Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đội ngũ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Sử dụng đội ngũ công chức cấp xã từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 26 - 31)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đội ngũ cơng chức hành chính Nhà nước bao gồm các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

1.4.1. Các nhân tố khách quan

a) Chế độ, chính sách đối với cơng chức

Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cơng chức là hệ thống các quy định do nhà nước, địa phương đặt ra để tạo nguồn và nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức. Chế độ, chính sách đối với công chức là các quy định về ưu tiên về bằng cấp, gia đình chính sách, tuyển dụng, thu hút nhân tài vào đội ngũ

21

công chức, ưu đãi, đãi ngộ... nhằm tạo điều kiện để cơng chức có điều kiện học tập, nâng cao trình độ, điều kiện bảo đảm mơi trường làm việc thuận lợi, trang thiết bị làm việc, phương tiện để thi hành cơng vụ, từng bước hiện đại hóa cơng sở, nhà công vụ; bảo đảm sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất khi công chức gặp rủi ro trong công việc, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ ốm đau, thai sản...

Chế độ, chính sách hợp lý là động lực thúc đẩy trách nhiệm của mỗi người cơng chức, tích cực phát huy tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của cơng chức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng công chức phải gắn liền với đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách. Trong đó việc đảm bảo đời sống của công chức là một yếu tố quan trọng bậc nhất của quyền lợi công chức. Đối với công chức tiền lương là sự bảo đảm về phương diện vật chất để thực thi công vụ, đồng thời cũng là sự đãi ngộ đối với họ và là yếu tố ràng buộc chặt chẽ họ với công vụ, tạo sự gắng bó lâu dài của cơng chức.

b)Thị trường lao động bên ngoài

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thị trường lao động bên ngồi có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác tuyển dụng công chức. Thực tế hiện nay cầu lao động luôn lớn hơn cung nên việc tuyển dụng công chức gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, khi nói đến thị trường lao động khơng thể khơng nói đến chất lượng lao động cung ứng, nếu chất lượng lao động trên thị trường là cao và dồi dào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng tuyển dụng. Như vậy, xét về cả quy mô và chất lượng của cung cầu lao động trên thị trường lao động đều đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tuyển dụng công chức.

c) Khen thưởng, kỷ luật công chức Về khen thưởng:

22

Trong thành công của người lãnh đạo quản lý là do hiệu suất và hiệu quả thực thi công vụ của từng cán bộ, công chức cơ quan, là sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận chuyên môn. Nhưng thực tếvới đặc điểm là hoạt động bằng ngân sách nhà nước, ràng buộc chặt chẽ về cấp bậc và chế độ chức nghiệp gần như trọn đời nên đây là một môi trường dễ nảy sinh sự trì trệ, thiếu sáng tạo trong đội ngũ cơng chức. Chính vì thế cơng tác thi đua, khen thưởng là hoạt động trực tiếp tác động đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng.

Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản về công tác thi đua, khen thưởng như Luật thi đua khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ - CP, ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật thi đua, khen thưởng, Thông tư số 02/2011/TT - BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ nội vụ về tiêu chuẩn khen thưởng....đặc biệt trong những năm gần đây không ngừng được hoàn thiện, giải quyết được những vướng mắc trong thực tế phong trào thi đua ở các đơn vị, địa phương.

Thứ hai, về kỷ luật:

Kỷ luật là việc áp dụng các biện pháp nhằm xử lý công chức mắc sai phạm trong quá trình thi hành cơng vụ, thực hiện quy chế làm việc, chất lượng công việc được giao là yếu tố khơng thể thiếu trong việc duy trì nề nếp làm việc, kỷ cương trật tự xã hội. Do đó, Chính phủ đã ban hành Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức để áp dụng thực hiện một cách thống nhất, vừa đảm bảo tính ren đe vừa đảm bảo tính giáo dục cho cán bộ, cơng chức vi phạm kye luật.

1.4.2. Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đội ngũ công chức xã bao gồm các nhân tố sau:

23

Trách nhiệm trong công tác của công chức là việc công chức phải làm trong thực thi công vụ. Công chức khi tham gia hoạt động công vụ phải tuân thủ các nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúng quyền hạn được giao.Trách nhiệm trong hoạt động công vụ là việc cán bộ, công chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó.

- Ý thức tổ chức kỷ luật của công chức

Ý thức tổ chức kỷ luật của công chức thể hiện qua việc công chức phải thực hiện tốt các nội dung cơng việc: chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị, tổ chức; không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn về sớm, không chơi games trong giờ làm việc; khơng uống rượu bia trong giờ hành chính, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực; Phải có mặt đúng giờ tại cơng sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

24

Tiểu kếtchương 1

Trong chương 1 của Luận văn, tác giả làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến các khái niệm về công chức, công chức cấp xã, đội ngũ công chức cấp xã; đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của đội ngũ công chức cấp xã. Đồng thời làm rõ các nhân tố chủ quan như tinh thần trách nhiệm; ý thức tổ chức kỷ luật của công chức để làm rõ thêm vấn đề.

Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản sẽ góp phần quan trọng vào việc sử dụng đội ngũ cơng chức xã nói chung và trên địa bàn huyện Hiệp Đức nói riêng được hiệu quảvà phù hợp.

25

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄNHUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Sử dụng đội ngũ công chức cấp xã từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)