xã của huyện Hiệp Đức
2.2.1. Quy định về sử dụng đội ngũ công chức cấp xã
2.2.1.1. Các quy định của Trung ương về sử dụng đội ngũ công chức cấp xã
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
- Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 và các nghị định hướng dẫn tổ chức thực hiện.
- Quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ,chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấnvà những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ
- Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
- Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một sốquy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
- Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ.
- Luật bảo hiểm xã hội ngày 10/11/2014.
- Chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ
36
2.2.1.2. Các quy định của địa phương về sử dụng đội ngũ công chức cấp xã
- Đề án tuyển chọn, đạo tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2016 theo Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 28/7/2011 của UBND tỉnh Quảng.
- Quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các Hội và cán bộ quản lý doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam theo Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 01/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Quy định bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo Quyết định số 104-QĐ/HU ngày 11/12/2015 của Ban Thường vụ Huyện ủy Hiệp Đức.
- Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Nam theo Quyết định 4314/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 23/5/2012 của UBND huyện Hiệp Đức ban hành Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (bao gồm cả đào tạo sau đại học và ngoại ngữ) giai đoạn 2012-2015 định hướng đến năm 2020. Lĩnh vực hoạt động của cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng là một trong những lĩnh vực quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền lực của nhà nước nhất thiết phải do pháp luật điều chỉnh. Để Nhà nước ta thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, pháp luật phải là cơ sở để hình thành nên đội ngũ cơng chức cấp xã, đồng thời là cơ sở để công chức cấp xã tiến hành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Điều chỉnh pháp luật đối với cơng chức cấp xã chính là việc nhà nước dùng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình hình thành và quản lý, sử dụng đội
37
ngũ cơng chức cấp xã làm cho nó phát triển theo hướng nhất định, phù hợp với mong muốn của nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm vai trò của đội ngũ cơng chức cấp xã, có thể thấy những văn bản quy định về công chức cấp xã đã làm nảy sinh các mối quan hệ trong quá trình hình thành và thực hiện hoạt động cơng vụ của công chức cấp xã: Quan hệ về tuyển dụng công chức cấp xã; Quan hệ sử dụng và quản lý công chức cấp xã; Quan hệ về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã; Quan hệ khen thưởng, kỷ luật công chức cấp xã; Quan hệ về chế độ, chính sách đối với cơng chức cấp xã. Nhằm điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong quá trình hình thành và thực hiện hoạt động cơng vụ của công chức cấp xã theo mục tiêu nhà nước đặt ra, nhà nước ta ban hành rất nhiều các qui phạm pháp luật. Do các quan hệ này có quan hệ chặt chẽ với nhau nên các qui phạm pháp luật điều chỉnh về cơng chức cấp xã có mối quan hệ nội tại, mật thiết, không tách rời nhau tạo thành một hệ thống thống nhất. Các quy định về cơng chức cấp xã chính là kết quả của sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ nảy sinh trong quá trình hình thành và thực hiện hoạt động cơng vụ của cơng chức cấp xã. Vì vậy có thể hiểu: Các quy định về cơng chức cấp xã là hệ thống các qui phạm pháp luật thể hiện dưới hình thức văn bản qui phạm pháp luật, do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình hình thành và thực hiện hoạt động công vụ của công chức cấp xã nhằm xây dựng đội ngũ cơng chức cấp xã có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Thực tế những quy định hiện hành và tình hình sử dụng đội ngũ cơng chức cấp xã nói chung và trên địa bàn huyện Hiệp Đức nói riêng đã thể hiện những ưu điểm và hạn chế, vướng mắc là:
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định những việc công chức cấp xã không được làm liên quan đến sản xuất, kinh doanh, nhưng chưa có quy
38
định để xử lý khi bố, mẹ hoặc vợ, con trực tiếp kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của công chức cấp xã.
- Quy định về tiêu chuẩn công chức cấp xã được chia làm 2 nhóm cơbản, nhóm 1 gồm chức danh Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã; nhóm 2 gồm 5 chức danh cịn lại. Các chức danh đều được quy định tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể, các yếu tổ này trước đây chưa được chú trọng nhưng sau khi Nghị định 34/2019 có hiệu lực yếu tố này đã sự gắn kết trong tuyển dụng, sử dụng công chức cấp xã. Tuy nhiên đối với tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã, Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Nhưng hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể nhóm ngành đào tạo phù hợp đối với mỗi chức danh công chức cấp xã để có cơ sở khi tuyển dụng, bố trí cơng việc. Do đó, một số địa phương phải vận dụng những quy định khác trong tuyển dụng công chức cấp xã.
