Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thuế ths phan thỵ tường vi (Trang 52 - 64)

BÀI 2 : PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

2.2 NHỮNG NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

2.2.2 Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt

2.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt

a. Khái niệm thuế TTĐB

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

CÂU HỎI ÔN TẬP 51

Với tên gọi là thuế tiêu thụ đặc biệt, có thể hiểu rằng đây là loại thuế tác động vào việc tiêu dùng hàng hóa. Tuy nhiên để hàng hóa có trên thị trường thì cần phải có các hành vi sản xuất (nếu hàng hóa đó trong nước sản xuất được) hay nhập khẩu hàng hóa (nếu hàng hóa đó được sản xuất ở nước ngồi) hay hành vi cung ứng dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt xác định rằng thuế tiêu thụ đặc biệt được thu vào hành vi đưa hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc diện chiụ thuế tiêu thụ đặc biệt xuất hiện trên thị trường Việt Nam.

b. Đặc điểm

Hàng hóa, dịch vụ khơng thật cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người là đối tượng chịu thuế của thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đây là những hàng hóa, dịch vụ mà theo đánh giá chung là không thật cần thiết cho con người trong cuộc sống hoặc có thể là những hàng hóa gây tác hại xấu cho mơi trường, sức khỏe của con người. Vì vậy nhà nước muốn hạn chế việc tiêu dùng, sử dụng những hàng hóa, dịch vụ này. Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ là một số lượng cụ thể, hữu hạn mà pháp luật có thể liệt kê.

Cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Hàng hóa, dịch vụ chỉ có thể được sử dụng và tiêu dùng khi hàng hóa, dịch vụ đã đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó, việc tiêu dùng và sử dụng hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có thể diễn ra ngay khi hàng hóa mới xuất hiện trên thị trường (khi vừa sản xuất ra là được tiêu dùng ngay) hoặc cũng có thể phải trải qua q trình lưu thơng trên thị trường (qua nhiều khâu mua, bán trung gian mới đến được tay người tiêu dùng). Cho nên, pháp luật thuế khó có thể xác định cụ thể thời điểm nào hàng hóa là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tiêu dùng. Do đó, pháp luật thuế sẽ thu thuế ngay từ hành vi làm xuất hiện hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường. Có như vậy mới mới bảo đảm sự chính xác và khơng có sự thất thoát thuế.

Mục tiêu cơ bản của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu

dùng.

Những hàng hóa, dịch vụ theo đánh giá chung là khơng thật cần thiết cho cuộc sống của con người, xa xỉ, gây hại môi trường và khơng có lợi cho sức khỏe sẽ bị tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Thông qua công cụ là thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước hướng dẫn

52 CÂU HỎI ÔN TẬP

người dân trong việc tiêu dùng bằng việc quy định mức thuế suất khá cao đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc đánh thuế cao này sẽ làm cho giá cả của những hàng hóa, dịch vụ này tăng lên nhằm hạn chế việc tiêu dùng của người dân.

Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ điều tiết một lần trong suốt q trình lưu thơng hàng hóa và dịch vụ (nếu hàng hóa, dịch vụ khơng bị thay đổi về bản chất, tính năng).

Thuế tiêu thụ đặc biệt điều tiết vào toàn bộ giá trị của hàng hóa, dịch vụ khi hàng hóa, dịch vụ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Nếu trong q trình lưu thơng của hàng hóa, nhà nước lại điều tiết thuế tiêu thụ đặc biệt nữa cũng trên tồn bộ giá trị của hàng hóa, dịch vụ đó thì sẽ xuất hiện tình trạng thuế chồng thuế lên hàng hóa, dịch vụ này. Nếu khơng muốn thuế chồng thuế mà quy định rằng sẽ chỉ điều tiết trên phần giá trị tăng thêm chưa bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt trước đây thì trở thành cách điều tiết thuế như ở thuế GTGT. Và nếu theo cách điều tiết thuế này thì ta sẽ khơng thấy được rõ được mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như khơng thấy được sự khác nhau và đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuế GTGT.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ điều tiết một lần duy nhất trong suốt q trình sản xuất và lưu thơng của hàng hóa, dịch vụ khi và chỉ khi hàng hóa, dịch vụ này khơng bị thay đổi bản chất, tính năng. Nếu hàng hóa đã bị thay đổi trở thành một sản phẩm mới mà sản phẩm này là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì sản phẩm mới này vẫn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mặc dù trong nó có một phần là hàng hóa cũ, trước đây cũng là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, tham gia để tạo thành sản phẩm mới này. Vì rõ ràng, hàng hóa mới này đã được tồn tại với tư cách là một sản phẩm mới, có những đặc tính tương đối khác với hàng hóa cũ. Cho nên hàng hóa mới được tạo thành vẫn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với tư cách là một hàng

