Kế toán quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn hoàn thiện công tác kết toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cptm tin học &kỹ thuật công n (Trang 27 - 105)

1. 5 Kế toán bán hàng và XĐKQ kinh doanhThương mại:

1.5.3. Kế toán quản lý doanh nghiệp

1.5.3.1. Tài khoản sử dụng.

- TK642 - "Chi phí quản lý doanh nghiệp":

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoàn chi phí phát sinh có liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động khác. Thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí quản lý kinh doanh; chi phí quản lý hành chính và chi phí chung khác

Tài khoản 642 - "Chi phí quản lý doanh nghiệp” có các tài khoản cấp II sau đây: + TK6421 – Chi phí quản lý nhân viên; + TK6425 – Thuế, phí và lệ phí; + TK6422 – Chi phí vật liệu quản lý; + TK6426 – Chi phí dự phòng; + TK6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng; + TK6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài;

+ TK6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ; + TK6427 – Chi phí bằng tiền khác.- - Kết cấu TK642 "Chi phi quản lý doanh nghiệp":

*Bên Nợ:

Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.

*Bên Có:

+ Kết chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK911 để xác định kết quả kinh doanh hoặc TK142 “Chi phí trả trước”

Tài khoản 642 " Chi phi quản lý doanh nghiệp " không có số dư.

1.5.3.2. Trình tự hạch toán.

- Khi tính lương, phụ cấp phải trả cho bộ máy quản lí dán tiếp ở doanh nghiệp, kế toán ghi.

Nợ TK 642.1 “ Tập hợp chi phí nhân viên quản lí”

Có TK 334 “Tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả”

- Trích quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho nhân viên quản lí:

Nợ TK 642.1 “Tập hợp chi phí nhân viên quản lí”

Có TK 338 ( 2,3,4 ) “ Trích BHXH, BHYT và KPCĐ”

- Phản ánh giá trị vật liệu sử dụng cho quản lí doanh nghiệp:

Nợ TK 642.2 “Tập hợp chi phí vật liệu quản lí”

Có TK 152 “ Giá trị vật liệu”

- Giá trị công cụ, đồ dùng văn phòng: + Đối với loại phân bổ một lần:

Nợ TK 642.3 “ Tập hợp chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng”

Có TK 153.1 “ Toàn bộ giá trị dụng cụ…xuất dùng”

+ Nếu CCDC phân bổ hai lần:

~ Khi xuất CCDC, căn cứ vào phiếu xuất kho:

Nợ TK 242 “ Chi phí trả trước dài hạn”

Có TK 153.1 “ Toàn bộ CCDC xuất dùng”

~ Đồng thời tiến hành phân bổ lần đầu ( bằng 50% giá trị CCDC xuất dùng) vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Nợ TK 642 “ Chi phí QLDN”

Có TK 242 “ Chi phí trả trước dài hạn”

- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho doanh nghiệp trong kỳ:

Nợ TK 642.4 “ Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ”

Có TK 214 “ Tổng số khấu hao TSCĐ”

- Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp trong kỳ, căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi:

Nợ TK 642.5 “ Tập hợp các khoản phí, lệ phí”

Có TK 333 ( 7,8 ), 111, 112… “ Tổng số phải nộp”

- Trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Nợ TK 642.6 “ Tập hợp chi phí dự phòng giảm giá”

Có TK 159 “ Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

- Phản ánh số nợ không thu được xử lí xoá sổ trong kỳ:

Nợ TK 642.6 “ Số nợ khó đòi đã xử lí xoá sổ”

Có TK 131 “ Xoá sổ nợ không đòi được”

- Phân bổ dần chi phí trả trước vào chi phí quản lí kỳ này.

Nợ TK 642 ( Chi tiết tiểu khoản ) “ Tập hợp chi phí quản lí”

Có TK 335 “ Trích trước chi phí trả hạn”

- Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài.

Nợ TK 642.7 “ Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài”

Nợ TK 133.1 “ Thuế VAT đầu vào được khấu trừ”

Có TK 331 “ Tổng giá thanh toán”

- Tập hợp các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 642.8 “ Tập hợp chi phí khác bằng tiền”

Nợ TK 133.1 “ Thuế VAT đầu vào được khấu trừ”

Có TK 111,112, 311… “ Tổng số chi phí bằng tiền”

- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lí doanh nghiệp trong kỳ ( vật tư xuất dùng không hết, phế liệu thu hồi, hàng hoá thừa trong định mức tại kho…nếu có ).