- Thông tư 13/2019/TT-BNV cũng đã quy định về tiêu chuẩn và quy trình, hình thức, nội dung tuyển dụng tạo điều kiện cho công tác tuyển dụng được rõ ràng, khách quan hơn. Tại Điều 3 Thông tư này khơng phân biệt loại hình đào tạo giúp các cơ quan quản lý tuyển được những công chức cấp xã phù hợp, đáp ứng yêu cầu của địa phương được tuyển dụng. Tuy nhiên, một số quy định về tuyển dụng còn vướn mắc ở cấp xã như: điểm d, khoản 3 Điều 6 Thông tư 13 (Trường hợp trước khi bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã chưa phải là cơng chức cấp xã thì thời gian giữ chức vụ cán bộ cấp xã ít nhất là 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên).
- Việc bố trí kiêm nhiệm đối với những chức danh cơng chức sẽ làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn của từng chức danh. Vì các chức danh cơng chức cấp xã phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn, áp lực công việc ngày
39
càng cao, đặc biệt là phải tiếp xúc trực tiếp với người dân, một số chức danh phải xuống thôn, tổ để làm việc.
- Quy định hiện hành về khen thưởng, kỷ luật đã động viên, khuyến khích cơng chức cấp xã hồn thành tốt nhiệm vụ, đưa ra được những chế tài xử phạt để có ý thức khơng vi phạm trong q trình thực thi cơng vụ. Bên cạnh đó, việc quy định của pháp luật về kỷ luật đối với Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã, trường hợp vi phạm pháp luật bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức mà không sắp xếp được chức danh công chức khác ở cấp xã thì đồng thời giải quyết chế độ thơi việc đang có những khó khăn, vướng mắc như: cùng chức danh cơng chức cấp xã nhưng lại có hình thức kỷ luật khác nhau gây ra sự bất bình đẳng; cơng chức cấp xã vi phạm kỷ luật rất khó để sắp xếp vào chức danh khác; mỗi chức danh cơng chức cấp xã khác đều có u cầu về tiêu chuẩn, trình độ chun mơn nghiệp vụ và thơng qua thi tuyển.
- Các chế độ, chính sách tiền lương đã được pháp luật quy định khá cụ thể, tuy nhiên, hiện nay cịn thiếu đồng bộ, khơng ổn định, có điểm chưa hợp lý. Cơng chức cấp xã phải tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, thường xuyên phối hợp để giải quyết các vụ việc mâu thn trong nhân dân. Vì vậy, một sốngười có trình độ, năng lực khơng muốn trở thành công chức cấp xã hoặc công chức cấp xã xin nghỉ việc dẫn đến tình trạng thiếu cơng chức tại các địa phương..
2.2.2. Tình hình sử dụng đội ngũ cơng chức cấp xã của huyện Hiệp
Đức
2.2.2.1. Phân cơng, bố trí, sắp xếp
Các quy trình bố trí, sắp xếp cơng chức cấp xã được thực hiện công khai, dân chủ, khách quan trên cơ sở đánh giá đúng công chức, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời phát huy được vai trị, trí tuệ của tập thể trong cơng tác cán bộ. Đối với huyện Hiệp Đức việc
40
tuyển dụng, bổ nhiệm công chức được thực hiện nghiêm túc, đúng tiêu chuẩn, đúng nhu cầu, đúng người nhằm mang lại hiệu quả công việc của mỗi công chức. Từ năm 2015 đến nay đã phân công bố trí 07 cơng chức sang các chức danh cán bộ lãnh đạo, và tuyển dụng, bổ nhiệm mới 14 công chức.
Huyện ủy, UBND huyện và các địa phương luôn chú trọng công tác phân công, phân cấp quản lý để có được sự thống nhất từ huyện đến xã, qua đó đã ban hành các văn bản như Quyết định số 104-QĐ/HU ngày 11/12/2015 của Ban Thường vụ Huyện ủy Hiệp Đức ban hành Quy định bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.
Trên cơ sở quy định về số lượng cán bộ, công chức theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP, UBND huyện giao cho UBND xã rà sốt nhu cầu sử dụng cơng chức của đơn vị để đề nghị UBND huyện có bố trí, sắp xếp thơng qua kế hoạch tuyển dụng, bố trí theo số lượng và chức danh quy định.
Thực hiện Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 28/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Đề án tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2016, huyện đã xây dựng kế hoạch để tuyển chọn được 23 sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy (loại khá, giỏi) về cơng tác tại các xã, thị trấn. Nhìn chung đội ngũ này đã phát huy được năng lực, trình độ chun mơn trong thực hiện nhiệm vụ cơng vụ, các chế độ chính sách ưu đãi được tỉnh và huyện quan tâm giải quyết đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, trong quá trình cơng tác một số cơng chức chưa phát huy được khả năng áp dụng cơng việc vào tình hình thực tế của địa phương. Việc quy hoạch, bố trí vào chức danh chủ chốt chưa được phát huy, một mặc do đặc thù của địa phương khơng có chổ bố trí nhưng lại khơng chuyển thành công chức huyện được, mặc khác khả năng tiếp xúc thực tiễn một số cơng chức cịn yếu.
