Mối quan hệ Pháp luật Nhà nước

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn lý LUẬN CHUNG về NHÀ nước và PHÁP LUẬT (Trang 34 - 36)

- Nhà nước và pháp luật ln có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thể hiện ở sự tác động qua lại giữa nhà nước và pháp luật.

- Chúng vừa có sự phụ thuộc lẫn nhau vừa có sự độc lập tương đối với nhau, những đặc điểm này được thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và trong xây dựng và thực thi pháp luật: Bộ máy nhà nước sử dụng Pháp luật là công cụ đắc lực để quản lý xã hội, pháp luật lại cần đến bộ máy nhà nước để bảo vệ và đảm bảo thực thi pháp luật.

- Và sự tác động qua lại lẫn nhau của cả nhà nước và pháp luật, có thể là tích cực hoặc tiêu cực, ở mức độ này hay mức độ khác. Ví như nếu Nhà nước khơng đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của người dân sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống pháp luật như mất niềm tin vào pháp luật, người dân sẽ ko còn nghe theo pháp luật nữa.

- Cả nhà nước và pháp luật đều có cho mình những tiền đề xã hội giống nhau để xuất hiện cũng như phát triển. Nhà nước và pháp luật ko thể tồn tại thiếu nhau, nhà nước ko thể quản lý xã hội nếu thiếu pháp luật, và cũng như vậy pháp luật ko thể thực hiện được chức năng của mình nếu thiếu sự đảm bảo cua nhà nước.

ϖ Đối với Việt Nam hiện nay, việc chăm lo xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước phải thực hiện song song đồng bộ với việc hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật. Trong quản lí xã hội nhà nước XHCN Việt Nam phải coi pháp luật là công cụ sắc bén quan trọng nhất. Để các chính sách của nhà nước được triển khai một cách thống nhất đồng bộ trên cả nước thì cần phải thong qua việc xây dựng pháp luật một cách hợp lí.

Câu 21.Mối quan hệ giữa pháp luật, tập quán, pháp luật và đạo đức, liên hệ thực tiễn VN hiện nay.

- Mọi xã hội đều tồn tại dựa trên những quy định, quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì cùng tham gia vào việc điều chỉnh hành vi và các mối quan hệ xã hội của con người nên giữa pháp luật và tập quán cũng như đạo đức ln có mối quan hệ biện chứng, có tính độc lập tương đối, tác động lẫn nhau theo cả hai hướng tích cực cũng như tiêu cực.

- Trong hệ thống các quy phạm điều chỉnh xã hội thì pháp luật và đạo đức giữ vai trị trung tâm, có vị trí quan trọng nhất. Pháp luật phải có nhiệm vụ hỗ trợ, bảo vệ các lợi ích khác nhau mà các quy phạm xã hội của tập quán cũng như đạo đức trong các trường hợp cần thiết.

Tập quán

Tập quán là nguồn pháp luật Tập quán bổ sung cho pháp luật

Pháp luật nâng những tập quán tốt thành tập quán pháp Pháp luật bài trừ những tập quán lạc hậu

=> Đối với nước ta hiện nay, pháp luật ngày càng quan tâm và ghi nhận nhiều hơn những tập quán tốt đẹp, những phong tục thể hiện được đạo lý của dân tộc. Nhiều quy định đạo đức về các quan hệ xã hôi khác nhau cũng đã

được luật hóa. Và bằng các quy định về nguyên tắc và cụ thể, pháp luật cũng góp phần xóa bỏ các tập quán lạc hậu, ko tiến bộ.

Câu 22: Hình thức pháp luật: khái niệm, nguồn pháp luật, các loại nguồn pháp luật, liên hệ thực tiễn Việt nam

Khái niệm

“Hình thức sẽ khơng có một giá trị nào, nếu đó khơng phải là hình thức của nội dung” (Mác)

Hình thức pháp luật được hiểu là một khái niệm dùng để chỉ ranh giới tộn tại của pháp luật trong hệ thống các quy phạm xã hội, đồng thời đó cũng là phương thức tồn tại, dạng tồn tại thực tế của pháp luật

• Hình thức pháp luật cho ta biết làm thế nào ý chí nhà nước được “nâng lên thành luật” và tương ứng theo đó, những hình thức thể hiện nào của các quy phạm pháp luật

Nguồn pháp luật

Nguồn pháp luật là những hình thức chính thể hiện các quy tắc bắt buộc chung được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý để áp dụng vào việc giải quyết các sự việc trong thực tiễn pháp lý và là phương thức tồn tại trên thực tế của các quy phạm pháp luật.

• Khơng nói đến xuất xứ, căn ngun quyền lực mà ý: từ đâu mà chúng ta vận dụng các quy phạm pháp luật này hay khác để giải quyết vụ việc

- Các loại nguồn pháp luật

- Tập quán pháp: là loại nguồn PL cổ xưa nhất, được sd rộng rãi trong nhà nước chiếm hữ nơ lệ, phong kiến và sd có mức độ nhất định ở các quốc gia trên thế giới.

- Tiền lệ pháp: là các quyết định cả các cơ quan hành chính hoặc cơ quan tòa án được nhà nước thừa nhận như là khn mẫu có giá trị pháp lí để giải quyết những trường hợp tương tự. Có 2 loại: tiền lệ hành chính, tiền lệ tư pháp (án lệ)

- Văn bản quy phạm pháp luật: là hình thức thể hiện các quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hoặc cá nhân tổ chức được nhà nước trao quyền) ban hành theo trình tự, thủ tục pháp lí nhất định. Có 2 loại: vb luật, vb dưới luật

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG môn lý LUẬN CHUNG về NHÀ nước và PHÁP LUẬT (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w