Phân loại hộ điều tra hộ nông dân xã Hòa Sơn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đất nông nghiệpcủa hộ nông dân tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” (Trang 64 - 122)

Bảng 4.4 Phân loại hộ điều tra hộ nông dân xã Hòa Sơn

Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ ( % )

Hộ khá/giàu 16 36,36

Hộ trung bình 26 59,09

Hộ nghèo 2 4,55

( Nguồn tổng hợp kết quả điều tra 2014 )

Nhìn vào bảng trên ta thây nhóm hộ trung bình là cao nhất 26/44 hộ chiếm 59,09%, nhóm khá/giàu chiếm 36,36%, nhóm hộ nghèo có 2 hộ chiếm 4,55%

Trong 44 người được điều tra thì có 14 người dân tộc Kinh, 1 người dân tộc Nùng, 29 người dân tộc Mường. Ta có thể thấy ở xã Hòa Sơn người dân tộc Mường chiếm số đông.

4.3 Tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân xã Hòa Sơn

4.3.1 Hiểu biết của hộ nông dân điều tra xã Hòa Sơn về chính sách đất nông nghiệp

Bảng 4.5 Hiểu biết của hộ nông dân xã Hòa Sơn về chính sách đất nông nghiệp

Đơn vị (%)

Chỉ tiêu Có biết về các lần ban hành, sửa đổi luật đất đai các

năm không ?

Có biết hiện nay ở địa phương có những

chính sách đất nông nghiệp nào?

Có biết 2013 có luật đất đai mới?

Không 63,64 86,36 70,45

36,36 13,64 29,55

( Nguồn tổng hợp kết quả điều tra 2014 )

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tỉ lệ các hộ nông dân hiểu biết về luật cũng như chính sách đất nông nghiệp là dưới 37% (Thấp).

Nguyên nhân là do:

- Người dân nắm bắt chính sách qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, sách, báo kém.

- Hoạt động tuyên truyền của địa phương chưa kĩ, chưa sâu vì có những hộ dân có đi họp dân đầy đủ mà hiện tại không nắm được chính sách. Cụ thể ta xem bảng sau.

4.3.2 Hiểu biết của người hộ nông dân xã Hòa Sơn về các quyền của người sử dụng đất nông nghiệp

Bảng 4.6 Hiểu biết của hộ nông dân xã Hòa Sơn về các quyền của người sử dụng đất nông nghiệp

Không biết 19 41,18

Có biết 25 58,82

Nếu biết thì các quyền Số hộ

Quyền sử dụng 25

Quyền chuyển đổi 7

Quyền chuyển nhượng 9

Cho thuê 2

Cho thuê lại 1

Tặng, cho 2

Được cấp giấy quyền sử dụng đất 12 Thừa kế 2 Thế chấp quyền sử dụng 2 Góp vốn bang quyền sử dụng đất 0 Khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền sử dụng đất

0 Quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

2

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được có 41,18% hộ dân không biết và 58,82% hộ dân biết về quyền của mình trong sử dụng đất nông nghiệp.

- 58,82% các hộ biết về các quyền thì đa số họ hiểu biết rất ít trong các quyền của người sử dụng đất NN, chủ yếu là họ biết đến các quyền như quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng và quền được cấp sổ đỏ.

- Mặc dù họ đã từng sử dụng các quyền đó rồi nhưng họ lại không biết là đó là các quyền của mình.

4.3.3 Tình hình sử dụng các quyền trong sử dụng đất nông nghiệp của hộnông dân xã Hòa Sơn nông dân xã Hòa Sơn

Bảng 4.7 Tình hình sử dụng các quyền trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) Kết quả

Quyền sử dụng 44 100 Người dân sử dụng đất

nông nghiệp vào sản xuất

Quyền chuyển đổi 7 16 Chuyển mục đích sử dụng

Quyền chuyển nhượng 15 34,10 Diện tích đất bị giảm

Quyền cho thuê 0 0 0

Quyền cho thuê lại 0 0 0

Quyền Tặng, cho 4 9,10 Cho anh em, con cái

Cấp giấy quyền sử dụng đất 40 91 Được cấp sỏ đỏ

Quyền thừa kế 7 16 Nhần đất từ cha mẹ

Quyền Thế chấp 1 2,27 Vay vốn ngân hàng

Quyền góp vốn 0 0 0

Quyền khiếu nại 0 0 0

Quyền được bồi thường 10 22,73 Nhận được tiền đền bù khi

bị nhà nước thu hồi đất

( Nguồn tổng hợp kết quả điều tra 2014 )

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy người dân địa phương sử dụng các quyền rất hạn chế, chủ yếu là sử dụng các quyền cơ bản như quyền sử dụng, cấp giấy chứng nhận sử dụng, tặng cho, chuyển nhượng và được bồi thường. Cụ thể :

- 100% người dân sử dụng đất nông nghiệp khi được giao là đương nhiên

- 22,73% người dân sử dụng quyền bồi thường vì Xã hòa sơn mới có một số xóm như Hạnh Phúc, Đồng Quýt có thu hồi đất cho khu công nghiệp ngoài ra còn có một số ít bị thu hồi cho Mỏ Đá và công trình công cộng như dường xá……..