Nợ TK 111,112, 156.1, 152… “ Các khoản ghi giảm chi phí”

Có TK 642 “ Chi phí quản lí doanh nghiệp”

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh ( nếu chu kỳ kinh doanh ngắn ):

Nợ TK 911 Nợ TK 142.2

Có TK 642“ Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp”

1.5.4 - Kế toán bán hàng : 1.5.4.1. Chứng từ sử dụng:

Tuỳ theo phương thức, hình thức bán hàng, kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ sau:

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

- Báo cáo bán hàng, bản kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, bản thanh toán hàng đại

lý ký gửi.

- Thẻ quầy hàng, giấy nộp tiền, bảng kê nhận tiền và thanh toán hàng ngày.

- Các chứng từ khác có liên quan.

1.5.4.2.Tài khoản sử dụng:

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau ây:

- TK511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ":

Tài khoản này phản ánh doanh thu sản phẩm hàng hóa thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán. TK511 “Doanh thu và tiêu thụ nội bộ” chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng hàng hóa đã bán, được xác định là tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu tiền. TK511 “Doanh thu và cung cấp dịch vụ” có 4 tài khoản cấp II:

+ TK5111 – Doanh thu bán hàng hóa; + TK5112 – Doanh thu bán sản phẩm; + TK5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ; + TK5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá.

- Kết cấu TK511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ": *Bên Nợ:

+ Phản ánh các khoản giảm doanh thu trong kỳ theo quy định, bao gồm: Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; Giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ; Chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ; Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế chịu thuế TTĐB, thuế XK.

+ Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào TK911 “XĐKQ kinh doanh”

*Bên Có:

+ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực hiện trong kỳ. + Các khoản doanh thu trợ cấp, trợ giá...

Cuối tháng, sau khi kết chuyển doanh thu thuần để XĐKQ, tài khoản này không có số dư

- TK512 - "Doanh thu nội bộ":

Tài khoản “Doanh thu nội bộ” phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp (Công ty, Tổng công ty) hạch toán toàn ngành. Ngoài ra, tài khoản này còn phản ánh để theo dõi một số nội dung được coi là tiêu thụ khác như: sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để biếu tặng, để quảng cáo, chào hàng... hoặc để trả lương cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hóa. Tài khoản này gồm 3 TK cấp II:

+ TK5121 – “Doanh thu bán hàng hóa”

+ TK5122 – “Doanh thu bán sản phẩm”

+ TK5123 – “Doanh thu cung cấp dịch vụ”

- TK521 - "Chiết khấu thương mại":

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.

Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại (CKTM) người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.

Phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán như: bán hàng (sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ. Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK521 - " Chiết khấu thương mại”

Cuối kỳ, khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển sang TK511 – "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ hạch toán.

*Bên Nợ:

*Bên Có:

+ Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.

Tài khoản 521 - “Chiết khấu thương mại” không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 521 - "Chiết khấu thương mại" có 3 tài khoản cấp II:

~ TK5211 - "Chiết khấu hàng hóa”: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại (tính trên khối lượng hàng hóa đã bán ra) cho người mua .

~ TK5212 - "Chiết khấu thành phẩm”: phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng sản phẩm bán ra cho người mua thành phẩm.

~ TK5213 - "Chiết khấu dịch vụ”: phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho người mua.

- TK531 - "Hàng bán bị trả lại":

Tài khoản dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân ( phẩm chất, quy cách, chủng loại, thời điểm cung cấp...) được doanh nghiệp chấp nhận.Doanh thu của hàng đã bán bị trả lại phản ảnh trên TK531 sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu bán hàng thuần của số lượng hàng hóa, sản phẩm đã bán trong kỳ.

- Kết cấu TK531 "Hàng bán bị trả lại": *Bên Nợ:

Trị giá hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hóa đã bán.

*Bên Có:

Kết chuyến doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ TK511 hoặc TK512 để xác định doanh thu bán hàng nội bộ trong kỳ hạch toán. Tài khoản 531 "Hàng bán bị trả lại" không có số dư.

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ hạch toán; Đó các khoản giảm trừ được người bán chấp nhận trên giá đã thỏa thuận. - Kết cấu TK532 "Giảm giá hàng bán":

*Bên Nợ:

Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng.

*Bên Có:

Kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá bán hàng sang TK511

Tài khoản 532 - " Giảm giá hàng bán" không có số dư. - TK157 - "Hàng gửi đi bán":

Tài khoản “Hàng gửi đi bán” dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi hoặc chuyển đến cho khách hàng sản phẩm, hàng hóa nhờ bán đại lý, ký gửi, giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa nhận được tiền hoặc thông báo chấp nhận thanh toán.

