Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đất nông nghiệpcủa hộ nông dân tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” (Trang 46 - 54)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Hòa Sơn nằm về phía Đông Bắc của huyện Lương Sơn. Là xã miền núi đất rộng, người thưa, năm 2010 diện tích đất tự nhiên của xã là 2.387,36 ha, trong đó diện tích đồi núi chiếm khoảng 47% DTTN, mật độ dân số 239 người/1km2. Có hai dân tộc chính cư trú trên địa bàn là dân tộc Mường và dân tộc Kinh. Vị trí:

- Phía Bắc giáp xã Phú Mãn, Hòa Thạch, Đông Yên - huyện Quốc Oai (Hà Nội);

- Phía Nam giáp xã Nhuận Trạch - huyện Lương Sơn;

- Phía Đông giáp thị trấn Xuân Mai - huyện Chương My (Hà Nội); - Phía Tây giáp thị trấn Lương Sơn huyện Lương Sơn.

3.1.1.2. Địa hình

Hoà Sơn là xã miền núi thấp, độ cao trung bình 250m so với mặt nước biển. Địa hình của xã có sự đan xen địa hình đồi núi với địa hình tương đối bằng, thấp, đã tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, địa hình đồi núi phân bố đan xen cũng đã gây khó khăn về quy hoạch và xây dựng hệ thống đường giao thông, các công trình công cộng do địa hình dốc, phải san ủi khối lượng đất lớn trong thi công.

Địa hình đồi núi thấp

Diện tích 1.120 ha, chiếm 47% DTTN, tập trung ở phía Tây Bắc và một phần phía Đông Bắc của xã. Ccác dãy đồi núi cao từ 150- 340m, điển hình dãy núi cao là Núi Vua Bà (cao 340m), Núi Voi (200m), núi Luốt (185m). Trên địa hình này chủ yếu là để khoanh nuôi rừng tái sinh và trồng rừng sản xuất kinh doanh kết hợp rừng phòng hộ sinh thái tạo ra sự phong phú về loài thực vật trong vùng. Khu

vực đồi núi phía Tây Bắc cũng là nơi tập trung nguồn sinh thủy cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt chính trên địa bàn xã.

Địa hình thấp, tương đối bằng

Diện tích còn lại, chiếm 53% DTTN, phân bố tập trung ở phía Nam và Đông Nam của xã. Cao trình phổ biến từ 30- 35 m, một số nơi từ 50-60m. Đây là nơi tập trung dân cư, các công trình tầng hạ tầng ky thuật và là nơi canh tác cây lúa, màu chính của xã tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

3.1.1.3. Khí hậu và thủy văn.

Hoà Sơn là vùng đồi núi thấp, có khí hậu mang đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc trưng nóng, ẩm, có mùa đông lạnh.

+ Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

+ Nhiệt độ bình quân năm 23,40C, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất là 28,80C (tháng 7), thấp nhất là 16,20C (tháng 1).

+ Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.769 mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9 với 75% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa (chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng mưa), đặc biệt là các tháng 11 và tháng 12 lượng mưa thấp.

+ Số giờ nắng trung bình/năm là 1.832,9 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày). Số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nắng từ 70 đến 90 giờ.

+ Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh) và gió mùa Đông Nam vào mùa nóng ẩm.

Nhìn chung, thời tiết xã Hòa Sơn thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lương thực, hoa, rau màu. Tuy nhiên, những đợt mưa lớn của mùa hè dễ gây sạt lở đất đồi, ngập úng đồng ruộng và gió mùa Đông bắc kéo theo không khí lạnh, nhiệt độ hạ thấp có khi rét đậm, rét hại đã gây

thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của nhân dân địa phương.

3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên Dân số và lao động

Tại thời điểm điều tra, dân số toàn xã Hòa Sơn là 5.619 người (1.394 hộ), gồm có dân tộc Mường và dân tộc Kinh sinh sống. Tỉ lệ hộ nghèo là 2,3%.Dân cư được phân bố trên địa bàn 11 xóm (Cố Thổ, Tân Sơn, Bùi Trám, Gò Bài, Đồng Gội, Hạnh Phúc, Suối Nảy, Đồng Quýt, Tân Hòa, Đồng Táu, Hòa Vinh). Dân số, lao động theo các ngành nghề như sau:

* Phân theo số hộ: Tổng số 1.394 hộ, trong đó - Hộ nông nghiệp: 915 hộ, chiếm 65,6% tổng số hộ;

- Hộ công nghiệp, xây dựng và ngành nghề khác: 164 hộ, chiếm 11,76% tổng số;

- Hộ dịch vụ, thương mại: 315 hộ, chiếm 22,6% tổng số hộ; *Phân theo lao động: tổng số 2.717 lao động, trong đó:

- Lao động nông nghiệp: 1.137 lao động, chiếm 41,8% tổng số lao động. - Lao động công nghiệp, xây dựng và ngành nghề khác: 1.143 lao động, chiếm 42,1% tổng số lao động.

- Lao động dịch vụ, thương mại: 437 lao động, chiếm 16,1% tổng số lao động.

