát từ việc quy định thuế suất thuế GTGT.
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây: a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
b) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phịng trừ sâu bệnh và chất kích