- Kết cấu TK157 "Hàng gửi đi bán": *Bên Nợ:

Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi đi.

*Bên Có:

+ Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã chuyển quyền sở hữu đã được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

+ Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán bị trả lại trong kỳ kế toán *Số dư bên nợ:

Trị giá hàng hoá, thành phẩm gửi đi chưa bán được.

- TK632 - "Giá vốn hàng bán":

Tài khoản 632 - "Giá vốn hàng bán” được dùng để theo dõi trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ.

- Kết cấu TK632 "Giá vốn hàng bán": *Bên Nợ:

+ Phản ánh chi phí NVL, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí

sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá vốn hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn của kỳ kế toán;

+ Phản ánh khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do

trách nhiệm cá nhân gây ra;

+ Phản ánh chi phí phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự XD, tự chế hoàn thành; + Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập

năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phong năm trước.

*Bên Có:

+ Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài

chính (khoản chênh lệch giữa số lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập năm trước).

+ Kết chuyến trị giá vốn sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ sang TK911.

1.5.4.2. Trình tự hạch toán. a )Bán buôn hàng hóa:

+ Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

1.Bán buôn qua kho:

Căn cứ vào hoá đơn bán hàng , phiếu giao nhận hàng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao cho người mua hoặc đại diện nhận hàng của người mua trực tiếp tại kho hàng hay nhận trực tiếp tại phân xưởng.Khi người mua ký vào hoá đơn tức là xác nhận sự chuyển giao quyền sở hữu số sản phẩm hàng hoá, bên bán mất quyền sở hữu số sản phẩm hàng hoá này đồng thời bên bán được quyền thu tiền hay thu ngay được tiền

- Khi xuất bán hàng hóa trực tiếp tại kho cho khách hàng phản ánh ngay doanh thu:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 155,156: Xuất kho

Có TK 154 : Xuất bán không qua kho

- Phản ánh doanh thu bán hàng (bán chịu hay thu tiền):

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng

Nợ TK111: Tiền mặt ( thu tiền ngay)

Nợ TK112: Tiền gửi ngân hàng

Có TK 511 : Doanh thu bán hàng

Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp

- Nếu sau khi đã ghi nhận tiêu thụ phát sinh các nghiệp vụ bằng hàng bán bị trả lại: - Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

Nợ TK 155,156 : Giá thực tế nhận tại kho

Nợ TK 157 : Gửi tại kho người mua

Nợ TK 138(1381): Giá trị chờ xử lý

Có TK 632 Giá vốn hàng hoá

- Phản ánh doanh thu và thuế số hàng bán bị trả lại

Nợ TK 531 : Doanh thu hàng bán bị trả lại

Nợ TK 333 : Thuế GTGT trả lại cho khách hàng theo hàng bán bị

trả lại

Có TK 111: Trả lại tiền cho người mua (nếu người mua đã trả

khi mua )

Có TK 131: Trừ vào số phải thu của khách hàng (có cả thuế)

- Nếu sau khi tiêu thụ phát sinh các nghiệp vụ giảm gía hàng bán trên giá thoả thuận, sự giảm này được lãnh đạo phê duyệt:

Nợ TK 532 : Số giảm giá hàng đã bán.

Nợ TK 331 (3331): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng

Có TK 131 : Trừ vào số tiền phải thu của khách hàng

- Số Chiết khấu thương mại thực tế phát sinh cho người mua hàng với số lượng lớn:

Nợ TK 521 : Chiết khấu thương mại.

Nợ TK 331 (3331): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng

Có TK 131 : Trừ vào số tiền phải thu của khách hàng

Có TK 111,112:

- Cuối kỳ hạch toán kết chuyển các khoản hàng bán bị trả lại ,giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại để điều chỉnh giảm doanh thu. Từ đó XĐ doanh thu bán hàng thuần:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng bán có chiết khấu thương mại

Có TK 531: Kết chuyển số tiền CKTM đã chấp thuận cho người mua

Nợ TK 511: Doanh thu hàng bán bị trả lại

Có TK 531: Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại.

Nợ TK 511: Doanh thu hàng hóa bị giảm giá

Có TK 532: Kết chuyển doanh thu giảm giá hàng bán

2.Bán buôn vận chuyển thẳng:

- Khi xuất hàng chuyển đến cho người mua, căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi trị giá vốn thực tế của hàng xuất( kể cả giá thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành bàn giao cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận)

Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán

CóTK 156: Hàng hóa

Một phần của tài liệu luận văn hoàn thiện công tác kết toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cptm tin học &kỹ thuật công n (Trang 27 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)