hóa khác.

2.2.2.2 Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những loại hàng hóa, dịch vụ khơng thật cần thiết cho cuộc sống của con người hoặc gây tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người.

CÂU HỎI ÔN TẬP 53

Theo Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, có 10 loại hàng hóa và 6 loại hình dịch vụ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt:

* Hàng hóa:

a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

b) Rượu;

c) Bia;

Ba loại hàng hóa này nếu xét một cách tương đối thì chúng có ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe của con người nếu sử dụng nhiều. Mặt khác, bia, rượu là những hàng hóa có thể gây tác động đến thần kinh và dễ tạo nên những tình huống khác ngồi ý muốn con người và có thể gây tác hại xấu cho xã hội.

d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở

hàng;

đ) Xe mô tô hai bánh, xe mơ tơ ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

e) Tàu bay, du thuyền;

Đây là nhóm hàng hóa làm phương tiện lưu thơng. Có hai lý do được đưa ra khi nhà nước quy định đây cũng là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:

 Trước hết, khí thải từ ơtơ là một trong những ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường, có tác hại xấu đến sức khỏe con người.

 Thứ hai là thông qua việc xác định đây là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhà nước sẽ đánh thuế vào hành vi tiêu dùng xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi để điều tiết một phần thu nhập của các chủ thể sử dụng các mặt hàng này vào ngân

sách nhà nước. Vì xét chung, một mặt do nhà nước hiện nay đang khuyến khích sử dụng các phương tiện lưu thơng cơng cộng vì vấn đề giao thơng, mặt khác những người có khả năng sử dụng ơtơ dưới 24 chỗ ngồi là những người có thu nhập tương đối cao hơn so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội.

54 CÂU HỎI ÔN TẬP

g) Xăng các loại17,

Xăng là một sản phẩm, hàng hóa rất cần thiết cho nền sản xuất, là chi phí cấu thành trong giá cả của sản phẩm nếu sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như là nhu cầu thiết yếu sinh hoạt của người tiêu dùng. Việc xác định xăng là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất phát từ các nguyên nhân sau:

 Xăng là sản phẩm mà khi đưa vào sử dụng sẽ tạo ra lượng khí thải gây ơ nhiễm mơi trường lớn.

 Hiện nay ở nước ta, xăng có được là do nhập khẩu từ nước ngồi về. Vì vậy nếu áp dụng thuế TTĐB với xăng sẽ khuyến khích được hoạt động sản xuất xăng tinh luyện ở trong nước rất lớn, tạo điều kiện cho ngành sản xuất xăng tinh luyện trong nước phát triển.

h) Điều hịa nhiệt độ cơng suất từ 90.000 BTU trở xuống;

Sản phẩm điện lạnh là loại máy điều hòa nhỏ, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu trong gia đình và chúng cũng thải ra những khí thải có tác động xấu đến mơi trường. Chính vì vậy mà nhà nước quy định đây là loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

i) Bài lá;

Loại hàng hóa trở thành phương tiện cho những trị cờ bạc đỏ đen, dễ gây tệ nạn xã hội.

k) Vàng mã, hàng mã.

Đây cũng là một loại hàng hóa được ưa chuộng trong cuộc sống tinh thần của người Việt Nam nhưng nhiều khi người đã khốc lên nó màu sắc mê tín dị đoan khi tin rằng đốt hàng này là sẽ cung cấp tiền và hàng hóa cho người chết. Bên cạnh đó, việc tiêu tốn tiền của vào việc đốt hàng hóa này là rất lớn. Đây là sự lãng phí.