41
Việc tuyển dụng, bố trí cơng chức cấp xã là người dân tộc thiểu số, công chức nữ cũng đưoực quan tâm đúng mức. Với đặc thù là huyện miền núi, 03 xã có trên 75% dân tộc là người thuộc đồng bào thiểu số nên việc bố trí sắp xếp công chức làm công tác chuyên môn ở các xã được chú trọng, đa số các xã có bố trí chức danh Trưởng Cơng an, Chỉ huy trưởng Quân Sự, Tư pháp- Hộ tịch, Văn hóa- Xã hội là người đồng bào thiểu số, nhằm nắm được phong tục tập quán của người dân để vận dụng vào công việc cho phù hợp. Đối với công chức cấp xã ở huyện Hiệp Đức là nữ chiếm tỷ lệ 49,19%, với tỷ lệ nữ tương đương với nam đây là một thuận lợi trong bố trí, sắp xếp các chức danh chun mơn của cơng chức xã như Văn phịng- Thống kê, Văn hóa- xã hội, Tài chính- Kế tốn.
Việc bố trí cơng an chính quy về xã theo Đề án của tỉnh đối với huyện Hiệp Đức được triển khai thực hiện nhưng còn chậm, đến cuối năm 2018 mới bố trí được 1 thị trấn và 3 xã; số lượng được bố trí cịn thiếu (chỉ có 01 trưởng và 01 cơng an viên thường trực), cịn lại 08 xã được triển khai thực hiện trong năm 2019 và 2020. Nhìn chung đội ngũ cơng an chính quy về xã bước đầu đã cho thấy chất lượng hoạt động được nâng lên rõ rệt, các vụ việc vi phạm ANTT, TTATXH được giải quyết kịp thời, góp phần đảm bảo ổn định tình hình tại địa phương. Tuy nhiên việc bố trí sắp xếp đội ngũ cơng an xã sang các chức danh cán bộ, công chức khác hoặc giải quyết chế độ nghĩ việc của các xã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là triển khai thực hiện sắp xếp theo Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
2.2.2.2. Điều động, luân chuyển
Thực hiện công tác quy hoạch của Huyện ủy, việc điều động, luân chuyển công chức được Ban Thường vụ Huyện uỷ Hiệp Đức chú trọng, các quy trình thực hiện được đảm bảo công khai, luôn lấy quy hoạch cán bộ làm căn cứ, gắn với việc sắp xếp kiện tồn tổ chức, bố trí, sử dụng cơng chức và
42
quan tâm đến những công chức cơng tác ở vùng cao, vùng khó khăn. Các vị trí điều động, ln chuyển được thực hiện một cách phù hợp, đảm bảo yêu cầu cơng tác, trình độ năng lực, tư cách đạo đức, công chức được điều động, luân chuyểnkhi đến vị trí cơng tác khác.
Kết quả, từ năm 2015 đến nay huyện đã điều động, luân chuyển 19 lượt công chức sang các địa phương khác và trong nội bộ cơ quan. Có 04 cơng chức được bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo xã, 01 công chức xã chuyển thành công chức huyện. Sau khi luân chuyển, điều động đội ngũ này có điều kiện tiếp cận môi trường làm việc mới, tiếp tục khẳng định được khả năng của mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, công tác điều động, luân chuyển công chức cấp xã của huyện mới chỉ thực hiện ở mức độ hẹp. Luân chuyển công chức từ xã này sang xã khác trong huyện chưa nhiều; một số công chức được trí khơng sát với chuyên môn. Cụ thể chức danh cơng chức Văp phịng- Thống kê, Địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và môi trường (phụ trách Nông thôn mới). Thẩm quyền điều động, luân chuyển công chức cấp xã của UBND cấp huyện mâu thuẫn với thẩm quyền sử dụng của UBND cấp xã theo quy định (Nghị định 112/2011/NĐ-CP).
2.2.2.3. Khen thưởng, kỷ luật
Công tác thi đua, khen thưởng của huyện luôn được chú trọng, là động lực để thúc đẩy vàphát triển cán bộ, công chức, được thực hiện thường xuyên hằng năm và các giai đoạn. Công tác thi đua, khen thưởng ln phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cán bộ, công chức để thực hiện nhiệm vụ mới, đồng thời khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phong trào thi