- 34,10% người dân sử dụng quyền chuyển nhượng vì người dân bán cho tư nhân, người thành phố đến mua lấy tiền trả nợ và phục vụ cuộc sống.

- Các quyền như kiếu nại, góp vốn, thế chấp, cho thuê và cho thuê lại thì rất ít và chưa được sử dụng đến.

4.3.4 Hiểu biết của hộ nông dân xã Hòa Sơn về các nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp

Bảng 4.8 Hiểu biết của hộ nông dân xã Hòa Sơn về các nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp

Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%)

Không biết 14 31,82

Có biết 30 68,18

Nếu biết thì các nghĩa vụ

Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng quy định

9 20,45

Thực hiện kê khai đăng kí đất đai 6 13,64

Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật

27 61,34

Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất 1 2,27

Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường 0 0

Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong long đất

0 0

Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hòi đất 0 0

( Nguồn tổng hợp kết quả điều tra 2014 )

Từ bảng trên ta có thể thấy được tỉ lệ người dân biết các nghĩa vụ của mình khi sử dụng đất nông nghiệp là khá cao 68,18%. Tuy nhiên mức độ hiểu biết thì lại thấp vì người dân chủ yếu chỉ biết đến nghã vụ tài chính 61,34%. Các nghĩa vụ khác thì biết rất ít hoặc không biết.

Khi thực hiện các nghĩa vụ thì đa số người dân chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính cụ thể là đóng thuế và giao lại đất khi nhà nước thu hồi. Tuy nhiên thuế đất nông nghiệp thì hiện nay đã được miễn, khi bị nhà nước thu hồi đất thì một số cá nhân vẫn không chấp hành.

 Từ những phần trên ta có thể thấy được mức độ nắm bắt chính sách của người dân xã Hòa Sơn là rất thấp, dẫn đến việc sử dụng các quyền của người nông dân trong sử dụng đất nông nghiệp còn hạn chế. Nguyên nhân

4.4 Tình hình sử dụng và kết quả sử dụng đất nông nghiệp của hộ nôngdân tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. dân tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Bảng 4.9 Khái quát tình hình đất nông nghiệp của xã Hòa Sơn

Stt Loại đất Diện tích giao Diện tích thực tế Diện tích

thay đổi

1 Đất sản xuất nông nghiệp (m2) Tổng Max Min TB Tổng Max Min TB

Đất trồng cây lâu năm 75196 7200 0 1709 79326 7200 0 1802,8

6 4130 Đất trồng cây hằng năm 11340 2160 0 257,73 1442 0 2160 0 327,73 -3080 Đất chuyên trồng lúa 51623 4320 0 1173,25 5502 3 3600 0 1520,52 -3400

2 Đất lâm nghiệp (ha)

Đất rừng phòng hộ 0,3 0,3 0 0,00681 0,3 0,3 0 0,0068 1 0 Đất rừng sản xuất 5,0952 1 0 0,12 7,59 3 0 0,17 -2,53 Khác 3 Đất ở (m2) 20230 2400 100 459,77 2257 0 3000 0 512,95 -2340 4 Đất khác

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy hầu hết các loại đất đều giảm so với khi được giao duy nhất chỉ có đất trồng cây lâu năm là tăng. Nguyên nhân là do :

Đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm giảm do bị khu công nghiệp thu hồi nhưng toàn xã có 11 thôn thì chỉ rơi vào một số thôn như Hạnh Phúc, Đồng Quýt.. nên ta có thể thấy lượng giảm không quá lớn

Đất trồng cây lâu năm tăng do người dân chuyển đổi từ đất trồng cây hằng năm sang, địa phương đang đầu tư trồng các loại cây lâu năm có năng suất cao như cây bưởi.

Đất rừng phòng hộ thì có rất ít, đất rừng sản xuất thì người dân bán cho tư nhân và bán cho Mỏ Đá một phần nên diện tích giảm.

