Nội dung của hợp đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2 TS. Đoàn Đức Lương (Trang 28 - 30)

4. Xem thêm Đỗ Hồng Thái, Hợp đồng bảo lãnh không thể xem là hợp đồng phụ của

1.4. Nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Tùy theo từng loại hợp đồng dân sự các bên có thể thỏa thuận những nội dung sau:

- Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;

- Số lượng, chất lượng;

- Giá cả, phương thức thanh toán;

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; - Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

vào giá trị pháp lý của các điều khoản cam kết trong hợp đồng có thể

phân thành:

- Điều khoản căn bản: là các điều khoản không thể thiếu được của một hợp đồng, nếu các bên tham gia chưa thỏa thuận được những điều khoản căn bản thì hợp đồng coi như chưa được ký kết. Chẳng hạn: đối tượng, giá cả, chất lượng (trong hợp đồng mua bán), đối tượng, địa điểm, giá cả (hợp đồng vận chuyển hàng hóa),...

- Điều khoản thơng thường: là những điều khoản pháp luật đã quy

định, nếu khi giao kết hợp đồng các bên khơng thỏa thuận thì những điều khoản này mặc nhiên được công nhận và thực hiện. Đối với các điều khoản này các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng khi có tranh chấp xảy ra cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết. Chẳng hạn: hợp đồng thuê tài sản thì bên cho thuê phải sửa chữa hư hỏng, khuyết tật của tài sản cho thuê, những hư hỏng nhỏ theo tập quán bên thuê phải tự

nguyện sửa chữa.

- Điều khoản tùy nghi: xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận được pháp luật dân sự quy định, trong quan hệ hợp

đồng pháp luật cho phép các chủ thể giao kết hợp đồng thỏa thuận các

điều khoản ngoài những điều khoản cơ bản nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. 2. GIAO KT, THC HIN HP ĐỒNG VÀ CÁC BIN PHÁP BO ĐẢM THC HIN HP ĐỒNG 2.1. Giao kết, thc hin hp đồng 2.1.1. Giao kết hp đồng a. Đề ngh giao kết hp đồng Các chủ thể có ý định thiết lập quan hệ hợp đồng thì phải thể hiện ý muốn của mình bằng một hình thức nhất định. Thơng qua sự thể hiện đó mà bên kia biết được ý muốn và từ đó mới có thể đi đến việc giao kết hợp đồng. Đểđối tác biết và hình dung được hợp đồng đó như thế nào thì người đề nghị phải đưa ra những thông tin một cách tương đối cụ thể, rõ

ràng thông qua những hình thức khác nhau: trao đổi qua điện thoại, fax, quảng cáo, nhắn tin, treo biển,... Trong trường hợp một bên đề nghị bên kia giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời thì khơng được mời người thứ ba giao kết hợp đồng và phải chịu trách nhiệm vềđề nghị của mình (Điều 396). Trong trường hợp này lời đề nghị

chưa phải hợp đồng dân sự nhưng có tính ràng buộc khi có các yếu tố: - Bên được đề nghị phải được chỉđích danh.

- Trong lời đề nghị có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và ấn

định một thời gian trả lời.

b. Chp nhn giao kết hp đồng

Là việc bên được đề nghịđồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đề nghị. Về nguyên tắc bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận việc giao kết hợp đồng hay khơng, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Trong trường hợp việc trả lời được chuyển qua bưu điện thì thời điểm trả lời là ngày gửi đi theo dấu của bưu điện.

c. Thay đổi, rút li, chm dt đề ngh giao kết hp đồng dân s

- Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng dân sự, nếu bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị hoặc trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị. Trong trường hợp bên đề nghị thay đổi nội dung, điều kiện của đề nghị

thì đề nghịđó được coi là đề nghị mới.

- Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự chấm dứt khi bên nhận được đề

nghị trả lời không chấp nhận hoặc chậm trả lời chấp nhận hoặc hết thời hạn trả lời, mà không nhận được trả lời của bên được đề nghị giao kết. Nếu bên được đề nghị đã trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì sự trả lời chấp nhận coi như đề

nghị mới giao kết hợp đồng dân sự.

2.1.2. Thc hin hp đồng và trách nhim do không thc hin nghĩa v theo hp đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2 TS. Đoàn Đức Lương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)