* Dịch vụ:

17 Theo Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 26/11/2014

CÂU HỎI ÔN TẬP 55

a) Kinh doanh vũ trường;

b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

c) Kinh doanh ca-si-nơ (casino); trị chơi điện tử có thưởng bao gồm trị chơi bằng

máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; d) Kinh doanh đặt cược;

Đây là những loại hình giải trí nhạy cảm, dễ xảy ra tệ nạn như mại dâm, cờ bạn đỏ đen.

đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

Hoạt động này tuy là một hoạt động thể thao nhưng những người tham gia hoạt động này chủ yếu là người có thu nhập cao, người nước ngồi. Vì vậy để điều tiết một phần thu nhập của những người này, pháp luật thuế TTĐB quy định đây cũng là loại dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

e) Kinh doanh xổ số.

2.2.2.3 Người nộp thuế

Tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh

dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Hành vi nhập khẩu các hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hành vi sản xuất các hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hành vi kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo quy định của pháp luật thì bất kể tổ chức, cá nhân đó là ai nhưng khi họ có hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì họ sẽ là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, nếu xét kỹ hơn ta thấy rằng:

 Đối với hành vi sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì khơng phải bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể thực hiện được hoạt động này. Muốn thực hiện được hoạt động sản xuất hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thì tổ chức, cá nhân đó phải là các tổ chức, cá nhân được nhà nước cho phép kinh doanh.

56 CÂU HỎI ÔN TẬP

 Đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa thì mọi tổ chức, cá nhân đều có thể thực hiện được hoạt động này mà khơng kể tổ chức cá nhân đó có tiến hành đăng

ký kinh doanh với cơ quan thuế hay không.

Tuy nhiên, lưu ý trường hợp đặc biệt người nộp thuế không phải là chủ thể thực hiện một trong những hành vi pháp lý kể trên, đó là trường hợp “tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.”

2.2.2.4 Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì có 5 trường hợp hàng hóa khơng chịu

thuế tiêu thụ đặc biệt với những lý do sau đây: khơng nhằm mục đích tiêu dùng trên thị trường Việt Nam hoặc nếu có tiêu dùng thì hành vi tiêu dùng này trên thị trường Việt Nam là vì mục đích nhân đạo; phương tiện giao thơng cơng cộng hoặc để kinh doanh không là phương tiện giao thông cá nhân.

2.2.2.5 Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, nên tiền thuế đã cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ. Thơng qua thuế tiêu thụ đặc biệt nhà nước thực hiện việc điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng. Do vậy các căn cứ để tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa vào hai yếu tố cấu thành:

 Giá tính thuế;  Thuế suất.

a. Giá tính thuế18

18 Theo Điều 6 Luật Thuế TTĐB 2008, Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 26/11/2014, Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

CÂU HỎI ÔN TẬP 57

Để tránh trường hợp thuế sẽ trùng thuế trong việc tiến hành đánh thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá là căn cứ để xác định số thuế mà đối tượng nộp thuế phải có nghĩa vụ nộp

cho nhà nước ln ln phải là giá chưa có thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT, thuế BVMT).

* Đối với hàng hóa được sản xuất trong nước:

Trong trường hợp này thì giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT và thuế BVMT được xác định cụ thể như sau:

Giá tính thuế TTĐB =

Giá bán chưa có thuế GTGT, chưa có thuế BVMT

1 + Thuế suất thuế TTĐB

Theo Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật Quản lý Thuế 2016 (có hiệu lực ngày 01/07/2016) thì trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt khơng được thấp hơn tỷ lệ phần trăm (%) so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ.

* Đối với hàng hóa nhập khẩu:

Trong trường hợp hàng hóa là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sản xuất ở nước ngoài và được các tổ chức, cá nhân tiến hành nhập khẩu vào Việt Nam thì giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB được xác định như sau:

Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu

Trong đó giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế khơng bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng

58 CÂU HỎI ÔN TẬP

hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra.19

* Đối với dịch vụ:

Trong trường hợp đối tượng chịu thuế TTĐB là các dịch vụ thì giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế

Một phần của tài liệu Bài giảng luật thuế ths phan thỵ tường vi (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)