4.4.2 Tình hình sử dụng và kết quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân xã Hòa Sơn

Bảng 4.10 Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân xã Hòa Sơn 2013 Chỉ tiêu Tổng diện tích (m2) Diện tích sử dụng (m2) Tỉ lệ (%) Trồng lúa 55023 48290 87,76 Cây ngắn ngày 14420 30793 213,54

Cây ăn quả 79326 69096 87,10

Trang trại 0 0 0

Cho thuê 0 0 0

Không sử dụng 1080 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra xã Hòa Sơn 2014

Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được năm 2013 người dân xã Hòa Sơn đã chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đất một cách linh hoạt.

Cụ thể :

Diện tích cấy lúa là 48290 đạt 87,76% diện tích đất chuyên trồng lúa, người dân đã chuyển 12,24% đất chuyên trồng lúa sang trồng cây ngắn ngày có năng suất cao hơn cây lúa như cây Xả, Giềng, hoa màu khác.

Diện tích cây ăn quả là 69096 đạt 87,10% diện tích trồng cây lâu năm, người dân đã chuyển 12,90% sang trồng cây ngắn ngày.

Diện tích đất cho trang trại và cho thuê là rất ít, không đáng kể

Diện tích đất không sử dụng cũng có ít, do các hộ khá giàu có nguồn thu nhập khác nên không canh tác.

Từ trên ta có thể thấy xu hướng sản xuất của người dân địa phương trong thời gian tới là chuyển đổi trồng lúa và cây ăn quả sang trồng cây ngắn ngày có thu nhập cao hơn và dễ chăm sóc hơn.

4.4.3 Kết quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân xã Hòa Sơn

Bảng 4.11 Kết quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân xã Hòa Sơn năm 2013 .

Chỉ tiêu Trồng lúa Cây ngắn ngày Cây dài ngày

Tổng diện tích (sào) 134,13 85,54 191,93

Tổng chi phí

( Nghìn ) 30793 33536 30079

Tổng thu

( Nghìn ) 269255 388300 233020

Năng suất (Nghìn/sào) 2007,42 4539,40 1214,09

( Nguồn tổng hợp kết quả điều tra 2014 )

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy ngay được năng suất của việc sử dụng đất vào các mục đích khác nhau, nó giải thích tại sao người dân lại chuyển đổi mục đích từ trồng lúa và cây ăn quả sang trồng cây ngắn ngày. Cụ thể ;

Năng suất khi trồng cây ngắn ngày là 4539,40 cao gấp 2,26 lần khi trồng lúa 2007,42 và cao gấp 3,74 lần khi trồng cây lâu năm 1214,09.

Các cây ngắn ngày được người dân trồng chủ yếu ở đây đó là cây xả, cây riềng, ngô. Đặc biệt là cây xả được trồng nhiều nhất vì chi phí bỏ ra thấp, dễ chăm bón, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao và lại có thể trồng xen với diện tích đất trồng cây ăn quả vì cây xả không kén đất trồng.

4.4.4 Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của hộ nông dân xã Hòa Sơn năm 2013.

Bảng 4.12 Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của hộ nông dân xã Hòa Sơn năm 2013. Chỉ tiêu Tổng diện tích (m2) Diện tích sử dụng (m2) Tỉ lệ (%) Rừng phòng hộ 0,3 0,3 100 Rừng sản xuất 7,59 3,33 43,87

( Nguồn tổng hợp kết quả điều tra 2014 )

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được diện tích rừng phòng hộ có rất ít vẫn giữ nguyên. Diện tích rừng sản xuất sử dụng năm 2013 giảm nhiều, chỉ chiếm 43,87% diện tích đang có. Ở một số thôn như thôn Suối Nảy, người dân bỏ trống đất rừng nhiều.

4.4.5 Kết quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ nông dân xã Hòa Sơn

Bảng 4.13 Kết quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ nông dân xã Hòa Sơn năm 2013

Chỉ tiêu Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng diện tích (ha) 0,3 3,3 Tổng chi phí ( Nghìn ) 0 2100 Tổng thu ( Nghìn ) 0 41700

Năng suất (Nghìn/ha) 0 12636,36

( Nguồn tổng hợp kết quả điều tra 2014 )

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được hiệu quả từ việc sử dụng đất lâm nghiệp của hộ nông dân địa phương là rất thấp. Cụ thể là đất rừng sản

được thu hoạch. Theo như người dân ở đây thì 1ha keo trồng 6 năm thì thu được khoảng 16 đến 17 triệu tức là khoảng 2,6 triệu/năm. Điều đó cho chúng ta biết được tại sao các hộ dân bỏ trống đất rừng một trong những điểm mạnh của địa phương.

4.4.6 Tình hình thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho khu công nghiệp, dịch vụ và công trình công cộng của hộ nông dân trong thời gian qua.

