Các biện pháp bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2 TS. Đoàn Đức Lương (Trang 38 - 39)

- Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

2.2. Các biện pháp bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng

2.2.1. Khái niệm

Việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trước hết dựa vào sự tự giác của người có nghĩa vụ, song khơng phải bất cứ chủ thể nào khi tham gia vào quan hệ cũng đều tự giác thực hiện các nghĩa vụ mà họ đã cam kết. Mặt khác trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng thì yếu tố tài sản liên quan đến lợi ích của các chủ thể làm tiền

đề. Đểđảm bảo quyền chủđộng của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ khơng phụ thuộc vào hành vi của người khác và để thỏa mãn u cầu của mình khi người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không

đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, pháp luật dân sự cho phép các bên có thể

thỏa thuận các biện pháp bảo đảm.

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng được hiểu dưới hai phương diện:

- Phương din khách quan: là quy định của pháp luật cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự thỏa thuận các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ chính được thực hiện, xác định quyền và nghĩa vụ chính được thực hiện, đồng thời xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó.

- Phương din ch quan: là sự thỏa thuận giữa các chủ thể về các biện pháp bảo đảm đã được pháp luật quy định mang tính chất dự phịng

nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng bao gồm: Thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh, đặt cọc, ký quỹ, ký cược và tín chấp (phạt vi phạm khơng cịn là một biện pháp bảo đảm mà do các bên thỏa thuận như những điều khoản khác trong hợp đồng).

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2 TS. Đoàn Đức Lương (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)