Lao động và việc làm:

Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh trên địa bàn xã Hòa Sơn nên có nhiều hộ mất đất ở, đất sản xuất và ảnh hưởng tới việc làm thu nhập của các hộ thuần nông. Nhiều hộ đã chuyển hướng sang lĩnh vực dịch vụ thương mại. Một số lao động trẻ có sức khỏe, có tay nghề qua đào tạo làm việc trong các khu công nghiệp, công ty đóng trên địa bàn xã. Hàng năm có từ 70 - 100 lao động đi làm công nhân, dịch vụ, xây dựng ở ngoài xã. Ngoài ra còn có nhiều lao động từ bên ngoài đến thuê trọ để làm việc tại các khu công nghiệp đã tạo ra nhiều dịch vụ phục vụ sinh hoạt,

ăn uống, vui chơi giải trí, góp phần tăng thu nhập từ lĩnh vực này cho xã và giải quyết việc làm cho người lao động. Chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp khá nhanh, tỷ lệ trung bình từ 8-10%/năm. Người dân Hòa Sơn cần cù, có trình độ khá, tham gia nhiều lĩnh vực, có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học ky thuật mới trong sản xuất và thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, lao động của xã chủ yếu là thủ công, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp (chiếm 36,2%), chưa có nhiều doanh nghiệp người của địa phương. Có sự chênh lệch khá cao giữa thu nhập của lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động nữ, hoặc lao động ở tuổi cao, số lao động trẻ có xu hướng tìm việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.

Tài nguyên đất

Kế thừa tài liệu thổ nhưỡng của huyện trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh, trên địa bàn xã Hòa Sơn các loại đất chính sau.

- Nhóm đất feralít vàng đỏ: Chiếm 55% DTTN, phân bố trên địa hình đồi núi. Đất có hàm lượng mùn trung bình (M= 1,4-1,6%). Lân và Kali dễ tiêu thường nghèo (6-8 mlg/100 gam đất). Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Tầng đất dày phổ biến từ 50-70cm. Do nhóm đất feralít nằm trên địa hình đồi núi, có độ dốc thường hơn 200 nên loại đất này thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Diện tích 919 ha, chiếm 38,5% DTTN. Độ dốc từ 3- 80, phân bố tập trung ở phía Nam và Đông Nam của xã. Đất có hàm lượng dinh dưỡng trung bình. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ - thịt trung bình. Tầng đất dày từ 60- 100m. Chỉ có một phần loại đất này được người dân địa phương khai thác để trồng lúa, màu, trồng cây ăn quả, còn lại là đất ở nông thôn và đất chuyên dùng.

- Đất phù sa ít được bồi của hệ thống sông suối (Py): Diện tích 155 ha, chiếm 6,5% DTTN, phân bố ở địa hình thấp, bằng dọc hai bên các con suối trong vùng.

Đất có hàm lượng mùn khá (M = 1,6- 2%). Lân và Kali dễ tiêu ở mức trung bình (8 -10mlg/100 gam đất). Thành phần cơ giới thường là thịt nhẹ. Tầng đất dầy từ 30- 50cm. Đây là loại đất tốt được người dân khai thác để trồng lúa 1- 2 vụ, sản xuất ra lương thực chính của xã. Để nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này cần kết hợp biện pháp đầu tư hoàn chỉnh các công trình thủy lợi với đầu tư thâm canh giống, phân bón hợp lý để tăng năng suất cây trồng.

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của xã chủ yếu là nước sông suối, nước từ các ao hồ, cơ bản đáp ứng đủ nước tưới phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.

Nước mạch của xã vào mùa mưa từ 7- 9m; mùa khô từ 12-15m. Nước ngầm qua thăm dò thực tế cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 30-50 m, chất lượng nước khá tốt, chỉ có một số nơi bị nhiễm sắt cao, cần được xử lý trước khi dùng sinh hoạt.

Chế độ thủy văn: Trên địa bàn xã Hòa Sơn có hệ thống suối nhỏ bắt nguồn từ dãy đồi núi cao hơn 200m và chảy theo hướng Tây Bắc và Tây Nam. Tổng chiều dài các con suối gần 3 km, lòng suối nhỏ, lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy phụ thuộc theo mùa. Vào mùa mưa lưu lượng nước lớn, dòng chảy siết, thời gian mưa đầu nguồn kéo dài dễ gây ngập úng ruộng đồng. Mùa khô mực nước các con suối xuống thấp, tốc độ dòng chảy nhỏ, lưu lượng nước giảm nhanh, cần phải xây dựng các hồ, đập để giữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên rừng

Xã Hòa Sơn có 460,9 ha đất lâm nghiệp, chiếm 19,31% DTTN chủ yếu là đất rừng sản xuất. Toàn bộ diện tích rừng nói trên đã giao cho hộ gia đình và tổ chức quản lý, đến nay phần lớn diện tích rừng được chăm sóc trồng mới, hiện tại rừng phát triển tốt. Diện tích đất rừng được tăng lên hàng năm đã góp phần chóng xói mòn, rửa trôi đất, tạo cảnh quan cải thiện môi trường và duy trì nguồn sinh thủy trong vùng.

Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả thăm dò của một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tài nguyên khoáng sản của Hòa Sơn chủ yếu là đá Granit với trữ lượng lớn tập trung ở Núi voi thuộc xóm Suối Nẩy, hiện nay đang có một số công ty được nhà nước cấp phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng.

3.1.1.5 Tình hình kinh tế xã Hòa Sơn 2011 – 2013

- Tăng trưởng kinh tế : Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế xã đạt 6,5% . - Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế của xã đang dần chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại và TTCN- làng nghề. Do có khu công nghiệp Lương Sơn thu hồi đất nên cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp giảm, tuy nhiên giá trị ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Người dân chuyển sang làm ở khu công nghiệp và mở thêm dịch vụ buôn bán và ngành nghề phụ, trong những năm tới cần mở rộng hơn nữa những ngành nghề hiện có, đầu tư đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, mở ra hướng mới nhằm tăng nhanh tỉ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế bù lại cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó tập trung sản xuất nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp hơn nữa.

Bảng 4.1 Cơ cấu kinh tế các ngành của xã Hòa Sơn 2010 và 2013 Cơ cấu kinh tế theo

ngành

Năm 2010 (%)

Năm 2013 (%)

Nông lâm nghiệp 60,5 44

Tiểu thủ công nghiệp 15 32

Thương mại và dịch vụ 24,5 24

( Nguồn tổng hợp kết quả điều tra 2014 )

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được giá trị ngành nông lâm nghiệp giảm nhiều từ 65,5% năm 2010 xuống 44% năm 2013 tuy nhiên vẫn đóng vai trò chủ đạo. Ngành thương mại và dịch vụ có tăng nhưng không đáng kể. Chủ yếu tăng mạnh giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp.

13,3 triệu đồng/người năm 2012; 15,7 triệu đồng/người năm 2013 và chỉ tiêu năm 2014 là 16 triệu đồng. Qua đó ta có thể thấy được thu nhập của người dân xã Hòa Sơn tăng đều qua các năm.

3.1.1.6 Những thuận lợi và khó khăn

+ Thuận lợi

- Hòa Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, nằm cạnh thị trấn huyện Lượng Sơn, gần thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học ky thuật của cả nước, đồng thời có hai trục giao thông quan trọng là quốc lộ 6A, quốc lộ 21A đi qua địa bàn là điều kiện thuận lợi cho xã tiếp cận và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học, ky thuật và công nghệ mới vào sản xuất và thuận lợi để phát triển nhanh ngành dịch vụ, thương mại.

- Hòa Sơn gần thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá lớn là thị trấn huyện Lương Sơn và Thủ đô Hà Nội, nhất là các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như hoa quả tươi, thuỷ sản, hoa, cây cảnh, thịt lợn, thịt gia cầm.

- Lực lượng lao động của xã thuộc loại trẻ có khả năng tiếp thu và ứng dụng các ky thuật tiên tiến vào sản xuất. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế, cá nhân tăng nhanh trong những năm gần đây cho sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng ky thuật, góp phần thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn và tạo ra nhiều việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội xã Hòa Sơn đang được đầu tư xây dựng tăng nhanh về số lượng và chất lượng, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

- Hòa Sơn có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương nhiệt tình, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lý xã hội tốt.

- Trong giai đoạn 2011- 2015, diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm nhanh do tác động quá trình đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh Hòa Bình, sẽ có nhiều hộ bị mất đất ở, đất canh tác nên sẽ ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của nhiều hộ thuần nông. Lao động trẻ có xu hướng thoát ly nông nghiệp nhiều hơn gây nên tình trạng “già hoá lao động nông nghiệp, nữ hoá lao động nông thôn”.

- Kinh tế xã Hòa Sơn trong những năm qua tuy đã có bước phát triển khá nhưng do xuất phát điểm thấp, các ngành kinh tế còn phát triển mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên chưa thực sự bền vững.

- Nguồn nước tưới tiêu ít, thủy lợi kém mùa mưa phụ thuộc vào suối nhỏ, mùa khô rất thiếu nước cho sản xuất.

- Địa hình đồi núi thấp đan xen rất khó khăn trong việc quy hoạch, tập trung đất sản xuất, khó áp dụng một số chính sách như chính sách dồn điền đổi thửa

- Hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH đang phát triển nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trong giai đoạn đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH nền kinh tế.

- Trên địa bàn xã có nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung ương, của tỉnh chưa được phê duyệt chính thức nên khó khăn trong công tác lập đề án xây dựng nông thôn mới, cũng như lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế của xã.

- Trong giai đoạn 2011- 2015 nhu cầu vốn đầu tư của các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn xã là lớn, trong khi tiềm lực kinh tế của xã, nhân dân chỉ đáp ứng được một phần. Đây là bài toán khó cho nhân dân địa phương, đòi hỏi phát huy tinh thần sáng tạo của toàn xã và sự hỗ trợ lớn từ nguồn đầu tư bên ngoài.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đất nông nghiệpcủa hộ nông dân tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w