- Trong 44 hộ phỏng vấn thì có 16 hộ chiếm 36,36% chuyển đổi đất sang khu công nghiệp, thời gian là các năm 2001,2003,2006,2007,2008, 2009,2011,2013 và chia thành rât nhiều đợt.Ta có thể thấy được việc chuyển đổi cũng như thu hồi đất ở địa phương là rất chậm, nhỏ lẻ.

+Ở địa phương chỉ có một số xóm thu hồi đất nông nghiệp cho khu công nghiệp như thôn Hạnh Phúc, Đồng Quýt. Trong đó thôn Hạnh Phúc là thu hồi nhiều nhất, diện tích đất thu hồi là 70% diện tích đất nông nghiệp của thôn.

+ Theo như phỏng vấn thêm các hộ nông dân thì 50% ý kiến người dân cho rằng công tác đền bù và giải phóng mặt bằng ở địa phương là thỏa đáng, 50% cho rằng không thỏa đáng. Nguyên nhân là do mức giá đền bù thấp và hầu như sau khi thu hồi đất người dân không nhận được hỗ trợ gì thêm từ phía các doanh nghiệp.

+ Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp một bộ phận thanh niên nữ vào khu công nghiệp làm việc, thanh niên nam thì ít. Nhưng đằng sau đó là một bộ phận không hề nhỏ những người ở độ tuổi trung niên khi mất đất họ rơi vào cảnh thất nghiệp, không có việc làm.

+ Ngoài ra trong xã còn có thôn Hòa vinh do chậm trễ và trục trặc trong việc thu hồi đất đã làm cho ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sản xuất của người dân địa phương.

+ Một số hộ dân yêu cầu phía doanh nghiệp phải có hỗ trợ sau khi thu hồi đất của họ và họ không muốn mất thêm đất nông nghiệp nữa.

- Một số hộ thì bị thu hồi đất cho Mỏ Đá của xã. Đất thu hồi ở đây chủ yếu là đất lâm nghiệp, giá đất đền bù người dân cho rằng đã hợp lí.

4.4.7 Tình hình thu nhập của hộ nông dân xã Hòa Sơn 2013 Bảng 4.14 Thu nhập của hộ nông dân xã Hòa Sơn 2013 Chỉ tiêu Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Kinh doanh, DV Ngành nghề Lương Khác Tổng Tổng 739440 441000 8342 285000 148065 1495000 0 3028243 Lớn nhất 119850 40000 3142 50000 50000 240000 0 240000 Nhỏ nhất 0 0 0 0 0 0 0 4042 Trung bình 16805,45 10255,81 189,59 6477,27 3365,11 34767,4 9 0 68823,70 Cơ cấu % 22,10 14,50 0,20 9,28 4,70 49,10 0 100

( Nguồn tổng hợp kết quả điều tra 2014 )

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được thu nhập của hộ nông dân năm 2013 là khá cao,tổng thu nhập của 44 hộ là 3028243000 mức thu nhập trung bình là 68,823 triệu. Tuy nhiên mức thu nhập của các hộ là không đều nhau vì ta có thể thấy hộ có thu nhập cao nhất là 240 triệu còn hộ thấp nhất có 4 triệu. Cụ thể trong trồng trọt hộ thu nhiều nhất là 119,850 triệu còn hộ ít nhất là 0, thu nhập của trồng trọt là 739,44 triệu chiếm 22,10% trong tổng thu nhập.

Chăn nuôi hộ thu nhập cao nhất 40 triệu, hộ ít nhất là 0. Tổng thu nhập từ chăn nuôi là 441 triệu chiếm 14,5% tổng thu nhập.

Lâm nghiệp hộ thu nhập cao nhất là 3,142 triệu, hộ ít nhất là 0. Tổng thu nhập từ lâm nghiệp là 8,342 triệu chiếm 0,2% tổng thu nhập.

Kinh doanh dịch vụ hộ thu nhập cao nhất là 50 triệu, hộ ít nhất là 0. Tổng thu nhập từ kinh doanh dịch vụ là 285 triệu chiếm 9,28 tổng thu nhập

Ngành nghề hộ thu nhập cao nhất là 50 triệu, hộ ít nhất là 0. Tổng thu nhập từ ngành nghề là 148,065 triệu chiếm 4,7% tổng thu nhập.

Lương hộ thu nhập cao nhất là 240 triệu, hộ ít nhất là 0. Tổng thu nhập từ lương là 1,495 tỉ chiếm 49,10% tổng thu nhập.

 Qua đây ta có thể thấy được người dân địa phương chuyển đổi giống cây trồng rất linh hoạt.

4.5 Đánh giá của hộ nông dân về tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp ở xã Hòa Sơn.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đất nông nghiệpcủa hộ nông dân tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” (Trang 64 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w